Hiển thị các bài đăng có nhãn chung cư thu nhập thấp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chung cư thu nhập thấp. Hiển thị tất cả bài đăng

Vào 2017 sẽ có nguồn vốn dành cho người có hoàn cảnh khó khăn mua nhà

Vấn đề trên được ông Nguyễn Trần Nam "Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam" nêu ra tại Hội nghị thường vụ Ban chấp hành Hiệp hội Bất động sản Việt Nam lần thứ I diễn ra mới đây tại Phú Quốc.

Vấn đề nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp
Vấn đề nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp

Theo đó, Nguyễn Trần Nam ông cho rằng: Luật Nhà ở 2014 và Nghị định số 100/2015/NĐ-CP về phát triển, quản lý nhà ở xã hội (NOXH) của Chính phủ đã quy định hai nguồn vốn để phát triển NOXH và nhà ở thương mại giá rẻ là nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại và nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội.

Các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm cổ phần chi phối phải dành 3% tổng dư nợ của mình để cho vay mua bán nhà ở xã hội với các điều kiện ưu đãi. Nguồn vay thứ 2 được giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện. Ngân hàng này sử dụng nguồn vốn 50% từ ngân sách và 50% từ nguồn huy động để cho vay mua nhà ở xã hội với lãi suất tối đa 5%.

Thay cho gói 30.000 tỷ đồng, sẽ có thêm 2 gói cho vay không giới hạn quy mô, thời gian vay với lãi suất thấp dành cho người mua nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá rẻ. Người có nhu cầu mua nhà ở xã hội có thể hoàn toàn yên.

Tuy nhiên, mặc dù cơ chế, chính sách đã có nhưng để những cơ chế trên được áp dụng tốt trong thực tế thì cần thêm thời gian. Vốn dĩ đến thời điểm này nguồn vốn này vẫn nằm trên giấy bởi vì 3 nguyên nhân:

Đó là, quy định các ngân hàng thương mại phải tạo lập một quỹ cho vay nhà ở xã hội là ý tưởng khó thực thi. Bởi, trên thực tế các ngân hàng thương mại hiện cũng đang gặp không ít khó khăn nên việc dành vốn ưu đãi cho vay mua nhà ở xã hội sẽ là đòi hỏi thiếu tính thực tiễn.

Thứ 2 Ngân hàng Chính sách Xã hội hiện không chỉ tập trung cho vay nhà ở cho người thu nhập thấp mà còn nhiều chương trình khác như: Nông nghiệp, hướng nghiệp, phát triển kinh tế biển, hỗ trợ sinh viên… nên nguồn vốn bị phân bổ rải rác, không tập trung. Cuối cùng, các bộ, ngành liên quan như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư chưa thể đồng quan điểm được.


Xem thêm:

Về phía Hiệp hội Bất động sản, để hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội, cách đây 5 tháng Hiệp hội đã có văn bản kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Xây dựng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đề nghị triển khai các Luật cụ thể để cho ra đời nguồn vốn cho nhà ở xã hội. Mới đây, Hiệp hội có công văn tương tự gửi Thường vụ quốc hội, Uỷ Ban Kinh tế, Thường vụ Quốc hội.

Ông Nam khẳng định: “Rất có thể năm 2017 sẽ có dòng tiền dành cho phân khúc này. Bên cạnh đó, trong thời gian tới Hiệp hội BDS cũng cho ra đời thí điểm Quỹ Đầu tư Bất động sản để có một kênh huy động vốn chủ động cho thị trường bất động sản mà không phụ thuộc nguồn vốn ngân hàng. Trong đó có cả nguồn vốn dành cho người nghèo, người thu nhập thấp”.



Dân số nhập cư vào Hà Nội tăng đột biến năm 2016

Tính đến ngày 1/7/2016, thành phố Hà Nội đăng ký hộ khẩu khoảng 1.877.599 hộ, với 7.385.545 nhân khẩu. Số lượng nhân khẩu tạm trú, số lượng dân di cư tự phát vào nội thành Thủ đô những năm qua tăng đột biến. Tính đến nay, toàn thành phố có gần 70.000 hộ và 720.000 nhân khẩu tỉnh ngoài tạm trú. 

Hà Nội hiện có gần 70.000 hộ và 720.000 nhân khẩu tỉnh ngoài tạm trú.
Hà Nội hiện có gần 70.000 hộ và 720.000 nhân khẩu tỉnh ngoài tạm trú.

 Những thông tin nói trên được Chính phủ cho biết tại báo cáo gửi Quốc hội về việc 3 năm thi hành Luật Thủ đô. Trước thực trạng trên, Chính phủ đánh giá, việc quy định diện tích ở bình quân đối với nhà thuê ở nội thành để công dân được đăng ký thường trú tối thiểu là 15 m2 sàn/đầu người được triển khai thực hiện năm 2015, bước đầu hạn chế tình trạng di dân tự phát vào nội thành.

 Liên quan đến chính sách, cơ chế tài chính, ngân sách, báo cáo nêu rõ, từ năm 2013 đến nay, thành phố đã được Trung ương hỗ trợ 29 dự án hạ tầng trọng điểm, có tổng mức đầu tư (tất cả các nguồn vốn) là 107.471,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, trên địa bàn thành phố còn có 227 dự án lớn, quan trọng do bộ, ngành trung ương đầu tư, với tổng mức vốn là 191.827,5 tỷ đồng.

 Ngoài ra, trong giai đoạn này thành phố cũng đã huy động được trên 530 tỷ đồng đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân cho đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế xã hội. Đánh gía chung, Chính phủ cho rằng, việc thực hiện Luật Thủ đô bước đầu đã tập trung huy động được những nguồn lực to lớn của xã hội, tác động tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội. Nhưng, việc thi hành luật, theo Chính phủ vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc. Như, tình trạng dân số cơ học vào nội thành vẫn tiếp tục tăng trong nội thành. Lý do là do quy định tại khoản 4 điều 19 của Luật Thủ đô mới đặt ra điều kiện được đăng ký hộ khẩu của khu vực nội thành, trong khi việc đăng ký tạm trú vẫn được thực hiện theo quy định của Luật Cư trú mà không có bất cứ điều kiện ràng buộc nào.

 Chính phủ cũng nhìn nhận, vẫn còn tình trạng chấp hành chưa nghiêm pháp luật nói chung và pháp luật về Thủ đô nói riêng của một số tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc, xây dựng, giao thông vận tải, đất đai, môi trường...

 Chẳng hạn như một số vụ việc điển hình liên quan đến xây dựng tòa nhà số 8B Lê Trực, xây dựng khu Le Mont Resort & Spa tại vườn quốc gia Ba Vì; sập căn biệt thự ở 107 Trần Hưng Đạo... Một trong những nguyên nhân của các hạn chế được đề cập tại báo cáo là bộ máy quản lý còn cồng kềnh, phức tạp, thiếu sự linh hoạt.

 Chính phủ cũng nêu nhiều kiến nghị với Quốc hội, trong đó có việc sửa đổi, bổ sung khoản 4 điều 16 của Luật Thủ đô, theo hướng cho phép thành phố phát triển các khu nhà ở xã hội tập trung có quy mô tương ứng 25% diện tích đất ở hoặc diện tích nhà của các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị mới trên địa bàn.

 Quy định này thay thế cho việc phải dành diện tích quỹ đất hoặc quỹ sàn nhà ở xã hội trong từng dự án khu nhà ở, khu đô thị theo quy định của Luật Nhà ở, Luật Thủ đô. Theo quy định mới, chủ đầu tư các khu nhà ở, khu đô thị phải nộp bằng tiền tương đương với giá trị quỹ đất 25% để hỗ trợ cho việc đầu tư các khu nhà ở xã hội tập trung hoặc hỗ trợ cho đối tượng hưởng chính sách nhà ở xã hội thay vì phải dành tỷ lệ diện tích đất ở, nhà ở 25% (hoặc cao hơn) để phát triển nhà ở xã hội trong các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị mới.

Theo Vneconomy: http://vneconomy.vn/thoi-su/dan-di-cu-tu-phat-vao-ha-noi-tang-dot-bien-20161023034222295.htm