Hiển thị các bài đăng có nhãn tin tức bất động sản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin tức bất động sản. Hiển thị tất cả bài đăng

Ngoài xổ số, đối tác của Vietlott còn đầu tư nhiều dự án bất động sản ở Việt Nam

Không chỉ là đối tác kinh doanh với công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott), trước đó Tập đoàn Berjaya (Malaysia) đã đầu tư hàng loạt siêu dự án tỷ đô tại Việt Nam.

Xem thêm:



Đầu năm 2016, Tập đoàn Berjaya Berhad và Công ty TNHH MTV Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) đã được trao hợp đồng độc quyền đầu tư và vận hành một dự án xổ số điện toán. Hợp đồng trị giá hơn 210 triệu USD và có thời hạn trong vòng 18 năm, bắt đầu có hiệu lực sau 6 tháng kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận.

Tuy nhiên đây không phải là dự án đầu tiên tập đoàn này đầu tư tại Việt Nam. Cách đây gần 10 năm Berjaya đã nhận được giấy phép đầu tư cho nhiều dự án bất động sản lớn tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư khoảng gần 10 tỷ USD, trong số đó có 2 dự án lớn được đầu tư tại TPHCM.

Hàng loạt dự án khổng lồ

Từ đầu năm 2006, Berjaya đã bắt đầu thăm dò và tìm hiểu về môi trường đầu tư tại Việt Nam. Đến tháng 2/2007, Berjaya đã chính thức trở thành tập đoàn Malaysia đầu tiên nhận được giấy phép đầu tư và phát triển về bất động sản tại Việt Nam. Các dự án đầu tư của tập đoàn này luôn kèm theo một số vốn "khủng" dàn trải từ Bắc vào Nam.

Khu Đô thị mới Nhơn Trạch được xem như là một dự án điển hình cho thất bại của Berjaya
Khu Đô thị mới Nhơn Trạch được xem như là một dự án điển hình cho thất bại của Berjaya

Khu Đô thị mới Nhơn Trạch được xem như là một dự án điển hình cho thất bại của Berjaya. Ảnh: Lê Quân. Khu Đô thị mới Nhơn Trạch được xem như là một dự án điển hình cho thất bại của Berjaya. Ảnh: Lê Quân.

Berjaya khởi động việc đầu tư tại Việt Nam bằng việc phát triển các dự án ở Hà Nội. Ngoài việc đầu tư 500 triệu USD phát triển dự án khu đô thị mới Thạch Bàn (Ha Noi Garden City) thì tập đoàn này còn sở hữu hàng loạt khách sạn lớn, trong đó bao gồm 75% cổ phần khách sạn Intercontinental và 70% cổ phần khách sạn Sheraton.

Đến giữa năm 2008, doanh nghiệp này Nam tiến và đầu tư tại TP.HCM với những dự án có số vốn lớn hơn nhiều lần ở Hà Nội.

Đầu tiên là dự án Khu đô thị đại học quốc tế Việt Nam (VIUT) trở thành dự án FDI có vốn đăng ký lớn nhất từ trước đến nay tại TP.HCM với giá trị đầu tư 3,5 tỷ USD.

Tọa lạc tại xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, VIUT được xây dựng nhằm tạo ra một đô thị có diên tích 1.000 ha với sức chứa 75.000 người. Dự án với 7 phân khu chức năng, trong đó, ba khu chính chiếm diện tích lớn nhất là làng đại học quốc tế, khu trung tâm tài chính, hành chính và khu nhà ở. Quy mô khủng này thực gây nên sự chú ý cho giới đầu tư trong thời điểm đó.

Khi thông tin về “siêu dự án” VIUT còn chưa kịp lắng xuống, cuối năm 2008 tập đoàn này tiếp tục công bố một “siêu dự án” khác là Trung tâm Tài chính Việt Nam (VFC) với mức đầu tư khoảng 900 triệu USD. Dự án này tọa lạc tại quận 10 TP.HCM bao gồm 3 cao ốc với độ cao 48 tầng được sử dụng làm văn phòng làm việc, một cao ốc làm khách sạn quốc tế 5 sao.

Không chỉ dừng lại ở TP.HCM, vẫn tốc độ đầu tư nhanh như vậy, Berjaya liên tiếp giới thiệu hàng loạt dự án lớn ở Đồng Nai như Trung tâm Thành phố mới Nhơn Trạch (Nhon Trach New City Center) (2 tỷ USD), Dự án Biên Hòa City Square (230 triệu USD), Hay xa hơn là sở hữu 70% cổ phần tại Long Beach Resort tại Phú Quốc, Kiên Giang. Gần đây nhất, tập đoàn này còn đánh tiếng sẽ tìm hiểu đầu tư các dự án nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng.

Chỉ trong 2 năm 2007-2008, Berjaya đã đầu tư hàng loạt dự án lớn với tổng mức gần 10 tỷ USD tại Việt Nam. Điều này đã khiến nhiều người lo ngại về tính khả thi của các dự án. Thực tế, hệ quả là tới thời điểm này doanh nghiệp vẫn đang mắc kẹt với hàng loạt dự án đã công bố trước đó.

Phần lớn dự án đều là 'thảm họa FDI'

Các dự án đầu tư của Berjaya Việt Nam thường được chú ý bởi quy mô dự án cũng như nguồn vốn cực kỳ lớn. Tuy nhiên, tỷ lệ nghịch với số vốn công bố, các dự án này được nhắc đến như những “thảm họa đầu tư FDI” trong 10 năm qua.

Ngoài việc hoàn thiện dự án Ha Noi Garden City thông qua liên doanh, hay các khoản đầu tư gian tiếp vào các khách sạn có được những kết quả trực quan, hàng loạt “siêu dự án” ở phía Nam đã công bố dường như vẫn nằm trên giấy.

Cơ cấu nguồn vốn đầu tư vào các dự án ở Việt Nam của tập đoàn
Cơ cấu nguồn vốn đầu tư vào các dự án ở Việt Nam của tập đoàn

Đối với Khu đô thị VIUT, dường như tập đoàn này không để lại dấu ấn nào trong một thập kỷ qua. Theo báo cáo của Ban quản lý Khu đô thị Tây Bắc TP.HCM, hiện nhà đầu tư chỉ mới hoàn thành đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000, được phê duyệt tháng 5/2012. Các khâu đền bù giải phóng mặt bằng, một số hạng mục công trình ở giai đoạn 1 như khu tái định cư, nhà liền kề, nhà vườn, trung tâm thương mại... vẫn chưa được thực hiện như cam kết của chủ đầu tư. Hiện tại cả khu đất rộng lớn chỉ dùng để chăn thả gia súc.

Trung tâm Tài chính Việt Nam hiện tại vẫn chưa được khởi công và công năng chính là bãi giữ xe cho các nhà hàng xung quanh. Trong khi đó, dự án khu đô thị Nhơn Trạch bị UBND tỉnh Đồng Nai thu hồi giấy phép sau thời điểm công bố 1 năm vì nhà đầu tư không triển khai và cũng không làm thủ tục gia hạn.

Đứng trước tình trạng dự án treo quá lâu, mới đây UBND TP.HCM đã chỉ đạo các cơ quan liên quan rà soát tình hình thực hiện của dự án và đề xuất các giải pháp cho dự án này theo hai phương án: Một là tìm cách tháo gỡ khó khăn cho tập đoàn Berjaya trong việc triển khai dự án hoặc thu hồi giấy phép.

Theo nhiều chuyên gia, việc dễ dãi với những siêu dự án tỷ đô của các nhà đầu tư thiếu năng lực sẽ gây nên hậu quả nghiêm trọng. Đây là thời điểm tốt nhất để thanh lọc những dự án được cho là “thảm họa FDI” chứ không phải chiều theo các phương án mà chủ đầu tư đưa ra. Bởi lẽ chủ đầu tư nào cũng có những lý do khách quan đưa ra để bao biện cho những khó khăn của mình.

Theo: Zing News

Thấp thỏm khi dự án 'kim cương' khởi động

Dự án xây dựng lại khu tập thể 30A Lý Thường Kiệt được coi là dự án “kim cương” khi nằm trên một trong những trục đường đẹp nhất Thủ đô. Tuy nhiên, dự án bị chậm triển khai gần chục năm do chưa đạt được đồng thuận với người dân. Mới đây, chủ đầu tư bắt đầu phá dỡ nhiều hạng mục, khiến hàng chục hộ dân thấp thỏm lo lắng.

Cầu thang lên tầng 4 khu chung cư tập thể 30A Lý Thường Kiệt đã bị phá dỡ
Cầu thang lên tầng 4 khu chung cư tập thể 30A Lý Thường Kiệt đã bị phá dỡ

Cầu thang lên tầng 4 khu chung cư tập thể 30A Lý Thường Kiệt đã bị phá dỡ. Cầu thang lên tầng 4 khu chung cư tập thể 30A Lý Thường Kiệt đã bị phá dỡ. Thấp thỏm sống trên “đất kim cương”

Dự án “Xây dựng lại khu tập thể và cải tạo sắp xếp lại trụ sở làm việc tại địa chỉ 30A Lý Thường Kiệt - 33 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)” được coi là dự án “kim cương” do nằm ở vị trí đắc địa 2 mặt phố ngay giữa trung tâm Hà Nội, cách Hồ Gươm chỉ vài trăm mét. Đây cũng là một trong số ít những dự án cải tạo chung cư cũ theo hướng xã hội hoá được kỳ vọng đem lại bộ mặt khang trang đô thị. Tuy nhiên, hơn chục năm nay dự án vẫn “án binh bất động” do chưa có sự đồng thuận giữa chủ đầu tư và người dân. Trong khi vẫn còn khoảng 18/41 hộ dân vẫn còn sinh sống tại khu tập thể cũ tại địa chỉ 30A Lý Thường Kiệt, Cty CP Đầu tư tài chính Toàn cầu đã tiến hành phá dỡ công trình.

Khu tập thể vốn có 2 đường vào, nay cổng 33 Hàng Bài đã bị bịt lại chỉ còn cổng đi từ ngõ 30A Lý Thường Kiệt. Phía bên trong, khu tập thể cũ ngổn ngang gạch đá chồng lên nhau cao đến 2 mét. Một phần phía mặt tiền chung cư 3 tầng đã bị phá dỡ, trong khi những hộ dân phía còn lại vẫn đang sinh sống. Theo ghi nhận, giống như nhiều khu tập thể khác trên địa bàn Hà Nội. Khu tập thể 30A Lý Thường Kiệt đang bị người dân cơi nới “chuồng cọp”, thêm tầng để tăng diện tích sinh hoạt. Những công trình “vá víu” này ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu tòa nhà, nếu có phá dỡ không thể đoán trước điều gì sẽ xảy ra.

Trao đổi với phóng viên, bà Đoàn Thị Vân, một người dân ở đây cho biết, khu chung cư tập thể là một khối liên kết, việc đập phá, tháo dỡ công trình tại đây làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu khu nhà, gây nguy hiểm đến tính mạng của 18 hộ dân còn ở lại. Thực tế, nhiều nhà đã bị nứt tường, nứt trần… Ngoài ra, chủ đầu tư đang chuẩn bị phá ngôi nhà cao tầng sát vách với chung cư. Chung cư tồn tại gần nửa thế kỷ, làm sao chịu được nếu đứng “chơ vơ” không tựa vào công trình khác. “Đây có phải là cách chủ đầu tư ép gần 100 người dân bỏ nhà ra đi?”, bà Vân đặt vấn đề.

Bà Nguyễn Thị Thu Hà (cư dân ở tầng 3) cho biết thêm, người dân vừa đi lại vừa nơm nớp lo sợ vì cần cẩu phá nhà rầm rầm ngay trên đầu, khiến gạch vôi vữa rơi xuống. Nhà để xe bị đổ sập, sân chơi cho trẻ nhỏ ngổn ngang bê tông.

Bà Hà cho biết: Dự án đã có gần chục năm nay, nhưng đến tháng 9/2016 chủ đầu tư mới đưa người đến phá dỡ. Việc phá dỡ khiến các hộ dân đều bất ngờ, vì không được báo trước. “Đến khi các hộ dân khiếu kiện, việc phá dỡ mới được tạm dừng”, bà Hà nói. Người dân luôn đồng thuận với chủ trương của Thành phố, tuy nhiên, chúng tôi bất bình với cách làm việc của chủ đầu tư. Đến nay, chủ đầu tư vẫn chưa có một buổi làm việc trực tiếp để thống nhất phương án đền bù cho người dân.

Dự án vẫn phải chờ

Dự án 30A Lý Thường Kiệt nằm trong chủ trương cải tạo, xây dựng các chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp theo phương án xã hội hóa của TP Hà Nội. Ngày 10/01/2011, Hà Nội ra văn bản số 213 chấp thuận cho phép chủ đầu tư được thực hiện dự án. Các hộ dân cư trú hợp pháp, ổn định, lâu dài tại khu tập thể cũ này sẽ được bố trí tái định cư tại chỗ. Quy mô dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật và công trình nhà ở kết hợp với văn phòng. Có 4 tầng hầm, 1 tầng kỹ thuật với diện tích đất xây dựng 954m2 theo quy hoạch tổng mặt bằng, 55 căn hộ chung cư. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 190 tỷ đồng. Chủ đầu tư được sử dụng kinh doanh để hoàn vốn còn lại khoảng 3.000m2 diện tích xây dựng. UBND TP Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư thực hiện dự án bắt đầu từ quý I/2011, thời gian hoàn thành vào quý I/2013. Tuy vậy, đến nay dự án vẫn chưa hoàn thành khâu giải phóng mặt bằng.

Với tư cách chủ đầu tư, đại diện Cty CP Tư vấn đầu tư tài chính Toàn cầu cho biết, đã đàm phán, thỏa thuận, được 2/3 số hộ dân và các cơ quan, tổ chức ủng hộ và đã di chuyển. Thực tế, chỉ còn 40 người dân ở lại đòi quyền lợi cao hơn, chứ không phải gần 100 người như phản ánh. Trước khi phá dỡ, nhiều lần chủ đầu tư phối hợp cùng đoàn liên ngành đến để đo đạc, chụp ảnh nhà những hộ dân này để có phương án bồi thường nếu xảy ra hư hại trong quá trình phá dỡ. Tuy nhiên, các hộ dân đóng cửa, từ chối làm việc với đoàn liên ngành.

Do dự án đã chậm tiến độ quá lâu, nên chủ đầu tư xin phương án tháo dỡ theo hình thức cuốn chiếu, hộ dân nào đã di dời thì tháo dỡ khu vực đó. Đã được Sở Xây dựng chấp thuận theo văn bản số 8488 và Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận Hoàn Kiếm qua văn bản 1173. “Những hộ dân ở lại đòi quyền lợi quá cao, khoảng 200 triệu đồng/m2, thậm chí đòi đền bù cả diện tích cơi nới. Trong khi đây là dự án tái định cư tại chỗ chứ không phải dự án nhà ở thương mại nên chúng tôi không thể chấp nhận”, đại diện chủ đầu tư khẳng định.

Nguồn: Tienphong.vn (http://www.tienphong.vn/xa-hoi/thap-thom-khi-du-an-kim-cuong-khoi-dong-1078470.tpo)

Xem thêm:



Bất động sản Bắc Ninh: Làn sóng mới, xu hướng mới

Thị trường bất động sản năm 2016 đã đi quá nửa chặng đường với nhiều diễn biến bất thường so với năm trước. Khi mà các thành phố lớn đã được chú trọng đầu tư rất nhiều dự án lớn nhỏ, giới đầu tư lại tiếp tục tìm kiếm cơ hội khác tại các vùng đất mới. Điều gì sẽ xảy ra trong nửa cuối năm nay? Dưới đây là các nhận định xung quanh thị trường bất động sản trong thời gian tới.

Tổng quan thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm 2016

 Theo báo cáo của thị trường bất động sản nửa đầu năm 2016 đã có thêm 1354 doanh nghiệp thành lập mới, số vốn đạt 107.909 tỷ đồng. Chỉ với những con số đơn giản như vậy đã cho thấy sức hức vốn cực lớn của ngành kinh doanh bất động sản.

Theo Cục quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư đã chính thức công bố thông tin về thị trường mua bán nhà đất nửa đầu năm 2016, với số doanh nghiệp thành lập mới tăng 110.9% và số vốn tăng 359.1% so với cùng kỳ năm 2015. Đặc biệt, theo thống kê chung của cả nước thì doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản có số lượng thành lập mới, số vốn thành lập tăng mạnh nhất.

Thị trường bất động sản nửa cuối 2016 tiếp tục tăng trưởng
Thị trường bất động sản nửa cuối 2016 tiếp tục tăng trưởng  

Ông Nguyễn Nội - Phó cục trưởng đầu tư nước ngoài, Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư có đánh giá, thị trường bất động sản Việt Nam đang có những bước tiến vững chắc, tốc độ phục hồi nhanh vì các chính sách ưu đãi của nhà nước như ban hành thực thi luật đầu tư, luật doanh nghiệp, luật đất đai hay hỗ trợ vay tiền

Hiện nay thị trường bất động sản Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung đang rất nóng bỏng. Nhu cầu người mua đất nền, mua làm văn phòng cho thuê hoặc kinh doanh đang rất nhiều, bên cạnh đó phân khúc căn hộ cao cấp, thị trường trung và thấp cấp lượng giao dịch tăng mạnh do nhu cầu tăng cao. Điều này khiến cho làn sáng bất động sản tiếp tục dâng cao mà không có dấu hiệu sụt giảm.

Bắc Ninh - mảnh đất màu mỡ dành cho các nhà đầu tư bất động sản

Khi mà đầu tư bất động sản vào các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đang rất sôi nổi, rất nhiều dự án và công trình mọc lên, nhưng quỹ đất lại chỉ có giới hạn nên các nhà đầu tư sẽ dần chuyển dịch hướng quan tâm sang các vùng đất mới với tiềm năng phát triển mạnh. Nằm không xa thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh chính là một trong những địa điểm mới dành cho các nhà đầu tư trong tương lai gần.

Một góc ngã 6, nơi vị trí đắc địa bậc nhất tại Thành phố Bắc Ninh
Một góc ngã 6, nơi vị trí đắc địa bậc nhất tại Thành phố Bắc Ninh 


Bắc Ninh với vị trí ở gần trung tâm thủ đô Hà Nội, được nhắc đến như là một điểm đầu tư mới, hấp dẫn nhờ tốc độ phát triển kinh tế bình quân trên 10%/năm đứng tốp dẫn đầu của cả nước. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh cộng với việc phát triển công nghiệp trên hơn 10 năm qua tạo đà cho việc phát triển hạ tầng xã hội và các khu đô thị. Chính vì vậy, bất động sản Bắc Ninh sẽ tạo lên một cơn sóng trên thị trường do tại đây đã hình thành một lượng cầu cực lớn cho thị trường bất động sản nhờ vào lực lượng lao động đông đảo cũng như hàng chục ngàn cán bộ quản lý, chuyên gia làm việc trong các nhà máy, khu công nghiệp tại địa bàn Hà Nội và Bắc Ninh.

Một trong những nguyên nhân khiến Bắc Ninh hút khách nữa là trong những năm gần đây Bắc Ninh hấp dẫn các nhà đầu tư bởi tình hình kinh tế xã hội ổn định, phát triển môi trường đầu tư thuận lợi, chỉ số năng lực cạnh tranh cao.

Thành phố Bắc Ninh đang chuyển mình ngày một lớn mạnh
Thành phố Bắc Ninh đang chuyển mình ngày một lớn mạnh 


Theo “Báo cáo tình hình - kinh tế xã hội tháng 3 và quý I năm 2016” của Tổng cục Thống Kê tỉnh Bắc Ninh thì tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) quý I theo giá so sánh 2010 ước đạt 25.276 tỷ đồng, tăng 5,6% so với quý I/2015. Trong đó nhiều ngành và lĩnh vực duy trì mức tăng trưởng khá cao so cùng kỳ năm trước như: sản xuất công nghiệp (+5,1%); vốn đầu tư phát triển (+9,8%); thu ngân sách Nhà nước (+19,4%); xây dựng (+11,7%); tổng mức bán lẻ (+15,3%); chỉ số giá tiêu dùng ổn định, lạm phát được kiểm soát; quy mô các ngành dịch vụ tiếp tục được mở rộng đã góp phần ổn định về kinh tế; an sinh xã hội được đảm bảo và an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Lợi thế về giao thông hạ tầng tốt, điều kiện thiên nhiên ưu đãi, là đô thị vệ tinh của Hà Nội nên cũng được chú trọng đầu tư nhiều của Nhà Nước.

Nhờ những yếu tố về nguồn cầu, về vị trí chiến lược và định hướng phát triển, Bắc Ninh đã dần trở thành một điểm đến lý tưởng để các nhà đầu tư bất động sản tập trung nguồn lực đầu tư dài hạn.

Nguồn: Dân Trí (http://dantri.com.vn/nha-dat/bat-dong-san-bac-ninh-lan-song-moi-xu-huong-moi-20161126093326974.htm)

Lợi nhuận đầu tư không dưới 20%, doanh nghiệp Việt lại ào ào đổ tiền vào bất động sản

‘Phải nói rằng lợi nhuận trong hoạt động đầu tư bất động sản là tương đối cao’, lãnh đạo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam thừa nhận. Bất động sản đang là ‘điểm sáng nhất’ trong nền kinh tế Việt Nam khi lượng doanh nghiệp thành lập mới 10 tháng đầu năm nay đã tăng đến 93%, số vốn đăng ký tăng 213% so với cùng kỳ.

Lợi nhuận hấp dẫn từ đầu tư BDS
Lợi nhuận hấp dẫn từ đầu tư BDS


Lợi nhuận hấp dẫn đang kéo theo rất nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường bất động sản.

Nói về lợi nhuận của ngành này, TS. Trần Ngọc Quang, Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam thừa nhận lợi nhuận đầu tư trong ngành tương đối cao.

“Theo nhận định của một số nhà đầu tư khi khảo sát thị trường bất động sản ở Việt Nam, lợi nhuận của đầu tư bất động sản ở Việt Nam không dưới 20%. Đó là lý do thu hút họ tham gia vào thị trường này”.

“Nhưng nếu xác định rõ lợi nhuận bao nhiêu thì phải do sự quản lý của Nhà nước mới kiểm soát được”, ông Quang cho biết tại chương trình giao lưu trực tuyến về chủ đề Thị trường BĐS Việt Nam 2017: Xu hướng và dự báo.

Mức lợi nhuận này xê dịch tùy từng dự án, cách làm cũng như định hướng dài hạn của các doanh nghiệp.

Cũng vì mức lợi nhuận lớn, bất động sản đang là mảng thu hút cực nhiều doanh nghiệp tham gia.

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 10 tháng đầu năm 2016, bất động sản đang là lĩnh vực dẫn đầu về đăng ký thành lập doanh nghiệp mới, cả về số lượng đăng ký lẫn số vốn đăng ký.

Về số lượng đăng ký, số doanh nghiệp thành lập mới 10 tháng đầu năm tăng tới 93,5% so với cùng kỳ năm 2015. Số vốn đăng ký còn tăng khủng hơn, tới 213,5% so với cùng kỳ.
Bất động sản đang là lĩnh vực dẫn đầu về đăng ký thành lập doanh nghiệp mới. Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Bất động sản đang là lĩnh vực dẫn đầu về đăng ký thành lập doanh nghiệp mới. Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

 Đáng nói là, có khá nhiều doanh nghiệp "ngoại đạo" vì tính hấp dẫn của bất động sản mà cũng lấn sân sang ngành này. “Việc tham gia lĩnh vực nào, ngành nào là quyền tự do của doanh nghiệp… Nhưng vấn đề là các doanh nghiệp làm bất động sản một cách chuyên nghiệp thì cách làm khác với các doanh nghiệp làm bất động sản theo kiểu chỉ vì một cơ hội có dự án tham gia vào bất động sản”.

“Điều này đáng lo ngại bởi với các doanh nghiệp bất động sản chuyên nghiệp, họ coi đó là một nghề của họ, từ tính chuyên nghiệp, chất lượng sản phẩm, việc quản lý vận hành, chăm sóc khách hàng... có xu hướng bền vững và lâu dài hơn. Chính vì vậy người sử dụng sẽ được hưởng những lợi ích tốt hơn”, ông Quang giải thích.

Còn với những doanh nghiệp chỉ vì một cơ hội làm bất động sản, ông Quang cho rằng chắc chắn tính chuyên nghiệp kém hơn. Các nguồn lực để thực hiện cam kết với khách hàng, tạo ra sản phẩm phù hợp lâu dài với người tiêu dùng chắc chắn sẽ yếu hơn và người tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng.

“Nên xác định nếu vào làm bất động sản thì phải làm chuyên nghiệp, như vậy mới có những đóng góp hữu ích cho thị trường”, ông Quang nhắn nhủ.

Nguồn: TTVN (http://ttvn.vn/kinh-doanh/loi-nhuan-dau-tu-khong-duoi-20-doanh-nghiep-viet-lai-ao-ao-do-tien-vao-bat-dong-san-520162411144327285.htm)

Vào 2017 sẽ có nguồn vốn dành cho người có hoàn cảnh khó khăn mua nhà

Vấn đề trên được ông Nguyễn Trần Nam "Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam" nêu ra tại Hội nghị thường vụ Ban chấp hành Hiệp hội Bất động sản Việt Nam lần thứ I diễn ra mới đây tại Phú Quốc.

Vấn đề nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp
Vấn đề nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp

Theo đó, Nguyễn Trần Nam ông cho rằng: Luật Nhà ở 2014 và Nghị định số 100/2015/NĐ-CP về phát triển, quản lý nhà ở xã hội (NOXH) của Chính phủ đã quy định hai nguồn vốn để phát triển NOXH và nhà ở thương mại giá rẻ là nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại và nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội.

Các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm cổ phần chi phối phải dành 3% tổng dư nợ của mình để cho vay mua bán nhà ở xã hội với các điều kiện ưu đãi. Nguồn vay thứ 2 được giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện. Ngân hàng này sử dụng nguồn vốn 50% từ ngân sách và 50% từ nguồn huy động để cho vay mua nhà ở xã hội với lãi suất tối đa 5%.

Thay cho gói 30.000 tỷ đồng, sẽ có thêm 2 gói cho vay không giới hạn quy mô, thời gian vay với lãi suất thấp dành cho người mua nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá rẻ. Người có nhu cầu mua nhà ở xã hội có thể hoàn toàn yên.

Tuy nhiên, mặc dù cơ chế, chính sách đã có nhưng để những cơ chế trên được áp dụng tốt trong thực tế thì cần thêm thời gian. Vốn dĩ đến thời điểm này nguồn vốn này vẫn nằm trên giấy bởi vì 3 nguyên nhân:

Đó là, quy định các ngân hàng thương mại phải tạo lập một quỹ cho vay nhà ở xã hội là ý tưởng khó thực thi. Bởi, trên thực tế các ngân hàng thương mại hiện cũng đang gặp không ít khó khăn nên việc dành vốn ưu đãi cho vay mua nhà ở xã hội sẽ là đòi hỏi thiếu tính thực tiễn.

Thứ 2 Ngân hàng Chính sách Xã hội hiện không chỉ tập trung cho vay nhà ở cho người thu nhập thấp mà còn nhiều chương trình khác như: Nông nghiệp, hướng nghiệp, phát triển kinh tế biển, hỗ trợ sinh viên… nên nguồn vốn bị phân bổ rải rác, không tập trung. Cuối cùng, các bộ, ngành liên quan như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư chưa thể đồng quan điểm được.


Xem thêm:

Về phía Hiệp hội Bất động sản, để hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội, cách đây 5 tháng Hiệp hội đã có văn bản kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Xây dựng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đề nghị triển khai các Luật cụ thể để cho ra đời nguồn vốn cho nhà ở xã hội. Mới đây, Hiệp hội có công văn tương tự gửi Thường vụ quốc hội, Uỷ Ban Kinh tế, Thường vụ Quốc hội.

Ông Nam khẳng định: “Rất có thể năm 2017 sẽ có dòng tiền dành cho phân khúc này. Bên cạnh đó, trong thời gian tới Hiệp hội BDS cũng cho ra đời thí điểm Quỹ Đầu tư Bất động sản để có một kênh huy động vốn chủ động cho thị trường bất động sản mà không phụ thuộc nguồn vốn ngân hàng. Trong đó có cả nguồn vốn dành cho người nghèo, người thu nhập thấp”.



Đầu tư bất động sản đang dịch chuyển dần sang cửa ngõ phía Nam thủ đô Hà Nội

Thị trường bất động sản Hà Nội những năm vừa qua chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ từ khu vực phía Tây nhờ hạ tầng được đầu tư đồng bộ, trong khi đó, khu vực phía Nam lại khá im ắng, khan hiếm. Tuy nhiên, trong hơn 1 năm trở lại đây, bất động sản khu vực phía Nam bắt đầu chuyển động, hàng loạt dự án được mở bán, xóa đi “cơn khát” của người dân và nhà đầu tư.
Xem thêm:

BDS Hà Nội đang dịch chuyển sang phía Nam
BDS Hà Nội đang dịch chuyển sang phía Nam


1. Những đổi mới về hạ tầng

Giai đoạn trước đây, khi có nhu cầu mua nhà, mua căn hộ, ít người lựa chọn khu vực phía Nam Hà Nội - quận Hoàng Mai bởi hạ tầng giao thông chưa thực sự tốt, đặc biệt là tình trạng mỗi khi mưa lớn liên tục xảy ra hiện tượng ngập. Qua khảo sát của phóng viên tại một số công ty môi giới bất động sản nhận thấy, dù khu vực phía Nam có khá nhiều lợi thế như gần, cách trung tâm khoảng 5-7km, giá nhà đất khu vực này cũng “mềm” hơn so với nhiều khu vực khác nhưng khách hàng vẫn khá dè dặt.

Nguyên nhân chính do hạ tầng phát triển chậm, các tuyến đường tương đối nhỏ, trong khi đó một số dự án trong khu vực phía Đông Nam - gần chân cầu Vĩnh Tuy đã hoàn thành tạo áp lực lớn lên hạ tầng giao thông. Hiện tượng tắc đường, khói bụi khiến không ít người e ngại. Một điểm trừ nữa đối với các dự án trong khu vực này chính là thế đất trũng dễ bị ngập khi mưa to.

Chính vì vậy, khách hàng lựa chọn khu vực này chủ yếu tìm đến đất nền, trong khi đó các dự án chung cư thanh khoản khá èo uột. Các dự án lớn chủ yếu nằm chếch về phía Đông Nam. Số lượng dự án thương mại bám theo tuyến đường Giải Phóng không có nhiều…

Nhìn nhận từ phía khách hàng, chị Dương Thu Hà (tỉnh Hải Dương) cho biết: “Năm 2012, thời điểm đó tôi cũng tham khảo thị trường để tìm mua một căn hộ chung cư, tuy nhiên khu vực phía Nam Hà Nội không có nhiều dự án, đặc biệt tôi cũng chưa thực sự ưng ý vì cơ sở hạ tầng khu vực này chưa hoàn thiện, phát triển.

Đến năm nay, khi quyết định chuyển cả gia đình lên Hà Nội, tôi khá ngạc nhiên vì có nhiều sự lựa chọn tại phía Nam Thủ đô do các dự án trong khu vực này được xây dựng tương đối nhiều. Tính từ khu vực đường vành đai 3 trở lại có rất nhiều dự án với mức giá tương đối hợp lý. Gần hơn như khu vực đường Kim Đồng, Tân Mai, Giải Phóng đã có những dự án đang mở bán hoặc gần hoàn thành. Cơ sở hạ tầng thời gian tới cũng hứa hẹn có nhiều thay đổi nên tôi quyết định lựa chọn một căn hộ chung cư ở khu vực này”.

Theo thống kê chưa đầy đủ, trong hai năm trước đây, số lượng dự án căn hộ chào bán mới ra thị trường tại khu vực cửa ngõ phía Nam Hà Nội rơi vào khoảng trên dưới 5.000 căn hộ. Phần lớn căn hộ mới bán thuộc phân khúc nhà giá rẻ, dưới 20 triệu đồng/m2. Cho tới năm 2016, khu vực này mới xuất hiện dự án có quy mô tương đối lớn.

Ông Nguyễn Thành Long, Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản HTL Việt Nam cho biết, việc khánh thành Công viên Yên Sở giúp giá trị các dự án bất động sản khu vực phía Nam Hà Nội tăng đáng kể. Ngoài ra, hàng loạt dự án hạ tầng đã được phê duyệt và đang trong giai đoạn triển khai sẽ là điều kiện để giá trị bất động sản còn tiếp tục tăng. Về phía các chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản đánh giá, quyết định mua nhà tại khu vực phía Nam Hà Nội ở giai đoạn hiện nay là khá hợp lý. Với những người làm việc tại khu vực các quận trung tâm thì khoảng cách di chuyển tương đối gần. Đặc biệt, hạ tầng khu vực này đang chuẩn bị có những bước chuyển biến rõ nét. Nhiều dự án hạ tầng giao thông hoàn thành như mở rộng đường Tân Mai, Kim Đồng (vành đai 2,5), tiếp tục mở rộng đường Tam Trinh, Lĩnh Nam... Tuyến đường hiện đại nối trung tâm hành chính quận Hoàng Mai với điểm đầu đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đã chính thức được thông xe hồi đầu tháng 7. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý để UBND TP Hà Nội thực hiện dự án đường Minh Khai - Vĩnh Tuy - Yên Duyên đoạn nối từ đường Minh Khai (vành đai 2) đến đường Vành đai 2,5 dài khoảng 1,65km.

Ngoài ra, sau khi đoạn đường còn lại nối đường vành đai 2,5 với đường Lĩnh Nam sẽ được UBND quận Hoàng Mai triển khai hoàn thành trong cuối năm nay kết hợp với tuyến đường Minh Khai - Vĩnh Tuy - Yên Duyên sẽ góp phần rút ngắn đáng kể thời gian di chuyển từ khu trung tâm với khu vực phía Nam. Có thể nói, hạ tầng giao thông tại đây đang ngày càng thuận tiện nhờ sự phát triển đồng bộ hệ thống trục giao thông vành đai, xuyên tâm và các tuyến giao thông nhánh đảm bảo kết nối, giảm ùn tắc cục bộ.

2. Hợp lý về giá cả

Cùng với việc mở rộng, xây mới các tuyến đường, khả năng kết nối khu vực phía Nam đã có sự thay đổi đáng kể. Đây cũng là lý do khiến khu vực này thu hút được nhiều dự án bất động sản đầu tư trong thời gian qua. Đánh giá về tầm quan trọng của hạ tầng, Tổng Giám đốc CBRE Việt Nam ông Marc Townsend nhận định: “Sự phát triển của hệ thống hạ tầng giao thông trở thành điểm nhấn quan trọng của thị trường bất động sản. Dự án nào càng thuận tiện về giao thông thì sức hút càng lớn”.

Ghi nhận cho thấy, cùng với vị trí thuận lợi, gần trung tâm, các dự án tại khu vực phía Nam cũng đang nhận được sự chú ý của người mua nhà cũng như các nhà đầu tư bởi giá bán tương đối hợp lý. Ở phân khúc cao cấp, một dự án trên đường Tân Mai do chủ đầu tư và nhà thầu có tiếng trên thị trường thực hiện có giá mở bán khoảng 30 triệu đồng/m2 (bao gồm cả nội thất).

Trong khi đó, một dự án cũng do chủ đầu tư này thực hiện ở khu vực Thanh Xuân (gần Siêu thị Big C) mức giá đang được giao bán đã lên tới hơn 40 triệu đồng/m2. Hay như một dự án vừa được mở bán nằm trên mặt đường Giải Phóng, mức giá được chủ đầu tư đưa ra đối với căn hộ đầy đủ nội thất là 27 triệu đồng/m2.

Như vậy, với mức số tiền hơn 2 tỷ đồng, người mua có thể sở hữu căn hộ rộng 80m2. Theo nhân viên bán hàng, đây là những phân khúc nhà thuộc những dự án thương mại có nhiều ưu điểm và mức giá các đợt mở bán tiếp theo có thể tiếp tục gia tăng. Ở phân khúc thấp hơn, người mua cũng có thể lựa chọn các dự án có vị trí xa hơn, mức giá phổ biến rơi vào khoảng 17-20 triệu đồng/m2. Có thể nói, đây là mức giá tương đối hợp lý so với khoảng cách di chuyển vào trung tâm.

Ngột ngạt với chung cư "BÌNH DÂN", chung cư chất lượng kém

Mở văn phòng, cửa hàng, quán ăn trong chung cư chỉ là một nguyên nhân khiến chung cư quá tải. Việc quy hoạch chung cư dày đặc, “tiết kiệm” đầu tư thang máy... cũng khiến cư dân nhiều chung cư “ngộp thở”.

Thiếu chỗ để xe, ôtô đỗ tràn lan, ùn ứ tại khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, Hà Nội - Ảnh: TTO
Thiếu chỗ để xe, ôtô đỗ tràn lan, ùn ứ tại khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, Hà Nội - Ảnh: TTO


Không có không gian sinh hoạt chung, thiếu nghiêm trọng chỗ để xe, chợ cóc, hàng quán mọc la liệt, giao thông ùn ứ, tê liệt... Đó là tình trạng nhức nhối của hầu hết khu đô thị, chung cư cao tầng.

“Mê hồn trận” cao ốc

Từng được xem là khu đô thị đáng sống và có giá cả mua bán đắt đỏ bậc nhất Hà Nội, đến nay khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính (Cầu Giấy) đang quá tải nghiêm trọng về hạ tầng. Lúc mới khánh thành đưa vào sử dụng, toàn khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính có khoảng 2.400 căn hộ, dân số trên 10.000 người.

Do đắc địa, giá cao, hàng loạt chung cư khác liên tục mọc lên. Thay vì chỉ gần 10 block nhà, giờ toàn khu có khoảng 30 tòa cao ốc từ 10 đến trên 30 tầng, dân số cũng tăng chóng mặt.

Ngay cạnh khu Trung Hòa - Nhân Chính, khu vực quanh phố Ngụy Như Kon Tum (Q.Thanh Xuân) cũng có gần chục khối nhà cao tầng. Nơi đây đang bị quá tải nghiêm trọng về giao thông và hạ tầng xung quanh.

Nhưng kế đó, gần 10 dự án chung cư, trung tâm thương mại vẫn mọc ồ ạt, có tòa nhà cao đến 35 tầng với quy mô tới 1.600 căn hộ...

Tại một số khu vực ở TP.HCM hiện nay, các chung cư cũng lần lượt mọc lên, trong khi đường không được mở rộng. Đoạn đường Trịnh Đình Thảo từ ngã tư Kênh Tân Hóa đến ngã tư Lũy Bán Bích, phường Hòa Thạnh (Q.Tân Phú) dài khoảng 1km nhưng có đến năm dự án chung cư xây dựng san sát. Ba chung cư đã cho người vào ở.

Ông Nguyễn Văn Thủy, người dân ở đường Trịnh Đình Thảo, cho biết đường nhỏ, chỉ cần hai xe hơi tránh nhau là kẹt. “Mấy chung cư xây xong dân vô ở đông sợ kẹt nặng”, ông Thủy nói.

Trong khi đó, hai dự án khác trên đường Trịnh Đình Thảo cũng đang được chủ đầu tư gấp rút hoàn thành, dự kiến sẽ “bổ sung” cho con đường thêm gần 1.200 căn hộ. Cách đó chừng 400m, một dự án khác là Idico Tân Phú quy mô 741 căn hộ...

Còn tại khu vực đường hẻm 249 Nguyễn Văn Luông (Q.6) cũng đang chịu sức ép giao thông khi chung cư mọc lên. Trong hẻm này, có tới 8 block chung cư Him Lam với 1.452 căn hộ. Còn nhánh hẻm bên trái chung cư, dự án tổ hợp chung cư P.11 (Q.6) khoảng 1.400 căn hộ đang xây dựng...

Ám ảnh

Trong lúc các tòa cao ốc cứ mọc lên thì người dân chung cư ngày càng bị ám ảnh bởi nhiều nỗi lo. Hơn chục tòa nhà tại khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính dù tới 20-30 tầng nhưng hầu hết chỉ có một tầng hầm khiến người dân thiếu chỗ đỗ xe nghiêm trọng.

Có lúc gần nghìn ôtô để la liệt dưới lòng đường, trên vỉa hè, chạy dọc các con ngõ, vây kín các tòa chung cư. Nhiều nơi không còn chỗ cho người đi bộ. Một bức xúc khác của cư dân Trung Hòa - Nhân Chính là thang máy.

“Cả tòa thiết kế có bốn thang máy. Có khi chờ 30 phút ở tầng 1 vẫn chưa về được nhà” - bác Nguyễn Hưng Hà, một cư dân, nói trong bức xúc.

Rồi ám ảnh tắc đường khi gánh một lượng dân số lên tới hàng trăm nghìn người sinh sống, làm việc, toàn bộ khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính chỉ có hai tuyến đường, trong đó có đường nhỏ xíu, chỉ có một làn xe, quanh co, nhiều nút giao.

Một nhân viên thanh tra giao thông phân luồng tại khu vực này khẳng định “thủ phạm” gây tắc đường chính là... các tòa cao ốc. Cứ tan tầm là hàng nghìn phương tiện của các nhân viên công sở tỏa ra, đồng thời hàng nghìn phương tiện khác của chủ nhân các căn hộ về nhà...

Nỗi ám ảnh khác của cư dân các tòa cao ốc trên là hàng quán nhếch nhác bủa vây, chợ cóc mọc tràn lan, trong khi tìm đỏ mắt không có chỗ trống làm không gian vui chơi cho trẻ nhỏ.

Trong khu chung cư N02-04-05 dọc đường Lê Văn Lương (Hà Nội), dù bị lực lượng chức năng ra quân dẹp bỏ nhiều lần nhưng một chợ cóc vẫn “thoắt ẩn thoắt hiện”. Khu chung cư cao cấp Hapulico thì trong một thời gian dài mọc lên một... bến xe khách di động nhốn nháo khiến cư dân rất bức xúc nhưng không dẹp bỏ nổi.

Trong khi đó, từng được đánh giá là khu chung cư kiểu mẫu của Hà Nội với cây xanh và hồ nước rộng lớn, giờ đây khu vực bán đảo Linh Đàm (Q.Hoàng Mai) cũng quá tải nghiêm trọng.

Ngoài khu tái định cư với hàng chục khối nhà đã đưa vào sử dụng nhiều năm nay, hiện nay hàng loạt chung cư của nhiều chủ đầu tư ồ ạt được đầu tư xây dựng mới, trong đó có những khu nhà ở xã hội khiến toàn khu vực trở nên chật chội, ngột ngạt...

Mới đây, cư dân tòa nhà tại Golden Silk đã truyền nhau video cả trăm người nhốn nháo chen chân chờ vào thang máy, thậm chí có đoạn quay cảnh thang máy bị hỏng treo lơ lửng, người dân phải chui ra đu người xuống.

Không thể ngừng 
cấp phép?

Một đại diện Sở Xây dựng TP.HCM cho biết khi cấp phép xây dựng cho các dự án chung cư, cơ quan cấp phép phải đối chiếu với các chỉ tiêu kiến trúc quy hoạch như mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao... của khu vực công trình xây dựng.

Những dự án phù hợp với quy hoạch mới được giao đất, chấp thuận chủ đầu tư và cấp phép xây dựng. Mặc dù đúng quy hoạch nhưng thực tế tại nhiều khu vực trên địa bàn TP hiện nay, tốc độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội không bắt kịp tốc độ phát triển các dự án.

Theo vị này, khi dự án đủ điều kiện theo điều 91 Luật xây dựng, đảm bảo thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật thì không có cơ sở nào ngưng việc cấp giấy phép xây dựng dự án cho các chủ đầu tư.

Đại diện Sở Xây dựng nêu khó khăn hiện nay là do... sự đầu tư đồng bộ giữa các ngành giao thông, cấp nước, xây dựng. Việc chậm đầu tư khiến kết nối giao thông của các dự án vào hệ thống hạ tầng chung khó khăn.

Ông Trịnh Quang Thành, chánh văn phòng Sở Quy hoạch - kiến trúc Hà Nội, xác nhận việc quá tải về hạ tầng, giao thông, khu vui chơi, bãi đỗ xe tại các khu đô thị, chung cư là có nhưng theo ông, đó chỉ là hiện tượng, muốn xác định nguyên nhân và bản chất còn nhiều vấn đề.

Giao thông bên các tòa chung cư khu vực Trung Hòa- Nhân Chính (Hà Nội).
Giao thông bên các tòa chung cư khu vực Trung Hòa- Nhân Chính (Hà Nội). Ảnh: TTO


Ví dụ như khi thấy đường đông thì có thể là do... trùng vào dịp lễ hoặc là nơi mà dân cư dồn về sống nhiều chứ không phải do giao thông hay khu đô thị. Khó cấm được con em ở khu này mà không được phép tới khu kia đi học... Còn việc ùn tắc giao thông hay quá tải bãi đỗ xe là do nhu cầu di chuyển của người dân và do quản lý của từng khu đô thị.

Tóm lại, theo ông Thành, có rất nhiều yếu tố tổng hợp lại chứ không hẳn là do quy hoạch. Hơn nữa, quy hoạch ra nhưng không phải lúc nào cũng có tiền để làm ngay. Quy hoạch là đồng bộ cả nhà và đường, nhưng nhà làm xong mà đường chưa làm xong thì dĩ nhiên gây ra quá tải về giao thông.

Ông Thành nêu không thể đổ lỗi do quy hoạch. Quy hoạch đã tính toán hết nhưng khi triển khai và vận hành thì phải đồng nhất mọi thứ mới tránh quá tải được.

Xem thêm:


Nguồn: Tuổi trẻ online

Hà Nội ra chỉ thị cấm đặt trụ sở, văn phòng trong chung cư

Ban lãnh đạo sở KH - ĐT thành phố Hà Nội yêu cầu các doanh nghiệp không đăng ký văn phòng, trụ sở, tại khu chung cư. Tất cả các doanh nghiệp đang có trụ sở đặt tại các khu chung cư cao tầng sẽ yêu cầu chuyển đi nơi khác.

Xem thêm:



Hà Nội cấm đặt trụ sở, văn phòng trong chung cư
Hà Nội cấm đặt trụ sở, văn phòng trong chung cư


Sở KH-ĐT Hà Nội mới có văn bản chỉ thị yêu cầu các tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội không thực hiện việc đăng ký đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại các căn hộ trong các toà chung cư.

Đối với các trường hợp đã và đang đặt trụ sở tại chung cư phải thực hiện thủ tục chuyển đổi sang địa điểm khác và không phải là căn hộ trong nhà chung cư theo thủ tục quy định tại cơ quan đăng ký kinh doanh các cấp theo thẩm quyền. Sở KH-ĐT Hà Nội cũng nêu rõ các trường hợp vi phạm sẽ được các cơ quan liên quan kiểm tra và xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành/

Theo Sở KH-ĐT Hà Nội, yêu cầu trên nhằm thực hiện quy định tại Luật nhà ở năm 2014 (có hiệu lực từ ngày 1-7-2015), trong đó cấm sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở cũng như hướng dẫn tại nghị định số 99/2015/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 10-12-2015) liên quan đến quy định này.

Thị trường cạnh tranh khốc liệt, căn hộ sắp hoàn thành vẫn "vô ưu"

Không quan tâm đến vấn đề thị trường cạnh tranh khốc liệt nhiều chủ đầu tư vẫn "Tự Tại" do dự án vị trí tốt, cam kết tiến độ, nhiều điểm cộng khác nhau khiến tính thanh khoản cao không cần phải "nhiều chiêu lắm mẹo" vẫn thu hút khách hàng xuống tiền.

Xem thêm: Bong bóng BDS đang tích hơi ???

Bung hàng hàng loạt, cạnh tranh khốc liệt

 Theo báo cáo từ các đơn vị nghiên cứu thị trường, nguồn cung căn hộ tại Hà Nội vẫn không ngừng tăng lên. Tính đến tháng 7, đã có gần 11.000 căn hộ được chào bán, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2015. Tính cả các dự án đã chào bán trước đó, thị trường căn hộ Hà Nội đang có khoảng 15.750 căn hộ, lượng căn hộ này sẽ hoàn thành vào năm 2016 – 2018.

Chung cư tại Hà Nội "mọc" như nấm
Chung cư tại Hà Nội "mọc" như nấm

Bước sang tháng 8/2016, trùng với tháng Ngâu (tháng 7 Âm lich), dù lượng cung có hạn chế hơn nhưng vẫn có dự án mở bán tại nhiều quận như Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Ba Đình… Theo chu kỳ phát triển địa ốc, nguồn cung dự báo sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong thời tới, nhất là các tháng cuối năm. Cụ thể, trong thời gian tới các dự án khủng của các chủ đầu tư lớn như Vingroup, Tân Hoàng Minh, FLC… sẽ tiếp tục bung hàng.

Chính lượng lớn các dự án cao ấp ồ ạt ra mắt đang khiến thị trường bội cung căn hộ cao cấp. Trong một cuộc tiếp xúc gần đây với Hiệp hội bất động sản Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cũng bày tỏ lo ngại về phân khúc chung cư khi số lượng dự án mới được bung ra thị trường trong năm 2016 khá lớn, trong đó phần lớn là các dự án bất động sản cao cấp. Sự cạnh tranh được dự đoán sẽ hết sức khốc liệt từ nay đến cuối năm.

Đáng chú ý, trên thị trường đã xuất hiện tình trạng khách hàng dè dặt, ngần ngại khi lựa chọn sản phẩm chung cư do một số chủ đầu tư năng lực yếu, chưa làm xong móng đã tìm cách huy động vốn, hay tìm cách khuấy động thị trường bằng các chiêu trò tạo khan hàng ảo của môi giới - một hiện tượng đã từng xảy ra những năm trước khi thời kỳ thị trường bất động sản sốt nóng khiến nhiều người mất tiền oan. Những động thái xấu này cũng đang làm ảnh hưởng đến thị trường và làm nguy cơ hàng tồn kho bất động sản tăng.

Dự án sắp hoàn thành vẫn hút khách mua để… đón Tết

Dù trong bối cảnh cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt nhưng thực tế thị trường vẫn cho thấy, nhiều chủ đầu tư vẫn tương đối “thảnh thơi” do dự án thanh khoản tốt, không cần phải sử dụng các “chiêu trò” vẫn thu hút khách hàng. Trong đó, nổi bật là tại một số dự án tiến độ đảm bảo, đang trong giai đoạn bàn giao như Chung cư Discovery Complex tọa lạc tại 302 Cầu Giấy.

Hiện tại, dự án đã cất nóc từ 12/5, đang hoàn thiện mặt ngoài và hoàn thành 90% hạng mục bên trong các căn hộ. Dự án này cũng đang hoàn thiện việc sơn lót mặt ngoài, lắp đặt 2/3 khung kính khối VP và khối căn hộ và thi công lắp đặt nội thất bên trong căn hộ bao gồm hệ thống cửa, trần thạch cao bên trong căn hộ. Tiến độ thi công đã được nhà thầu Hòa Bình cam kết đảm bảo về chất lượng xây dựng cũng như tiến trình triển khai trong khi công nhân đang tập trung triển khai thi công để kịp bàn giao nhà vào đầu năm 2017.

Nhờ tiềm lực tài chính lớn nên ngay tại thời điểm này, dù đã hoàn thiện gần xong và chờ vào ở thì người mua nhà cũng chỉ phải đóng tiền đợt đầu 50%. Đây cũng là lý do khiến một dự án căn hộ cao cấp, toạ lạc tại vị trí đẹp nhất nhì Hà Nội này trở nên “hot” hơn bao giờ hết.

Chị Nguyễn Minh Anh (Quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Lựa chọn được một căn hộ ưng ý không khó, tuy nhiên, trong tình hình bất động sản như hiện nay thì việc chọn được dự án có độ tin cậy cao không phải dễ dàng. Một số khách hàng bỏ tiền mua nhà nhưng chủ đầu tư mất hút, hoặc chậm bàn giao đến vài năm. Vì vậy, tôi chỉ quan tâm đến các dự án đang hoàn thiện, chuẩn bị bàn giao và có giá thành hợp lý. Đó là lý do tôi chọn Discovery Complex bởi chỉ cần thanh toán 50% giá trị hợp đồng, gia đình tôi đã có thể nhận nhà đón Tết 2017”. Theo nhận định của giới kinh doanh bất động sản, những tháng cuối năm là “thời điểm vàng” của thị trường địa ốc. Tính thanh khoản cao hơn hẳn so với các quý trước. Đây cũng là quý mà nhiều dòng tiền ồ ạt chảy vào thị trường, tạo nên sức nóng cho thị trường bất động sản vốn đã rất sôi động.

Ngoài để ở, đa phần cho thấy lượng lớn khách hàng mua để đầu tư. Thực tế cho thấy cùng với các kênh đầu tư khác như gửi tiết kiệm ngân hàng, mua vàng, đầu tư chứng khoán… thì đầu tư vào bất động sản vẫn là một kênh đầu tư sinh lời hấp dẫn ở thời điểm hiện tại.



Theo Trí thức trẻ

Thiếu chỗ đỗ xe ô tô đang là vấn nạn cho dự án chung cư trên địa bàn Hà Nội

Tình trạng thiếu chỗ để xe ôtô hiện nay ở Hà Nội đang ngày cảng phổ biến. Tình trạng này diễn ra ở nhiều chung cư cao tầng, đặc biệt là những dự án có mật độ dân cư đông đúc. 

Thiếu chỗ để oto đang là vấn đề nan giải
Thiếu chỗ để oto đang là vấn đề nan giải


Thiếu chỗ đỗ xe không chỉ gây ra sự lộn xộn, ách tắc về giao thông, chiếm mất không gian công cộng của dự án … mà còn gây ra nhiều hệ lụy như chộm cắp, mất an ninh, gây bức xúc cho cư dân. Ngoài những ảnh hưởng nêu trên, việc thiếu chỗ để xe cũng dễ gây ra tình trạng tiêu cực, tăng giá trông xe vô tội vạ, tranh chấp chỗ đỗ xe đẫn đến kiện tụng và những sự việc xẩy ra không như mong muốn của các bên có liên quan …

Tình trạng nêu trên hiện đang tồn tại ở đại đa số dự án mà vẫn đang trong tình trạng bế tắc không có hướng giải quyết! Bên cạnh đó, tình trạng thiếu chỗ để xe ô tô ở các chung cư cao tầng được dự báo sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn, đặc biệt đến 2020 dự báo có đến 70-80% người dân sống tại các đô thị có đủ khả năng mua ô tô. Những năm gần đây, số lượng ôtô trên địa bàn thành phố liên tục tăng qua các năm, theo thống kê tăng khoảng 15% mỗi năm, một tất yếu dẫn đến tình trạng thiếu điểm đỗ nghiêm trọng.

Từ vấn đề bất cập đó, Bộ xây dựng đã quy định “các chi tiêu liên quan đến kiến trúc quy hoạch” : Cụ thể, theo quy định hiện hành về chỉ tiêu chỗ đỗ xe (ô tô, xe máy, xe đạp ) áp dụng cho công trình nhà ở chung cư: Đối với nhà ở thương mại: Cứ 100m2 diện tích sử dụng của căn hộ, phải bố trí tối thiểu 20m2 chỗ để xe ( kể cả đường nội bộ trong nhà để xe) ; Đối với nhà ở xã hội: Cứ 100m2 diện tích sử dụng của căn hộ, phải bố trí tối thiểu 12m2 chỗ để xe ( kể cả đường nội bộ trong nhà để xe). Trường hợp nhà xe đặt trong tầng hầm và nửa hầm của chung cư phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của QCVN 08:2009/BXD. Tuy nhiên, thực tế thì rất nhiều dự án nhà ở chung cư hiện nay không đáp ứng được yêu cầu này.

Đặc biệt là các dự án thuộc phần khúc thấp và trung cấp có giá tiền từ dưới 30 triệu đồng/m2 thì phần lớn không đủ chỗ để xe cho các cư dân. Những dự án có mật động dân cư dày đặc cũng gặp phải tình trạng này. Theo khảo sát của Colliers International Việt Nam, đa phần những chung cư xây dựng những năm trước đây như ở Linh Đàm, Định Công, Mỹ Đình, Trung Hòa Nhân Chính...đều gặp tình trạng này. Hay những chung cư cao cấp trước đây như The Mannor (Mỹ Đình), Pacific Place (Lý Thường Kiệt), Kinh Đô (Lò Đúc), Golden Westlake (Thụy Khuê)...dù đã tính đến giải pháp xây hầm để xe ô tô nhưng gần đây cũng gặp những tranh chấp về phí đỗ xe. Thực tế có thể bắt gặp những chung cư có mật độ dân cư cao như Đại Thanh, chung cư CT11, CT12 khu đô thị Kim Văn Kim Lũ, chung cư Xa La….thì ngay cả không gian chung của chung cư theo quy hoạch là vườn hoa, khu vui chơi cho trẻ thường thấy cảnh xe ô tô “chiếm chỗ”, tuy nhiên vẫn không thể đủ chỗ để xe cho cư dân được, mặc dù hầm gửi xe chỉ để đỗ xe máy! Còn cư dân sống tại các khu chung cư này có ôtô hầu hết đều phải gửi ở bãi xe ngoài. Khả quan hơn thì phần lớn các dự án chung cư hiện nay cũng chỉ đáp ứng được chỗ để xe ôtô cho khoảng 20%-30% trên tổng số căn hộ. Để khắc phục tốt hơn tình trạng này, nhiều dự án BĐS mới đã bắt đầu tính đến giải pháp chỗ đỗ xe ô tô cho cư dân. Không chỉ những dự án BĐS cao cấp, ngay cả dự án chung cư ở phân khúc trung bình như dự án nhà ở cho cán bộ Thông Tấn Xã Việt Nam, chủ đầu tư cũng tính đến vấn đề chỗ để xe. Thấy được vấn nạn thiếu chỗ để xe ở nhiều chung cư quanh khu vực như Linh Đàm, Kim Văn Kim Lũ, chủ đầu tư này đã chú trọng đến giải pháp đỗ xe ô tô. Quy mô dự án gồm 03 tòa cao 21 tầng với tổng số 720 căn hộ. Diện tích hầm để xe là 10.500m2. Tính bình quân mỗi căn hộ có khoảng 14,5m2 để xe ( tính cả đường nội bộ trong nhà để xe). Chung cư này nằm ở phân khúc trung bình với giá khoảng 18 triệu đồng/m2 (đã bao gồm VAT, nội thất cơ bản và phí bảo trì).

 Nhiều dự án chung cư cao cấp ở trung tâm như Vinhomes D’Capital Trần Duy Hưng, Sunshine Centre, Vinhomes Metropolis Liễu Giai, Sun Grand City Thuy Khue Residen, Chung cư số 3 Lương Yên…đều được xây từ 3 đến 4 tầng hầm để xe. Nhìn chung, vấn đề chỗ để xe ô tô ở chung cư hiện nay vẫn còn khá nan giải, chưa có giải pháp nào hữu hiệu. Mới đây Hà Nội đã có quy định, tất cả các dự án nhà cao tầng phải có tối thiểu 3 tầng hầm nhằm giảm áp lực hạ tầng cho thành phố. Đây được xem là động thái nhằm khắc phục tình trạng nan giải hiện nay.

Theo Trí thức trẻ

Gần 1,3 tỷ đồng mỗi mét vuông đất khu phố cổ Hàng Trống, Hàng Hành

Mỗi m2 đất mặt tiền hai tuyến phố cổ Hàng Trống, Hàng Hành phố cổ Hà Nội đang được chào 1,25 tỷ đồng, trong khi mức giá cao nhất đã từng giao dịch thành công xấp xỉ một tỷ đồng mỗi m2.

Một mét vuông đất mặt tiền phố Hàng Hành được giao dịch cao nhất với giá 1,25 tỷ đồng. Ảnh: Diệu Huyền

Công ty Gạch Vàng - đơn vị cung cấp dữ liệu định giá đất dựa trên thuật toán và tương tác của hơn 2 triệu lượt người tìm kiếm mỗi tháng vừa công bố nghiên cứu mới về top 10 tuyến đường có giá đất cao nhất thủ đô. Kết quả của báo cáo cập nhật đến ngày 10/11/2016, cho thấy các tuyến phố có giá đất dẫn đầu thị trường Hà Nội đa phần nằm trong phố cổ. Theo nghiên cứu này, trong top 10 tuyến đường có giá đất dẫn đầu thủ đô thì có đến 9 tuyến đường thuộc quận Hoàn Kiếm. Hàng Trống, Hàng Hành là 2 phố có giá đất mặt tiền ngang ngửa nhau và cùng dẫn đầu TP Hà Nội. Giá thương lượng cao nhất ghi nhận được trong hơn 10 tháng qua lên đến 1,25 tỷ đồng mỗi m2, giao dịch thành công phổ biến ở ngưỡng một tỷ đồng mỗi m2, mức bình quân đạt 750 triệu đồng và thấp nhất khoảng 635 triệu đồng một m2.

Xếp vị trí thứ ba là đường Phan Chu Trinh ghi nhận 741,6 triệu đồng mỗi m2. Phố Nguyễn Biểu thuộc quận Ba Đình, xấp xỉ 730 triệu đồng. Chốt chặn ở vị trí cuối cùng của top 5 là tuyến đường Bảo Khánh được định giá 700 triệu đồng mỗi m2. Những vị trí xếp thứ sáu đến cuối top 10 lần lượt là các phố Hàng Cá (663,3 triệu đồng mỗi m2), Hai Bà Trưng (634,4 triệu đồng), Nhà Chung (600 triệu đồng), Nguyễn Hữu Huân (582,3 triệu đồng), Độc Lập (580 triệu đồng). Ngoài ra, đơn vị này còn cung cấp top 5 quận có giá đất cao nhất Hà Nội dựa trên phương thức tính giá bình quân. Quận Hoàn Kiếm là địa bàn dẫn đầu, ghi nhận 349,7 triệu đồng mỗi m2, bỏ xa các vị trí còn lại. Xếp thứ hai là quận Ba Đình đạt 170 triệu đồng mỗi m2. Quận Đống Đa và Hai Bà Trưng lần lượt giữ vị trí kế tiếp, có giá 139,7-121,2 triệu đồng mỗi m2. Quận Cầu Giấy nằm cuối top 5 với trên 106 triệu đồng mỗi m2.

Năm 2015, bảng giá đất của TP Hà Nội được phê duyệt và có giá trị trong 5 năm (2015 - 2019), khung đất thuộc quận Hoàn Kiếm đạt mức kịch trần theo quy định của Chính phủ, có giá cao nhất 162 triệu đồng mỗi m2. Tuy nhiên, so với giá rao bán và giao dịch thực tế, đây được xem là mức quá thấp.

Ông Nguyễn Đăng Thắng, Giám đốc Sàn bất động sản Nhà đất Hạnh Phúc, đơn vị chuyên về phân khúc này cho biết, tại Hà Nội, khu vực gần hồ Hoàn Kiếm là mức giá bất động sản đang được rao bán và giao dịch ở mức cao nhất. Theo đó, tại một số con phố như Hàng Hành, Bảo Khánh... gần đây được rao giá khoảng 1,2 tỷ đồng mỗi m2. Mức đã giao dịch thành công chỉ thấp hơn một chút, khoảng 1,1 đến 1,150 tỷ đồng một m2. Các con phố khác như Hàng Trống, Phan Chu Trinh... mức giá có "mềm" hơn một chút nhưng cũng không dưới một tỷ đồng. "Mức giá còn phụ thuộc vào diện tích lô đất, chiều rộng của mặt tiền và giá trị công trình xây dựng trên khu đất. Những lô đất nhỏ giá mỗi m2 càng cao hơn và ngược lại", ông Thắng cho hay. Cũng theo lãnh đạo sàn này, so với cùng kỳ năm ngoái, giá mặt phố cổ đã tăng khoảng 10-15%. Còn nếu so với khoảng 3 năm trước, mức giá một số nơi đã tăng tới 30%. Cùng với việc tăng giá, theo ông, tình hình giao dịch cũng khả quan hơn khi nguồn cầu gia tăng gấp đôi so với 2 năm trước.

"Khách hàng mua các tài sản này đa số là sở hữu cá nhân. Đôi khi mức giá bên bán đưa ra cao đến tưởng như vô lý nhưng bên mua vẫn chấp nhận và giao dịch diễn ra khá nhanh", ông Thắng cho hay. Ông cũng cho biết, đơn vị này đang được hơn 100 khách hàng có nhu cầu tìm kiếm nhà mặt phố cổ để mua, con số cao gấp nhiều lần so với khoảng 3 năm trước.

Theo khảo sát của PV, hiện bất động sản tại một loạt khu vực như phố Bảo Khánh, Hàng Trống, Hàng Dầu, Cầu Gỗ, Hàng Gai, Hàng Buồm, Đinh Tiên Hoàng... đang có mức giá rao bán cao nhất, trên một tỷ đồng mỗi m2.

Một chuyên gia nhận định, nếu như tại TP HCM, giá bán trên một tỷ đồng mỗi m2 chỉ ghi nhận ở một vài vị trí cá biệt như khu vực phố đi bộ Nguyễn Huệ thì tại Hà Nội, mức giá bán như vậy nằm rải rác trên địa bàn rộng hơn.

"Mức giá 1,2 tỷ đồng một m2 tại TP HCM chủ yếu ghi nhận với những khách hàng, nhà đầu tư mua gom nhiều lô đất để phát triển dự án lớn. Còn tại Hà Nội, mức giao dịch trên chủ yếu là những khách hàng cá nhân", chuyên gia này đánh giá.


Xem thêm:




Theo Ngọc Tuyên (Vnexpress)

Bất động sản cuối năm tăng nhiệt vì nguồn cung lớn kèm theo khuyến mại khủng

Thị trường bất động sản tại Hà Nội có phần chậm nhịp do tháng Ngâu thì những tháng cuối năm thị trường đang dần tăng nhiệt trở lại với nguồn cung căn hộ lớn kèm theo các gói kích cầu khác nhau từ các chủ đầu tư.


Dự án bất động sản nóng dần vào cuối năm
Dự án bất động sản nóng dần vào cuối năm


 Thị trường nhà ở tại Hà Nội quý cuối năm 2016 dự báo đón nhận nguồn cung cực lớn, với khoảng 13.000 căn hộ mới gia nhập thị trường. Với nguồn cung khổng lồ này, để hút khách mua nhà buộc các chủ đầu tư phải có nhiều chính sách bán hàng ưu đãi, có chủ dự án tặng quà lên tới hàng tỷ đồng. Mua nhà tặng ô tô là chiêu khuyến mại được nhiều dự án cao cấp áp dụng. Có thể kể đến chương trình mua căn hộ Sunshine Riverside (Tây Hồ, Hà Nội) có cơ hội nhận được xe Mercedes C250 trong buổi mở bán đầu tiên của dự án này vào ngày 15/11 sắp tới. Ngoài chương trình này, để hút khách, Sunshine còn áp dụng hàng loạt những chương trình chiết khấu đi kèm hay bốc thăm giảm giá căn hộ.

 Tại phân khúc thấp hơn, có giá bán khoảng 18 triệu đồng/m2, chủ đầu tư dự án Gelexia Riverside ở Tam Trinh, Hoàng Mai, Hà Nội. Hấp dẫn khách mua nhà ngay từ ngày ra mắt dự án khi đưa ra các phần quà ý nghĩa để khách có cơ hội nhận khi bốc thăm như xe máy SH trị giá 70 triệu đồng, điện thoại Iphone 7....thậm chí tặng ngay 2 chỉ vàng SJC. Nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn vào dịp cuối năm được các chủ đầu tư áp dụng.

Chẳng hạn như tại Vinhomes Metropolis, ngoài việc được miễn phí quản lý 10 năm, khách hàng còn được hỗ trợ vay vốn lãi suất 0%. Điều này cũng được lặp lại tương tự tại dự án Vinhomes Gardenia Mỹ Đình. Tại dự án Muberry Lane khi CapitaLand – Hoàng Thành, để đẩy hàng đợt cuối chủ đầu tư đã mạnh tay tung ra 3 gói ưu đãi khủng gồm: cam kết cho thuê 480 triệu, chiết khấu 8% khi thanh toán nhanh, cộng thêm 1,5% cho khách hàng hiện hữu và miễn phí một loạt phí dịch vụ (phí quản lý, dọn nhà 1 năm, đi taxi 1 năm…). Ngoài ra, các dự án có chính sách hấp dẫn như: Dự án tại số 3 Lương Yên, Sun Grand City Ancora số 3 Lương Yên, Sun Grand City Thụy Khuê Residence... là những dự án điển hình.

 Mặc dù nguồn cung tăng mạnh kéo theo sự cạnh tranh mạnh mẽ trong hoạt động bán hàng tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia thì giá căn hộ tại Hà Nội sẽ không giảm mà trái lại sẽ có xu hướng tăng lên. Bà Đỗ Thu Hằng, Phó giám đốc của Bộ phận nghiên cứu Savills Hà Nội nhận định, trong quý cuối năm và năm 2017, giá phân khúc căn hộ cũng như biệt thự, liền kề sẽ tiếp tục có những diễn biến tích cực. Cũng theo bà Hằng, với phân khúc căn hộ nếu như trước đây còn lo ngại về vấn đề tồn kho thì hiện nay thị trường hướng đến đầu tư căn hộ cho thuê nên tình trạng này sẽ không xảy ra.

 Cùng chung quan điểm với bà Hằng, Bà Nguyễn Hoài An Giám đốc bộ phận Nghiên cứu CBRE cũng cho rằng, thị trường địa ốc trong những tháng cuối năm được dự đoán tiếp tục diễn biến khả quan. Cả 2 hoạt động bán hàng và mở bán có thể tiếp nối đà tăng trưởng. Nhiều dự án sẽ tiếp tục ra hàng trong quý cuối năm và nằm rải rác tại các khu vực đang phát triển trong thành phố. Cùng với nguồn cung tăng lên, các chủ đầu tư cũng linh hoạt hơn trong hoạt động bán hàng. Dù có cái nhìn khá khả quan về giao dịch cuối năm, nhưng các chuyên gia cũng khuyên khách hàng nên có sự chọn lựa kỹ khi chọn mua các sản phẩm BĐS.

Ngoài các chương trình ưu đãi hấp dẫn, người mua cũng nên lưu ý đến giá trị thực của dự án như tiến độ, chất lượng, uy tín chủ đầu tư, tình trạng pháp lý… tránh tình trạng rủi ro đầu tư không đáng có.


Ủy ban Giám sát: Kiểm soát vốn vào bất động sản để tránh bong bóng

Tại hội thảo Tổng quan thị trường tài chính 2016 do Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (NFSC) tổ chức ngày 10/11, lãnh đạo Ủy ban ​này cho biết tín dụng năm nay dự kiến tăng khoảng 18-19% và việc phân bổ vốn vào thị trường đã hợp lý, thực chất hơn.


Tuy nhiên, lãnh đạo Ủy ban Giám sát cũng băn khoăn dòng tín dụng này phải xem lại ​vì đang chảy nhiều vào bất động sản, mặc dù vốn trong lĩnh vực này năm nay chỉ tăng 12% (năm ngoái tăng 28%). 

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ



Cần tránh vốn đi vào bất động sản
​Tại hội thảo, Phó chủ tịch Uỷ ban Giám sát Trương Văn Phước cho biết cơ quan này đánh giá cao chính sách tiền tệ trong năm 2016 với việc giữ ổn định lạm phát.Theo ông Trương Văn Phước, nhìn dưới góc độ tiền tệ, năm 2016 đã có độ nới lỏng, mức đó rất cần thiết, M2 tăng khoảng 13% (năm 2015 là 10%).Lãi suất cho vay bình quân khoảng 8,5%, trong mấy tháng cuối năm lãi suất đã giảm nhiều theo chỉ đạo của Chính phủ và nỗ lực của ngành ngân hàng, tuy nhiên lãi suất huy động vẫn ở mức cao trong bối cảnh lạm phát đang có xu hướng tăng. Đó là chưa kể trong đầu năm 2017 tới, tỷ lệ an toàn theo chuẩn của Ngân hàng Nhà nước cũng buộc các tổ chức tín dụng nghiêng về việc huy động vốn dài hạn.Về thị trường ngoại hối, với việc tăng tỷ giá trung tâm 1%, dự trữ ngoại hối đến nay đạt khoảng 40 tỷ USD, ông Phước cho rằng đây là thành công trong chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam.Lãnh đạo Ủy ban Giám sát cũng cho biết, cơ cấu nguồn vốn huy động đã có chuyển biến tốt. Huy động vốn từ dân cư, doanh nghiệp tăng 3%, làm giảm đi vốn vay mượn qua lại giữa các ngân hàng với nhau. Chính vì lẽ đó, việc chưa tăng vốn chủ sở hữu làm cho cơ cấu vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn giảm xuống.

Trong tổng nguồn vốn, năm ngoái 100 đồng có 7 đồng vốn chủ sở hữu thì nay chỉ còn 6,6 đồng. Về tài sản có, năm ngoái tổng vốn cung ứng cho nền kinh tế là 73% nay tăng lên 78%... cho thấy hệ thống ngân hàng đã tăng lượng vốn sử dụng trong nền kinh tế.Về tín dụng, ước tính tín dụng năm nay tăng 18-19%, Ủy ban Giám sát cho rằng mức này là tương đối lớn, việc phân bổ vốn hợp lý và thực chất hơn. Tuy nhiên lãnh đạo Ủy ban này cho rằng phải xem lại tín dụng cho vay bất động sản, mặc dù trong năm nay chỉ tăng 12% (năm ngoái tăng 28%) nhưng tín dụng tiêu dùng lại tăng gần 40%, trong đó có một nửa liên quan đến mua nhà ở.

"Nhìn tổng thể có chuyển biến tích cực trong việc phân bổ vốn cho sản xuất kinh doanh nhưng phải lưu ý vốn đi vào bất động sản để tránh bong bóng như những năm trước," ông Phước lưu ý.

Đối với nợ xấu, hệ thống ngân hàng dự tính sẽ xử lý khoảng 100.000 tỷ đồng, trong đó nợ chuyển sang Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) với liều lượng ít hơn năm ngoái, chỉ chiếm khoảng 20%. Phần còn lại, các ngân hàng sẽ phải tự xử lý thông qua thu đòi nợ hoặc bán bớt tài sản...Mức sinh lời của toàn hệ thống ngân hàng năm nay ước khoảng 120.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, vì nợ xấu nhiều nên các nhà băng phải trích lập 70.000 tỷ đồng nên số lợi nhuận sau thuế ước chừng còn khoảng 40.000 tỷ đồng. Số còn lại là các chi phí cho thấy nợ xấu vẫn là một gánh nặng.Còn nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thúy thì cho rằng, cách xử lý nợ xấu hiện nay vẫn cần phải cân nhắc lại. Theo ông Thúy, quan điểm không dùng ngân sách để xử lý nợ xấu của doanh nghiệp Nhà nước, nợ xấu của ngân hàng thương mại vốn Nhà nước là không hợp lý.

GDP năm 2017 có thể đạt 6,7%

Báo cáo của NFSC cũng cho rằng, tác động tiêu cực của kinh tế thế giới trong năm 2016 đến kinh tế Việt Nam như: kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm hơn so với dự báo; tăng trưởng thương mại đạt mức thấp; giá dầu thô và nông sản giảm mạnh; cùng với hạn hán, thiên tai do tác động của biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên theo NFSC, tăng trưởng kinh tế trong năm 2016 được hỗ trợ tích cực từ hệ thống tài chính với tổng nguồn vốn cung ứng cho nền kinh tế tăng 15,1% so với năm 2015, tương đương 170% GDP. Lòng tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước tăng mạnh. Thị trường chứng khoán tăng gần 20%; vốn hóa thị trường đạt 38% GDP so với 32,4% năm 2015; đầu tư gián tiếp tăng trên 20%.

Chủ tịch NFSC Vũ Viết Ngoạn đánh giá, một trong những điểm sáng trong điều hành chính sách vĩ mô 2016 là thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt, nhân tố chủ đạo hỗ trợ cho doanh nghiệp, góp phần ổn định thị trường tài chính, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn đảm bảo lạm phát ổn định.

Dự báo cho năm 2017, NFSC cho rằng, tăng trưởng kinh tế sẽ được cải thiện khá nhờ cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, tạo xung lực mới cho khu vực tư nhân. Nhờ vậy, khu vực này sẽ trở thành động lực chính của năm 2017 do giá năng lượng và nông sản thế giới được dự báo phục hồi. Do đó, NFSC dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2017 có khả năng đạt mức 6,7%.

Tuy nhiên, NFSC chỉ rõ nền kinh tế trong năm 2017 sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, trước hết từ môi trường kinh tế thế giới tiềm ẩn nhiều yếu tố bất định; TPP bị trì hoãn thông qua: giá năng lượng và hàng hóa chủ chốt vẫn còn biến động thất thường; chính sách tiền tệ phi truyền thống của các nền kinh tế lớn còn có thể dẫn đến những diễn biến khó lường đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài./.

Nguồn: Internet

Bùng nổ cuộc đua ra mắt căn hộ mới vào dịp cuối năm

Hiểu được tâm lý dành tiền mua nhà vào dịp cuối năm, nhiều chủ đầu tư bất động sản tại Hà Nội tung ra ồ ạt các sản phẩm căn hộ mới đem đến nhiều sự lựa chọn cho khách hàng.

Cuộc chạy đua chiếm thị phần Bước qua quý III với diễn biến có phần chững lại do gặp tháng Ngâu, ngay trong tháng đầu quý IV cuối năm thị trường bất động sản đã có sự sôi động. Ghi nhận tại thị trường Hà Nội hàng loạt dự án của “ông lớn ông bé” đua nhau bơm nguồn cung vào thị trường.


Khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn vào dịp cuối năm 


 Theo nhận định của Savill Việt Nam, quý IV/2016, thị trường căn hộ Hà Nội đón nhận nguồn cung cực lớn, với khoảng 13.000 căn hộ mới gia nhập thị trường. Đánh giá về thị trường địa ốc trong những tháng cuối năm, báo cáo của CBRE cho biết: Trong tương lai, thị trường được dự đoán tiếp tục diễn biến khả quan trong quý cuối cùng của năm 2016. Cả 2 hoạt động bán hàng và mở bán có thể tiếp nối đà tăng trưởng. Thời gian vừa qua, thị trường sôi động trên nhiều phân khúc đặc biệt là phân khúc căn hộ chung cư với nguồn cung dự án mới tập trung chủ yếu ở ba khu vực chính gồm khu vực phía Tây, phía Nam và khu vực Hồ Tây.

Tại khu vực phía Tây, Tập đoàn Tân Hoàng Minh góp mặt với dự án “mới tinh” trên thị trường như khu căn hộ D.Capital. Khu vực đường Phạm Hùng - Cầu Giấy đón nhận thêm nguồn cung từ dự án Sunshine Center của Tập đoàn Sunshine Group, khu vực Lương Yên có chung cư số 3 Lương Yên - Ancora của Sun Group.

 Sau 4 năm “ở ẩn”, Tập đoàn Nam Cường cũng chọn thời điểm này để trở lại với chung cư AnLand với khoảng hơn 500 căn hộ thuộc khu đô thị Dương Nội. Thời điểm cuối năm được coi là thời điểm “vàng” sóng thanh khoản tốt nhất trong năm khiến cuộc đua tăng tốc về doanh số của các công ty bất động sản càng trở nên hấp dẫn. Thị trường cũng có sự chuyển dịch sang phía Nam với nguồn cung lớn được tung ra. Cùng với loạt căn hộ cao cấp được bơm mới, thị trường đón nhận thêm dự án với mức giá trung bình từ 17-20 triệu đồng/m2.

Tại khu vực cửa ngõ phía Nam dự án Tứ Hiệp Plaza (huyện Thanh Trì) mới được chủ đầu tư là Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ tổng hợp Vinh Hạnh ra mắt thị trường vào đầu tháng 10/2016 với giá từ 17 - 18 triệu đồng/m2. Đầu tháng 11 vừa qua, dự án Gelexia Riverside (quận Hoàng Mai) với khoảng 2.000 căn hộ đã được giới thiệu ra thị trường với giá khởi điểm từ 18 triệu đồng/m2. Đây là Dự án do Công ty Đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản HTL Việt Nam, một đơn vị thành viên của Tập đoàn Geleximco làm chủ đầu tư. Nhận định về thị trường hiện nay, ông Nguyễn Thành Long, Tổng giám đốc Công ty HTL cho biết, diễn biến thị trường thời gian gần đây cho thấy, nhu cầu về căn hộ trung và bình dân của thị trường khá lớn. Tuy nhiên, việc lệch pha cung – cầu của phân khúc này khiến thị trường bất động sản Hà Nội luôn trong tình trạng thiếu nguồn cung căn hộ có giá bán trên 1 tỷ/đồng, phù hợp với thu nhập của đại bộ phận khách hàng có nhu cầu ở thực và cũng rất phù hợp với gia đình trẻ.

Như ở dự án Gelexia Riverside lễ mở bán đã thu hút 500 khách hàng đến tìm hiểu điều đó cho thấy nhu cầu của người dân là rất lớn. Nắm bắt tâm lý người dân sẽ bung tiền tiết kiệm để mua nhà dịp cuối năm đây cũng được coi là thời điểm “vàng” sóng thanh khoản tốt nhất trong năm khiến cuộc đua tăng tốc về cuối năm càng trở nên hấp dẫn. Giá nhà cuối năm có tăng? Nỗi lo tăng giá nhà cuối năm là một trong những vấn đề được khách hàng đặt ra trước khi quyết định “xuống tiền” tại thời điểm này. Trên thực tế, giá bán tại nhiều dự án đã có xu hướng tăng lên. Như tại dự án Tứ Hiệp Plaza ra mắt thị trường đầu tháng 10/2016 với giá từ 17 - 18 triệu đồng/m2. Thế nhưng, hiện mức giá hiện nay đã tăng thêm 5%, lên mức 18 - 19 triệu đồng/m2. Hay tại dự án Gelexia Riverside, sau lễ giới thiệu có trên 350 khách đặt mua thành công với giá khởi điểm từ 18 triệu đồng/m2, dự án hiện đã tăng thêm khoảng 3%. Theo báo cáo của Jones Lang LaSalle (JLL) Việt Nam, dự báo nguồn cung dồi dào trong quý cuối năm với lượng hoàn thành mới dự kiến đạt hơn 11.000 căn trong quý 4/2016, với gần 70% trong số đó sẽ đến từ các dự án căn hộ trung cấp.

Lượng mở bán mới dự báo đạt hơn 10.000 căn trong quý cuối năm, với các đợt mở bán tiếp theo từ các dự án hiện hữu sẽ chiếm khoảng 50-60%. “Lượng cầu dự kiến sẽ tiếp tục đạt cao nên lượng bán dự báo sẽ tiếp tục tăng, đến từ cả các những người mua để đầu tư và mua để ở nhưng sẽ tiếp tục phụ thuộc mật thiết vào nguồn cung mới. Giá bán sẽ còn tăng thêm”, JLL dự báo. Tuy nhiên, theo báo cáo mới nhất của Cục Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng) thì lượng cung trên thị trường vẫn tập trung tại phân khúc căn hộ trung và cao cấp, trong khi lượng cung căn hộ phân khúc bình dân không nhiều.

Nguồn cung các dự án nhà ở giá rẻ và nhà ở xã hội trong giai đoạn này vẫn từ các dự án đã triển khai từ đầu năm. Về giá căn hộ tại các dự án không có nhiều biến động. Đối với phân khúc trung – cao cấp, hiện tại số lượng nguồn cung căn hộ phân khúc này nhiều tuy nhiên thị trường không giảm giá bán trực tiếp mà thay vào đó là các hình thức khuyến mại, chiết khấu, ưu đãi từ các chủ đầu tư nhằm thu hút khách hàng. Thực chất đó cũng là động tác giảm giá kích cầu. Với nhà ở liền kề, biệt thự giao dịch chủ yếu tại thị trường thứ cấp nên giá bán cũng không có nhiều thay đổi.

 Do đó, Cục Quản lý nhà dự báo, thị trường bất động sản tiếp tục duy trì ổn định, giá không có nhiều biến động. Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục dư thừa nguồn cung căn hộ cao cấp, thiếu nguồn cung nhà bình dân.

 Theo Vietnamnet

Nine South estates - Phong cách sống resort đích thực

Khi các khu vực thuộc trung tâm thành phố ngày càng đông đúc, chật chội và ồn ào, chất lượng không khí và không gian sống cũng bị ô nhiễm, ngày càng nhiều người chủ động chuyển sang các khu vực yên tĩnh và thoáng đãng hơn như Quận 2 và Quận 7, để tận hưởng không khí trong lành, nhịp sống yên ả và thư thái hơn sau một ngày dài bận rộn. 


Câu lạc bộ Thể thao và Giải trí, không gian chung lý tưởng cho các cư dân Nine South estates
Câu lạc bộ Thể thao và Giải trí, không gian chung lý tưởng cho các cư dân Nine South estates (Ảnh phối cảnh)

Chính vì thế, nhu cầu sở hữu những căn biệt thự sang trọng, đẳng cấp, tiêu chuẩn resort cũng ngày càng gia tăng. Tọa lạc tại phía Nam Sài Gòn , khu biệt thự Nine South estates hiện chỉ còn 12 căn biệt thự bên sông đang chờ những chủ nhân sành điệu, muốn tìm đến không gian sống giữa nhịp sống tất bật của thành phố hiện đại, đồng thời phù hợp với xu hướng sở hữu cả đất lẫn nhà.

Một chốn đi về với không gian mở cho cả gia đình, một nơi lý tưởng để sống, vui chơi và học hành, chính là một khoản đầu tư vô giá và bền vững. Trong khi mảng xanh ở khu trung tâm ngày càng trở nên hiếm hoi, các cư dân của Nine South estates có thể thoải mái sống trong không gian xanh được thiết kế hài hòa bên các biệt thự tuyệt đẹp.

“Cùng với những yếu tố quan trọng như thiết kế chuẩn quốc tế, tiện nghi của phong cách resort, và sự riêng tư của các căn biệt thự, thì không gian xanh bao quanh cũng nhận được sự quan tâm rất lớn từ phía khách hàng,” Giám đốc Kinh doanh & Tiếp thị, VinaCapital Real Estate, Matthew Koziora chia sẻ. “Chúng tôi không chỉ mang đến một khoản đầu tư thông minh và bền vững, mà còn dựng xây một mái ấm lý tưởng cho những gia đình hiện đại, năng động.”

Được phát triển bởi VinaCapital, các biệt thự hướng sông ở Nine South estates có ba tầng lầu, bốn phòng ngủ, được thiết kế theo chuẩn quốc tế, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên và không khí trong lành từ sông. Cư dân ở đây dễ dàng tham gia các khu vui chơi giải trí, câu lạc bộ thể thao và hồ bơi. Với chế độ an ninh chặt chẽ 24/7, cư dân sẽ hoàn toàn yên tâm khi sống ở Nine South estates. Chỉ cách trung tâm thành phố 9 km và cách Phú Mỹ Hưng 2 km, Nine South estates sở hữu vị trí thực sự lý tưởng, tận dụng được lợi thế của các khu vực năng động xung quanh, tạo nên một không gian sống thoải mái, an ninh, thuận tiện và đẳng cấp. Xung quanh dự án là các trường học quốc tế như RMIT, trường Quốc tế Nam Sài Gòn, Trường Hàn Quốc, các bệnh viện lớn như Bệnh viện FV, cửa hàng bán lẻ, trung tâm vui chơi giải trí, như SC VivoCity và Crescent Mall, cùng vô số các hoạt động giải trí khác.

Nine South estates tự hào là một trong những dự án thành công bậc nhất của VinaLiving, thương hiệu bất động sản uy tín thuộc Tập đoàn VinaCapital dày dặn kinh nghiệm. Hãy trở thành cư dân của không gian sống tiện nghi, hiện đại nhưng vẫn gần gũi, hài hòa với thiên nhiên cùng biệt thự ven sông Nine South estates.

Nguồn: Tri Thức Trẻ

Năm 2017, doanh nghiệp địa ốc rầm rộ tấn công phân khúc căn hộ tầm 1 tỷ đồng

Thị trường căn hộ giá thấp và trung bình là một thị trường rất tiềm năng, rất nhiều người cần có nhu cầu nhà ở. Vì thế nhiều đại gia địa ốc đang chuẩn bị kế hoạch chạy đua đầu tư vào phân khúc này. 


Phân khúc căn hộ 1 tỷ đồng liệu có đang hấp dẫn ?
Phân khúc căn hộ 1 tỷ đồng liệu có đang hấp dẫn ?


Theo ghi nhận của một số đơn vị nghiên cứu thị trường như CBRE Việt Nam, Jones Lang Lasalle trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2017, 80% nguồn cung mới trên thị trường thuộc về phân khúc căn hộ trung – cao cấp. Mặc dù có tính thanh khoản ổn định và rất được ưa chuộng, song những căn hộ giá vừa túi tiền trên dưới 1 tỷ đồng chỉ chiếm khoảng 20% tổng nguồn cung.

 Nhiều chuyên gia địa ốc cho rằng, đây là một thách thức lớn với quá trình phát triển của TP.HCM vì nhu cầu về nhà ở giá rẻ quá lớn trong khi nguồn cung nhà ở thương mại vừa túi tiền, và nguồn cung nhà ở xã hội hiện còn quá ít, chưa đáp ứng được nhu cầu. Đa phần các dự án căn hộ có mức giá tầm 1 tỷ - 1,5 tỷ/căn đều bán chạy. Hàng loạt dự án vừa mở bán thành công trong thời gian qua đã cho thấy các chủ đầu tư lựa chọn hướng đi đúng sẽ giành phần thắng trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường.

Thực tế đó cho thấy nguồn cung căn hộ giá rẻ trở nên hấp dẫn người mua nhà. Tuy nhiên, một bất cập đó là hầu hết dự án lại nằm ở khu vực xa trung tâm thành phố, tận dụng giá đất rẻ. Những căn hộ này đa số tập trung ven ngoại ô hoặc nằm ở các quận như Gò Vấp, Bình Tân, Tân Phú, Thủ Đức,… Việc đi học, đi làm trở nên khó khăn và mất nhiều thời gian hơn, khiến cho người tiêu dùng rất khó khăn trong việc đưa ra lựa chọn. Bài toán tìm nhà ở có mức giá trên dưới 1 tỷ đồng mà đảm bảo được việc thuận tiện về giao thông, ở gần hơn các khu trung tâm đang trở nên khó khăn hơn đối với nhiều gia đình. Bởi dự án chung cư như vậy không có nhiều trên thị trường. Do đó, được đánh giá là phân khúc có nhiều tiềm năng, nhu cầu lớn nên các doanh nghiệp địa ốc đang chuẩn bị kế hoạch cung ra thị trường nhiều dự án thuộc dòng sản phẩm này.

Theo thông tin chúng tôi có được, năm 2017 L&L Group dự kiến sẽ cung cấp gần hơn 3.000 căn hộ có giá bán trên dưới 1 tỷ đồng. Một số dự án lớn của công ty này như Asa Light (1.149 căn), Âu Dương Lân Tower (1.600 căn)... Hay như Đất Xanh Miền Nam cũng rục rịch phát triển một dự án trên đường Phan Văn Hớn, Q.12 (cạnh trạm metro Bến Thành - Tham Lương), với mức giá chỉ từ 868 triệu đồng mỗi căn; Công ty Vietcomreal đầu tư dự án trên đường Võ Văn Kiệt (quận 6) với 567 căn hộ có mức giá khoảng từ hơn 1 tỷ đồng, diện tích căn hộ khoảng từ 50m2.

 Mới đây nhất, Him Lam Land cũng đang phát triển một số dự án thuộc phân khúc này với khoảng 1000 căn, trung bình giá bán khoảng 1,5 tỷ đồng mỗi căn Bên cạnh những công ty địa ốc trong nước, nhiều công ty nước ngoài cũng đang bắt tay hợp tác với doanh nghiệp Việt phát triển dòng sản phẩm phân khúc này. Đáng chú ý là The Global (Nhật Bản) mới đây đã rót vốn hợp tác với Công ty Cổ phần Nhà Mơ (Nhà Mơ) để cùng phát triển một dự án tại quận 8. Hai nhà đầu tư Nhật Bản là NNR và Hankyu cũng đang hợp tác với Nam Long để phát triển căn hộ vừa túi tiền ở khu Đông, và cũng sẽ triển khai trong năm 2017.

 Một đại gia dịa ốc của Singapore là Keppel Land cũng đang "bắt tay" với Tiến Phước chuyển hướng đầu tư vào phân khúc nhà ở trung cấp có giá trên dưới 1 tỷ đồng nhằm tạo thế cân bằng trên thị trường. Ông Hidekazu Nagashima, Chủ tịch Tập đoàn bất động sản The Global Group, đánh giá thị trường căn hộ giá thấp và trung bình là một thị trường rất tiềm năng, rất nhiều người cần có nhu cầu nhà ở. Giới chuyên môn nhận định, mỗi năm TP.HCM có khoảng 50.000 cặp vợ chồng trẻ kết hôn và cần nhà ở.

Ngoài ra, lượng dân nhập cư vào thành phố ngày càng lớn, trong số đó rất nhiều người cần có nhà. Chưa kể đến số lượng sinh viên ra trường hàng năm có nhu cầu ở lại thành phố làm việc khá cao. Do đó, phân khúc căn hộ giá bán trên dưới 1 tỷ đồng được đánh giá có nhu cầu khá lớn trong những năm tới.

Theo Trí thức trẻ