Hiển thị các bài đăng có nhãn thị trường bất động sản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thị trường bất động sản. Hiển thị tất cả bài đăng

Lợi nhuận đầu tư không dưới 20%, doanh nghiệp Việt lại ào ào đổ tiền vào bất động sản

‘Phải nói rằng lợi nhuận trong hoạt động đầu tư bất động sản là tương đối cao’, lãnh đạo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam thừa nhận. Bất động sản đang là ‘điểm sáng nhất’ trong nền kinh tế Việt Nam khi lượng doanh nghiệp thành lập mới 10 tháng đầu năm nay đã tăng đến 93%, số vốn đăng ký tăng 213% so với cùng kỳ.

Lợi nhuận hấp dẫn từ đầu tư BDS
Lợi nhuận hấp dẫn từ đầu tư BDS


Lợi nhuận hấp dẫn đang kéo theo rất nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường bất động sản.

Nói về lợi nhuận của ngành này, TS. Trần Ngọc Quang, Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam thừa nhận lợi nhuận đầu tư trong ngành tương đối cao.

“Theo nhận định của một số nhà đầu tư khi khảo sát thị trường bất động sản ở Việt Nam, lợi nhuận của đầu tư bất động sản ở Việt Nam không dưới 20%. Đó là lý do thu hút họ tham gia vào thị trường này”.

“Nhưng nếu xác định rõ lợi nhuận bao nhiêu thì phải do sự quản lý của Nhà nước mới kiểm soát được”, ông Quang cho biết tại chương trình giao lưu trực tuyến về chủ đề Thị trường BĐS Việt Nam 2017: Xu hướng và dự báo.

Mức lợi nhuận này xê dịch tùy từng dự án, cách làm cũng như định hướng dài hạn của các doanh nghiệp.

Cũng vì mức lợi nhuận lớn, bất động sản đang là mảng thu hút cực nhiều doanh nghiệp tham gia.

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 10 tháng đầu năm 2016, bất động sản đang là lĩnh vực dẫn đầu về đăng ký thành lập doanh nghiệp mới, cả về số lượng đăng ký lẫn số vốn đăng ký.

Về số lượng đăng ký, số doanh nghiệp thành lập mới 10 tháng đầu năm tăng tới 93,5% so với cùng kỳ năm 2015. Số vốn đăng ký còn tăng khủng hơn, tới 213,5% so với cùng kỳ.
Bất động sản đang là lĩnh vực dẫn đầu về đăng ký thành lập doanh nghiệp mới. Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Bất động sản đang là lĩnh vực dẫn đầu về đăng ký thành lập doanh nghiệp mới. Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

 Đáng nói là, có khá nhiều doanh nghiệp "ngoại đạo" vì tính hấp dẫn của bất động sản mà cũng lấn sân sang ngành này. “Việc tham gia lĩnh vực nào, ngành nào là quyền tự do của doanh nghiệp… Nhưng vấn đề là các doanh nghiệp làm bất động sản một cách chuyên nghiệp thì cách làm khác với các doanh nghiệp làm bất động sản theo kiểu chỉ vì một cơ hội có dự án tham gia vào bất động sản”.

“Điều này đáng lo ngại bởi với các doanh nghiệp bất động sản chuyên nghiệp, họ coi đó là một nghề của họ, từ tính chuyên nghiệp, chất lượng sản phẩm, việc quản lý vận hành, chăm sóc khách hàng... có xu hướng bền vững và lâu dài hơn. Chính vì vậy người sử dụng sẽ được hưởng những lợi ích tốt hơn”, ông Quang giải thích.

Còn với những doanh nghiệp chỉ vì một cơ hội làm bất động sản, ông Quang cho rằng chắc chắn tính chuyên nghiệp kém hơn. Các nguồn lực để thực hiện cam kết với khách hàng, tạo ra sản phẩm phù hợp lâu dài với người tiêu dùng chắc chắn sẽ yếu hơn và người tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng.

“Nên xác định nếu vào làm bất động sản thì phải làm chuyên nghiệp, như vậy mới có những đóng góp hữu ích cho thị trường”, ông Quang nhắn nhủ.

Nguồn: TTVN (http://ttvn.vn/kinh-doanh/loi-nhuan-dau-tu-khong-duoi-20-doanh-nghiep-viet-lai-ao-ao-do-tien-vao-bat-dong-san-520162411144327285.htm)

Hà Nội ra chỉ thị cấm đặt trụ sở, văn phòng trong chung cư

Ban lãnh đạo sở KH - ĐT thành phố Hà Nội yêu cầu các doanh nghiệp không đăng ký văn phòng, trụ sở, tại khu chung cư. Tất cả các doanh nghiệp đang có trụ sở đặt tại các khu chung cư cao tầng sẽ yêu cầu chuyển đi nơi khác.

Xem thêm:



Hà Nội cấm đặt trụ sở, văn phòng trong chung cư
Hà Nội cấm đặt trụ sở, văn phòng trong chung cư


Sở KH-ĐT Hà Nội mới có văn bản chỉ thị yêu cầu các tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội không thực hiện việc đăng ký đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại các căn hộ trong các toà chung cư.

Đối với các trường hợp đã và đang đặt trụ sở tại chung cư phải thực hiện thủ tục chuyển đổi sang địa điểm khác và không phải là căn hộ trong nhà chung cư theo thủ tục quy định tại cơ quan đăng ký kinh doanh các cấp theo thẩm quyền. Sở KH-ĐT Hà Nội cũng nêu rõ các trường hợp vi phạm sẽ được các cơ quan liên quan kiểm tra và xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành/

Theo Sở KH-ĐT Hà Nội, yêu cầu trên nhằm thực hiện quy định tại Luật nhà ở năm 2014 (có hiệu lực từ ngày 1-7-2015), trong đó cấm sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở cũng như hướng dẫn tại nghị định số 99/2015/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 10-12-2015) liên quan đến quy định này.

Thị trường cạnh tranh khốc liệt, căn hộ sắp hoàn thành vẫn "vô ưu"

Không quan tâm đến vấn đề thị trường cạnh tranh khốc liệt nhiều chủ đầu tư vẫn "Tự Tại" do dự án vị trí tốt, cam kết tiến độ, nhiều điểm cộng khác nhau khiến tính thanh khoản cao không cần phải "nhiều chiêu lắm mẹo" vẫn thu hút khách hàng xuống tiền.

Xem thêm: Bong bóng BDS đang tích hơi ???

Bung hàng hàng loạt, cạnh tranh khốc liệt

 Theo báo cáo từ các đơn vị nghiên cứu thị trường, nguồn cung căn hộ tại Hà Nội vẫn không ngừng tăng lên. Tính đến tháng 7, đã có gần 11.000 căn hộ được chào bán, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2015. Tính cả các dự án đã chào bán trước đó, thị trường căn hộ Hà Nội đang có khoảng 15.750 căn hộ, lượng căn hộ này sẽ hoàn thành vào năm 2016 – 2018.

Chung cư tại Hà Nội "mọc" như nấm
Chung cư tại Hà Nội "mọc" như nấm

Bước sang tháng 8/2016, trùng với tháng Ngâu (tháng 7 Âm lich), dù lượng cung có hạn chế hơn nhưng vẫn có dự án mở bán tại nhiều quận như Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Ba Đình… Theo chu kỳ phát triển địa ốc, nguồn cung dự báo sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong thời tới, nhất là các tháng cuối năm. Cụ thể, trong thời gian tới các dự án khủng của các chủ đầu tư lớn như Vingroup, Tân Hoàng Minh, FLC… sẽ tiếp tục bung hàng.

Chính lượng lớn các dự án cao ấp ồ ạt ra mắt đang khiến thị trường bội cung căn hộ cao cấp. Trong một cuộc tiếp xúc gần đây với Hiệp hội bất động sản Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cũng bày tỏ lo ngại về phân khúc chung cư khi số lượng dự án mới được bung ra thị trường trong năm 2016 khá lớn, trong đó phần lớn là các dự án bất động sản cao cấp. Sự cạnh tranh được dự đoán sẽ hết sức khốc liệt từ nay đến cuối năm.

Đáng chú ý, trên thị trường đã xuất hiện tình trạng khách hàng dè dặt, ngần ngại khi lựa chọn sản phẩm chung cư do một số chủ đầu tư năng lực yếu, chưa làm xong móng đã tìm cách huy động vốn, hay tìm cách khuấy động thị trường bằng các chiêu trò tạo khan hàng ảo của môi giới - một hiện tượng đã từng xảy ra những năm trước khi thời kỳ thị trường bất động sản sốt nóng khiến nhiều người mất tiền oan. Những động thái xấu này cũng đang làm ảnh hưởng đến thị trường và làm nguy cơ hàng tồn kho bất động sản tăng.

Dự án sắp hoàn thành vẫn hút khách mua để… đón Tết

Dù trong bối cảnh cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt nhưng thực tế thị trường vẫn cho thấy, nhiều chủ đầu tư vẫn tương đối “thảnh thơi” do dự án thanh khoản tốt, không cần phải sử dụng các “chiêu trò” vẫn thu hút khách hàng. Trong đó, nổi bật là tại một số dự án tiến độ đảm bảo, đang trong giai đoạn bàn giao như Chung cư Discovery Complex tọa lạc tại 302 Cầu Giấy.

Hiện tại, dự án đã cất nóc từ 12/5, đang hoàn thiện mặt ngoài và hoàn thành 90% hạng mục bên trong các căn hộ. Dự án này cũng đang hoàn thiện việc sơn lót mặt ngoài, lắp đặt 2/3 khung kính khối VP và khối căn hộ và thi công lắp đặt nội thất bên trong căn hộ bao gồm hệ thống cửa, trần thạch cao bên trong căn hộ. Tiến độ thi công đã được nhà thầu Hòa Bình cam kết đảm bảo về chất lượng xây dựng cũng như tiến trình triển khai trong khi công nhân đang tập trung triển khai thi công để kịp bàn giao nhà vào đầu năm 2017.

Nhờ tiềm lực tài chính lớn nên ngay tại thời điểm này, dù đã hoàn thiện gần xong và chờ vào ở thì người mua nhà cũng chỉ phải đóng tiền đợt đầu 50%. Đây cũng là lý do khiến một dự án căn hộ cao cấp, toạ lạc tại vị trí đẹp nhất nhì Hà Nội này trở nên “hot” hơn bao giờ hết.

Chị Nguyễn Minh Anh (Quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Lựa chọn được một căn hộ ưng ý không khó, tuy nhiên, trong tình hình bất động sản như hiện nay thì việc chọn được dự án có độ tin cậy cao không phải dễ dàng. Một số khách hàng bỏ tiền mua nhà nhưng chủ đầu tư mất hút, hoặc chậm bàn giao đến vài năm. Vì vậy, tôi chỉ quan tâm đến các dự án đang hoàn thiện, chuẩn bị bàn giao và có giá thành hợp lý. Đó là lý do tôi chọn Discovery Complex bởi chỉ cần thanh toán 50% giá trị hợp đồng, gia đình tôi đã có thể nhận nhà đón Tết 2017”. Theo nhận định của giới kinh doanh bất động sản, những tháng cuối năm là “thời điểm vàng” của thị trường địa ốc. Tính thanh khoản cao hơn hẳn so với các quý trước. Đây cũng là quý mà nhiều dòng tiền ồ ạt chảy vào thị trường, tạo nên sức nóng cho thị trường bất động sản vốn đã rất sôi động.

Ngoài để ở, đa phần cho thấy lượng lớn khách hàng mua để đầu tư. Thực tế cho thấy cùng với các kênh đầu tư khác như gửi tiết kiệm ngân hàng, mua vàng, đầu tư chứng khoán… thì đầu tư vào bất động sản vẫn là một kênh đầu tư sinh lời hấp dẫn ở thời điểm hiện tại.



Theo Trí thức trẻ

Gần 1,3 tỷ đồng mỗi mét vuông đất khu phố cổ Hàng Trống, Hàng Hành

Mỗi m2 đất mặt tiền hai tuyến phố cổ Hàng Trống, Hàng Hành phố cổ Hà Nội đang được chào 1,25 tỷ đồng, trong khi mức giá cao nhất đã từng giao dịch thành công xấp xỉ một tỷ đồng mỗi m2.

Một mét vuông đất mặt tiền phố Hàng Hành được giao dịch cao nhất với giá 1,25 tỷ đồng. Ảnh: Diệu Huyền

Công ty Gạch Vàng - đơn vị cung cấp dữ liệu định giá đất dựa trên thuật toán và tương tác của hơn 2 triệu lượt người tìm kiếm mỗi tháng vừa công bố nghiên cứu mới về top 10 tuyến đường có giá đất cao nhất thủ đô. Kết quả của báo cáo cập nhật đến ngày 10/11/2016, cho thấy các tuyến phố có giá đất dẫn đầu thị trường Hà Nội đa phần nằm trong phố cổ. Theo nghiên cứu này, trong top 10 tuyến đường có giá đất dẫn đầu thủ đô thì có đến 9 tuyến đường thuộc quận Hoàn Kiếm. Hàng Trống, Hàng Hành là 2 phố có giá đất mặt tiền ngang ngửa nhau và cùng dẫn đầu TP Hà Nội. Giá thương lượng cao nhất ghi nhận được trong hơn 10 tháng qua lên đến 1,25 tỷ đồng mỗi m2, giao dịch thành công phổ biến ở ngưỡng một tỷ đồng mỗi m2, mức bình quân đạt 750 triệu đồng và thấp nhất khoảng 635 triệu đồng một m2.

Xếp vị trí thứ ba là đường Phan Chu Trinh ghi nhận 741,6 triệu đồng mỗi m2. Phố Nguyễn Biểu thuộc quận Ba Đình, xấp xỉ 730 triệu đồng. Chốt chặn ở vị trí cuối cùng của top 5 là tuyến đường Bảo Khánh được định giá 700 triệu đồng mỗi m2. Những vị trí xếp thứ sáu đến cuối top 10 lần lượt là các phố Hàng Cá (663,3 triệu đồng mỗi m2), Hai Bà Trưng (634,4 triệu đồng), Nhà Chung (600 triệu đồng), Nguyễn Hữu Huân (582,3 triệu đồng), Độc Lập (580 triệu đồng). Ngoài ra, đơn vị này còn cung cấp top 5 quận có giá đất cao nhất Hà Nội dựa trên phương thức tính giá bình quân. Quận Hoàn Kiếm là địa bàn dẫn đầu, ghi nhận 349,7 triệu đồng mỗi m2, bỏ xa các vị trí còn lại. Xếp thứ hai là quận Ba Đình đạt 170 triệu đồng mỗi m2. Quận Đống Đa và Hai Bà Trưng lần lượt giữ vị trí kế tiếp, có giá 139,7-121,2 triệu đồng mỗi m2. Quận Cầu Giấy nằm cuối top 5 với trên 106 triệu đồng mỗi m2.

Năm 2015, bảng giá đất của TP Hà Nội được phê duyệt và có giá trị trong 5 năm (2015 - 2019), khung đất thuộc quận Hoàn Kiếm đạt mức kịch trần theo quy định của Chính phủ, có giá cao nhất 162 triệu đồng mỗi m2. Tuy nhiên, so với giá rao bán và giao dịch thực tế, đây được xem là mức quá thấp.

Ông Nguyễn Đăng Thắng, Giám đốc Sàn bất động sản Nhà đất Hạnh Phúc, đơn vị chuyên về phân khúc này cho biết, tại Hà Nội, khu vực gần hồ Hoàn Kiếm là mức giá bất động sản đang được rao bán và giao dịch ở mức cao nhất. Theo đó, tại một số con phố như Hàng Hành, Bảo Khánh... gần đây được rao giá khoảng 1,2 tỷ đồng mỗi m2. Mức đã giao dịch thành công chỉ thấp hơn một chút, khoảng 1,1 đến 1,150 tỷ đồng một m2. Các con phố khác như Hàng Trống, Phan Chu Trinh... mức giá có "mềm" hơn một chút nhưng cũng không dưới một tỷ đồng. "Mức giá còn phụ thuộc vào diện tích lô đất, chiều rộng của mặt tiền và giá trị công trình xây dựng trên khu đất. Những lô đất nhỏ giá mỗi m2 càng cao hơn và ngược lại", ông Thắng cho hay. Cũng theo lãnh đạo sàn này, so với cùng kỳ năm ngoái, giá mặt phố cổ đã tăng khoảng 10-15%. Còn nếu so với khoảng 3 năm trước, mức giá một số nơi đã tăng tới 30%. Cùng với việc tăng giá, theo ông, tình hình giao dịch cũng khả quan hơn khi nguồn cầu gia tăng gấp đôi so với 2 năm trước.

"Khách hàng mua các tài sản này đa số là sở hữu cá nhân. Đôi khi mức giá bên bán đưa ra cao đến tưởng như vô lý nhưng bên mua vẫn chấp nhận và giao dịch diễn ra khá nhanh", ông Thắng cho hay. Ông cũng cho biết, đơn vị này đang được hơn 100 khách hàng có nhu cầu tìm kiếm nhà mặt phố cổ để mua, con số cao gấp nhiều lần so với khoảng 3 năm trước.

Theo khảo sát của PV, hiện bất động sản tại một loạt khu vực như phố Bảo Khánh, Hàng Trống, Hàng Dầu, Cầu Gỗ, Hàng Gai, Hàng Buồm, Đinh Tiên Hoàng... đang có mức giá rao bán cao nhất, trên một tỷ đồng mỗi m2.

Một chuyên gia nhận định, nếu như tại TP HCM, giá bán trên một tỷ đồng mỗi m2 chỉ ghi nhận ở một vài vị trí cá biệt như khu vực phố đi bộ Nguyễn Huệ thì tại Hà Nội, mức giá bán như vậy nằm rải rác trên địa bàn rộng hơn.

"Mức giá 1,2 tỷ đồng một m2 tại TP HCM chủ yếu ghi nhận với những khách hàng, nhà đầu tư mua gom nhiều lô đất để phát triển dự án lớn. Còn tại Hà Nội, mức giao dịch trên chủ yếu là những khách hàng cá nhân", chuyên gia này đánh giá.


Xem thêm:




Theo Ngọc Tuyên (Vnexpress)

Bất động sản cuối năm tăng nhiệt vì nguồn cung lớn kèm theo khuyến mại khủng

Thị trường bất động sản tại Hà Nội có phần chậm nhịp do tháng Ngâu thì những tháng cuối năm thị trường đang dần tăng nhiệt trở lại với nguồn cung căn hộ lớn kèm theo các gói kích cầu khác nhau từ các chủ đầu tư.


Dự án bất động sản nóng dần vào cuối năm
Dự án bất động sản nóng dần vào cuối năm


 Thị trường nhà ở tại Hà Nội quý cuối năm 2016 dự báo đón nhận nguồn cung cực lớn, với khoảng 13.000 căn hộ mới gia nhập thị trường. Với nguồn cung khổng lồ này, để hút khách mua nhà buộc các chủ đầu tư phải có nhiều chính sách bán hàng ưu đãi, có chủ dự án tặng quà lên tới hàng tỷ đồng. Mua nhà tặng ô tô là chiêu khuyến mại được nhiều dự án cao cấp áp dụng. Có thể kể đến chương trình mua căn hộ Sunshine Riverside (Tây Hồ, Hà Nội) có cơ hội nhận được xe Mercedes C250 trong buổi mở bán đầu tiên của dự án này vào ngày 15/11 sắp tới. Ngoài chương trình này, để hút khách, Sunshine còn áp dụng hàng loạt những chương trình chiết khấu đi kèm hay bốc thăm giảm giá căn hộ.

 Tại phân khúc thấp hơn, có giá bán khoảng 18 triệu đồng/m2, chủ đầu tư dự án Gelexia Riverside ở Tam Trinh, Hoàng Mai, Hà Nội. Hấp dẫn khách mua nhà ngay từ ngày ra mắt dự án khi đưa ra các phần quà ý nghĩa để khách có cơ hội nhận khi bốc thăm như xe máy SH trị giá 70 triệu đồng, điện thoại Iphone 7....thậm chí tặng ngay 2 chỉ vàng SJC. Nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn vào dịp cuối năm được các chủ đầu tư áp dụng.

Chẳng hạn như tại Vinhomes Metropolis, ngoài việc được miễn phí quản lý 10 năm, khách hàng còn được hỗ trợ vay vốn lãi suất 0%. Điều này cũng được lặp lại tương tự tại dự án Vinhomes Gardenia Mỹ Đình. Tại dự án Muberry Lane khi CapitaLand – Hoàng Thành, để đẩy hàng đợt cuối chủ đầu tư đã mạnh tay tung ra 3 gói ưu đãi khủng gồm: cam kết cho thuê 480 triệu, chiết khấu 8% khi thanh toán nhanh, cộng thêm 1,5% cho khách hàng hiện hữu và miễn phí một loạt phí dịch vụ (phí quản lý, dọn nhà 1 năm, đi taxi 1 năm…). Ngoài ra, các dự án có chính sách hấp dẫn như: Dự án tại số 3 Lương Yên, Sun Grand City Ancora số 3 Lương Yên, Sun Grand City Thụy Khuê Residence... là những dự án điển hình.

 Mặc dù nguồn cung tăng mạnh kéo theo sự cạnh tranh mạnh mẽ trong hoạt động bán hàng tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia thì giá căn hộ tại Hà Nội sẽ không giảm mà trái lại sẽ có xu hướng tăng lên. Bà Đỗ Thu Hằng, Phó giám đốc của Bộ phận nghiên cứu Savills Hà Nội nhận định, trong quý cuối năm và năm 2017, giá phân khúc căn hộ cũng như biệt thự, liền kề sẽ tiếp tục có những diễn biến tích cực. Cũng theo bà Hằng, với phân khúc căn hộ nếu như trước đây còn lo ngại về vấn đề tồn kho thì hiện nay thị trường hướng đến đầu tư căn hộ cho thuê nên tình trạng này sẽ không xảy ra.

 Cùng chung quan điểm với bà Hằng, Bà Nguyễn Hoài An Giám đốc bộ phận Nghiên cứu CBRE cũng cho rằng, thị trường địa ốc trong những tháng cuối năm được dự đoán tiếp tục diễn biến khả quan. Cả 2 hoạt động bán hàng và mở bán có thể tiếp nối đà tăng trưởng. Nhiều dự án sẽ tiếp tục ra hàng trong quý cuối năm và nằm rải rác tại các khu vực đang phát triển trong thành phố. Cùng với nguồn cung tăng lên, các chủ đầu tư cũng linh hoạt hơn trong hoạt động bán hàng. Dù có cái nhìn khá khả quan về giao dịch cuối năm, nhưng các chuyên gia cũng khuyên khách hàng nên có sự chọn lựa kỹ khi chọn mua các sản phẩm BĐS.

Ngoài các chương trình ưu đãi hấp dẫn, người mua cũng nên lưu ý đến giá trị thực của dự án như tiến độ, chất lượng, uy tín chủ đầu tư, tình trạng pháp lý… tránh tình trạng rủi ro đầu tư không đáng có.


Ủy ban Giám sát: Kiểm soát vốn vào bất động sản để tránh bong bóng

Tại hội thảo Tổng quan thị trường tài chính 2016 do Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (NFSC) tổ chức ngày 10/11, lãnh đạo Ủy ban ​này cho biết tín dụng năm nay dự kiến tăng khoảng 18-19% và việc phân bổ vốn vào thị trường đã hợp lý, thực chất hơn.


Tuy nhiên, lãnh đạo Ủy ban Giám sát cũng băn khoăn dòng tín dụng này phải xem lại ​vì đang chảy nhiều vào bất động sản, mặc dù vốn trong lĩnh vực này năm nay chỉ tăng 12% (năm ngoái tăng 28%). 

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ



Cần tránh vốn đi vào bất động sản
​Tại hội thảo, Phó chủ tịch Uỷ ban Giám sát Trương Văn Phước cho biết cơ quan này đánh giá cao chính sách tiền tệ trong năm 2016 với việc giữ ổn định lạm phát.Theo ông Trương Văn Phước, nhìn dưới góc độ tiền tệ, năm 2016 đã có độ nới lỏng, mức đó rất cần thiết, M2 tăng khoảng 13% (năm 2015 là 10%).Lãi suất cho vay bình quân khoảng 8,5%, trong mấy tháng cuối năm lãi suất đã giảm nhiều theo chỉ đạo của Chính phủ và nỗ lực của ngành ngân hàng, tuy nhiên lãi suất huy động vẫn ở mức cao trong bối cảnh lạm phát đang có xu hướng tăng. Đó là chưa kể trong đầu năm 2017 tới, tỷ lệ an toàn theo chuẩn của Ngân hàng Nhà nước cũng buộc các tổ chức tín dụng nghiêng về việc huy động vốn dài hạn.Về thị trường ngoại hối, với việc tăng tỷ giá trung tâm 1%, dự trữ ngoại hối đến nay đạt khoảng 40 tỷ USD, ông Phước cho rằng đây là thành công trong chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam.Lãnh đạo Ủy ban Giám sát cũng cho biết, cơ cấu nguồn vốn huy động đã có chuyển biến tốt. Huy động vốn từ dân cư, doanh nghiệp tăng 3%, làm giảm đi vốn vay mượn qua lại giữa các ngân hàng với nhau. Chính vì lẽ đó, việc chưa tăng vốn chủ sở hữu làm cho cơ cấu vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn giảm xuống.

Trong tổng nguồn vốn, năm ngoái 100 đồng có 7 đồng vốn chủ sở hữu thì nay chỉ còn 6,6 đồng. Về tài sản có, năm ngoái tổng vốn cung ứng cho nền kinh tế là 73% nay tăng lên 78%... cho thấy hệ thống ngân hàng đã tăng lượng vốn sử dụng trong nền kinh tế.Về tín dụng, ước tính tín dụng năm nay tăng 18-19%, Ủy ban Giám sát cho rằng mức này là tương đối lớn, việc phân bổ vốn hợp lý và thực chất hơn. Tuy nhiên lãnh đạo Ủy ban này cho rằng phải xem lại tín dụng cho vay bất động sản, mặc dù trong năm nay chỉ tăng 12% (năm ngoái tăng 28%) nhưng tín dụng tiêu dùng lại tăng gần 40%, trong đó có một nửa liên quan đến mua nhà ở.

"Nhìn tổng thể có chuyển biến tích cực trong việc phân bổ vốn cho sản xuất kinh doanh nhưng phải lưu ý vốn đi vào bất động sản để tránh bong bóng như những năm trước," ông Phước lưu ý.

Đối với nợ xấu, hệ thống ngân hàng dự tính sẽ xử lý khoảng 100.000 tỷ đồng, trong đó nợ chuyển sang Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) với liều lượng ít hơn năm ngoái, chỉ chiếm khoảng 20%. Phần còn lại, các ngân hàng sẽ phải tự xử lý thông qua thu đòi nợ hoặc bán bớt tài sản...Mức sinh lời của toàn hệ thống ngân hàng năm nay ước khoảng 120.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, vì nợ xấu nhiều nên các nhà băng phải trích lập 70.000 tỷ đồng nên số lợi nhuận sau thuế ước chừng còn khoảng 40.000 tỷ đồng. Số còn lại là các chi phí cho thấy nợ xấu vẫn là một gánh nặng.Còn nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thúy thì cho rằng, cách xử lý nợ xấu hiện nay vẫn cần phải cân nhắc lại. Theo ông Thúy, quan điểm không dùng ngân sách để xử lý nợ xấu của doanh nghiệp Nhà nước, nợ xấu của ngân hàng thương mại vốn Nhà nước là không hợp lý.

GDP năm 2017 có thể đạt 6,7%

Báo cáo của NFSC cũng cho rằng, tác động tiêu cực của kinh tế thế giới trong năm 2016 đến kinh tế Việt Nam như: kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm hơn so với dự báo; tăng trưởng thương mại đạt mức thấp; giá dầu thô và nông sản giảm mạnh; cùng với hạn hán, thiên tai do tác động của biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên theo NFSC, tăng trưởng kinh tế trong năm 2016 được hỗ trợ tích cực từ hệ thống tài chính với tổng nguồn vốn cung ứng cho nền kinh tế tăng 15,1% so với năm 2015, tương đương 170% GDP. Lòng tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước tăng mạnh. Thị trường chứng khoán tăng gần 20%; vốn hóa thị trường đạt 38% GDP so với 32,4% năm 2015; đầu tư gián tiếp tăng trên 20%.

Chủ tịch NFSC Vũ Viết Ngoạn đánh giá, một trong những điểm sáng trong điều hành chính sách vĩ mô 2016 là thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt, nhân tố chủ đạo hỗ trợ cho doanh nghiệp, góp phần ổn định thị trường tài chính, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn đảm bảo lạm phát ổn định.

Dự báo cho năm 2017, NFSC cho rằng, tăng trưởng kinh tế sẽ được cải thiện khá nhờ cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, tạo xung lực mới cho khu vực tư nhân. Nhờ vậy, khu vực này sẽ trở thành động lực chính của năm 2017 do giá năng lượng và nông sản thế giới được dự báo phục hồi. Do đó, NFSC dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2017 có khả năng đạt mức 6,7%.

Tuy nhiên, NFSC chỉ rõ nền kinh tế trong năm 2017 sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, trước hết từ môi trường kinh tế thế giới tiềm ẩn nhiều yếu tố bất định; TPP bị trì hoãn thông qua: giá năng lượng và hàng hóa chủ chốt vẫn còn biến động thất thường; chính sách tiền tệ phi truyền thống của các nền kinh tế lớn còn có thể dẫn đến những diễn biến khó lường đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài./.

Nguồn: Internet

NGỌT ĐẮNG VỚI BẤT ĐỘNG SẢN SINH THÁI VEN ĐÔ

Đặt cược vào bất động sản sinh thái từ nhiều năm nay, song không phải chủ đầu tư nào cũng gặt hái “quả ngọt”. Báo cáo thị trường bất động sản vừa phát hành của Hiệp hội bất động sản Việt Nam (VNREA) dành phần lớn để bàn về câu chuyện phát triển bất động sản xanh tại Việt Nam. 


Bất động sản sinh thái ven đô
Bất động sản sinh thái ven đô


Theo đơn vị này, sự phát triển mạnh mẽ của các dự án tại nhiều đô thị lớn của Việt Nam tạo nên nguồn cung đa dạng cho thị trường, nhưng mặt khác cũng dẫn đến nguy cơ hình thành những khu đô thị kém bền vững do tiêu tốn năng lượng, môi trường xanh bị phá vỡ và mất cân bằng sinh thái. "Phát triển đô thị xanh là xu hướng tất yếu. Hướng đi mới này thu hút sự quan tâm của khách hàng. Trong bối cảnh áp lực đô thị không ngừng gia tăng như hiện nay thì các dự án xanh càng trở nên cấp thiết nhờ góp phần giúp cư dân cải thiện sức khỏe, giảm nguy cơ bệnh tật và tuổi thọ", báo cáo nhận định. Cũng theo cơ quan này, thị trường thực tế nhìn thấy là các dự án đô thị xanh cũng mang lại hiệu quả cho chủ đầu tư khi có thể bán hàng nhanh hơn, giá cao hơn từ 4-8% so với sản phẩm tương tự. Tuy nhiên, thực tế không phải đến nay mà cách đây vài năm trước, nhiều chủ đầu tư đã đón đầu xu hướng đầu tư bất động sản sinh thái ở các vùng ven Hà Nội.

Trào lưu đầu tư bất động sản sinh thái nổi lên trong giai đoạn thị trường sốt giá từ khoảng năm 2009-2010 với làn sóng xây dựng biệt thự, nhà vườn ven đô. Khi đó, nhiều chủ đầu tư định hướng đây sẽ khoản đầu tư lâu dài và trở thành “ngôi nhà thứ hai” của cư dân nội thành. Những chủ đầu tư có tiềm lực lớn cho đến những đơn vị tay ngang cũng tham gia thị trường với hàng chục dự án lớn, nhỏ khác nhau. Đến nay, đã có một số dự án được đánh giá khá thành công với các sản phẩm ở phân khúc này, như trường hợp một khu đô thị sinh thái được triển khai từ năm 2010 tại Hưng Yên - nơi vốn không thật sự có ưu thế về vị trí gần trung tâm Hà Nội.

Tuy nhiên, nhờ có phương thức đầu tư bài bản, nghiên cứu thị trường kỹ nên dự án này đã mở ra trào lưu mới cho cư dân trong nội thành. Trong những đợt mở bán từ đầu năm nay, chủ đầu tư còn đưa ra loại sản phẩm có mức giá trên dưới một tỷ đồng để nhắm vào những đối tượng gia đình trẻ và khá thành công với chiến lược mới. Tuy nhiên, thực tế, trên thị trường không phải chủ đầu tư nào theo đuổi phân khúc bất động sản sinh thái ven đô cũng thu về "quả ngọt". Một loạt dự án được tung ra thị trường trong giai đoạn phát triển nóng tại các huyện ngoại thành Hà Nội, Lương Sơn (Hòa Bình) như dự án biệt thự nhà vườn Xanh Villas (huyện Thạch Thất) của Công ty TNHH Bất động sản Xuân Cầu, Khu biệt thự Ngôi nhà mới (New House) của Công ty cổ phần Thương mại dịch vụ Lã Vọng và một loạt dự án sinh thái khác tại Lương Sơn, Hòa Bình như Dream House, Beverly Hill, Eco Valley, Mountain Villas, Green Oasis Villas… Tuy nhiên, sau thời gian quảng bá rầm rộ để bán hàng thì số phận các dự án này lại rất hẩm hiu. Một số cho đến nay vẫn chưa thể triển khai được. Những dự án còn lại tuy triển khai một số hạng mục từ vài năm trước song đến nay vẫn không có một bóng người đến ở. Thậm chí, sau khi được xây dựng và bán cho khách hàng nhưng không có một bóng người đến ở, nhiều dự án trở thành gánh nặng cho chủ đầu tư khi phải quản lý, duy trì một dự án rộng hàng chục ha với rất nhiều căn biệt thự, nhà liền kề bỏ hoang. Có những chủ đầu tư không chịu được sức ép tài chính, đến nay gần như không còn hoạt động hoặc nằm trong danh sách nợ thuế. Gần đây, khi thị trường bất động sản phục hồi, một số chủ đầu tư tiếp tục rao bán với mức giá khá rẻ, song vẫn không có giao dịch. Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh - Giám đốc sàn bất động sản 24h cho rằng, một trong những lý do khiến phân khúc bất động sản sinh thái gặp khó trong thời gian qua là vấn đề thủ tục pháp lý và hạ tầng kết nối các dự án còn chưa tốt.

Theo ông, các dự án ở phân khúc này đã thành công đều nhờ kết nối tốt hạ tầng giao thông, xe bus, cho đến việc xây dựng, phát triển các tiện ích, dịch vụ, sự kiện vui chơi giải trí cho cư dân trong dự án cũng như ở ngoài nhằm quảng bá hình ảnh. Theo ông Quỳnh, bản thân các dự án sinh thái nằm ở những khu vực chưa có hạ tầng phát triển. Do đó các chủ đầu tư theo đuổi phân khúc này thường phải mất nhiều thời gian triển khai, hoàn thiện hạ tầng cũng như xây dựng các dịch vụ, giải trí nhằm tạo sức hút, lôi cuốn khách hàng đến tham gia sự kiện, thay đổi nhận thức của họ. "Còn nếu không làm được như vậy, người mua cũng không muốn đến ở, mà dùng vào kinh doanh cũng không thu hút được khách. Đó là còn chưa kể đến việc, nhiều dự án quảng cáo là sinh thái nhưng hạ tầng cây xanh chưa chứng minh cho khách hàng thấy như vậy”, ông Quỳnh lý giải.

 Báo cáo của Hiệp hội Bất động sản cũng nhận định, nếu ngày trước, người dân đi mua nhà chỉ mong có được chốn an cư thì nay họ đã chú ý nhiều đến chất lượng chỗ ở gồm các tiện ích nội khu và những diện tích mảng xanh lớn. "Khảo sát tại một số dự án bất động sản, khách mua hỏi rất kỹ về các tiện ích nội khu, đặc biệt là mật độ xây dựng và diện tích cây xanh", VNREA cho hay. Do đó, theo chuyên gia hiệp hội, bất động sản sinh thái còn nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới, song cũng đòi hỏi các chủ đầu tư sự nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường, chiến lược bài bản cũng như chuẩn bị lâu dài về tài chính.

 Theo VnExpress Ngọc Tuyên

10 người mua bất động sản, 5 người đi đầu tư

70% người mua căn hộ tại TP.HCM là để bán lại. Nguồn cung thứ cấp gia tăng, sản phẩm lệch pha nhu cầu. Thị trường BĐS tiếp tục bất ổn, theo báo cáo của Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA).


70% người mua căn hộ tại TP.HCM là để bán lại
70% người mua căn hộ tại TP.HCM là để bán lại

 Theo HoREA, phân khúc thị trường bất động sản cao cấp đang có sự tăng trưởng rất lớn, rất nhiều các dự án bất động sản cao cấp - hạng sang, các dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, đã có dấu hiệu cung vượt cầu. Trong lúc phân khúc bất động sản nhà ở thương mại vừa túi tiền rất thiếu. Các dự án căn hộ 1-2 phòng ngủ, có giá bán trên dưới 15 triệu đồng/m2, tổng giá bán căn hộ trên dưới 1 tỷ đồng quá khan hiếm.

 Nguồn cung nhà ở trong 9 tháng đầu năm 2016 theo số liệu của Sở Xây dựng đã công nhận 47 dự án bán nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện huy động vốn với quy mô 24.461 căn, bao gồm 23.462 căn hộ chung cư (tỷ lệ 96,6%), và 999 nhà thấp tầng, trong đó, sản phẩm bất động sản trung cao cấp và cao cấp chiếm tỷ lệ lớn.

 Đặc biệt, đang tiếp tục có sự gia tăng rất lớn nhà đầu tư kinh doanh bất động sản thứ cấp mua để cho thuê, nhưng phần lớn mua để bán lại kiếm lời, nhất là trong phân khúc thị trường bất động sản cao cấp, và phân khúc trung bình khá, chiếm khoảng trên dưới 50% tùy theo dự án. Ngay cả đối với đối tượng là người nước ngoài đã mua nhà tại thành phố Hồ Chí Minh, qua khảo sát của CBRE, thì chủ yếu nhằm để đầu tư, kinh doanh (38% mua để cho thuê; 21% mua để bán lại; chỉ có 29% mua để ở). So sánh với thời điểm bong bóng bất động sản 2007, tỷ lệ nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp đã chiếm đến khoảng 70%, thì tỷ lệ hiện nay (trên dưới 50%) cũng rất đáng quan ngại.

 Theo chủ tịch HoREA, ông Lê Hoàng Châu, dự báo thị trường bất động sản các tháng cuối năm 2016 sẽ tiếp tục tăng trưởng nhỉnh hơn so với quý 3, do từ nay đến Tết Đinh Dậu là giai đoạn cao điểm trong năm. Nhưng về tổng thể thị trường bất động sản đang có dấu hiệu chững lại so với năm 2015. Dù khó xảy ra tình trạng "bong bóng" bất động sản nhưng thị trường chắc chắn sẽ chững lại.

 Theo Dân Việt

Càng có nhiều tiền, người Việt càng chuộng bất động sản

"Ở các thị trường nước ngoài, người ta mua chứng khoán nhiều hơn bất động sản. Nhưng ở Việt Nam người dân thích đầu tư bất động sản hơn là bỏ tiền vào các quỹ đầu tư hay chứng khoán", Giám đốc điều hành CBRE ông Marc Townsend cho biết. 

Đầu tư vào bất động đang được người Việt ưa chuộng
Đầu tư vào bất động đang được người Việt ưa chuộng


 Việt Nam từ lâu đã được xem là một ngôi sao đang lên của châu Á, là quốc gia tăng trưởng nhanh thứ ba châu Á với tốc độ 6,7% trong năm 2015, chỉ đứng sau Ấn Độ và Trung Quốc. Sự phát triển tập trung ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và Tp.HCM. Điều này làm gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu. Một báo cáo mới đây của công ty tư vấn Boston Consulting Group (BCG) cho biết “tầng lớp trung và thượng lưu” với mức thu nhập từ 714 USD/tháng ở Việt Nam sẽ tăng lên mức 33 triệu người trong thời gian 2014-2020.

Trong khi đó, công ty nghiên cứu thị trường Nielson ước tính rằng dân số thuộc tầng lớp trung lưu của Việt Nam sẽ đạt mức 44 triệu người vào năm 2020, và 95 triệu người vào năm 2030. Cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của tầng lớp giàu có thì nhu cầu đầu tư của họ cũng tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, những kênh đầu tư được ưa chuộng những năm trước đây như chứng khoán, vàng hay ngoại tệ lại không phải là kênh đầu tư hấp dẫn trong một hai năm qua. Theo khảo sát về xu hướng lựa chọn tài sản đầu tư được thực hiện trong năm 2016 của CTCK Kỹ thương (TCBS) mới đây cho biết chứng khoán chỉ xếp vị trí thứ 3 trong mắt giới đầu tư Việt, đứng sau Bất động sản cho thuê và bất động sản mua. Đánh giá về vấn đề này, Giám đốc điều hành CBRE ông Marc Townsend cũng từng phải công nhận rằng: "Ở các thị trường nước ngoài, người ta mua chứng khoán nhiều hơn bất động sản. Nhưng ở Việt Nam người dân thích đầu tư bất động sản hơn là bỏ tiền vào các quỹ đầu tư hay chứng khoán”. Chính vì vậy, khi tầng lớp trung lưu ngày càng tăng lên chóng mặt cũng là lúc nhu cầu mua bất động sản của người dân cũng dần lên cao. Ông Marc cho biết đã từng ở Việt Nam 14 năm, và lần đầu tiên ông thấy thị trường bất động sản đang có biến động, tăng trưởng mạnh như vài năm trở lại đây với nhiều khoản vay từ ngân hàng đổ vào đất đai, nhiều hoạt động xây dựng Trung tâm thương mại, dự án nhà ở cao cấp, bất động sản nghỉ dưỡng…

 Nhận định của ông Marc càng được chứng minh khi số liệu của CBRE cho thấy số giao dịch BĐS thành công trong vài năm trở lại cao gấp 3-4 lần so với cách đây vài năm, thậm chí năm 2015 giao dịch BĐS còn đạt mức kỷ lục trong lịch sử, cao hơn thời kỳ sốt đất năm 2007. Bước sang năm 2016, tỷ lệ giao dịch thành công vẫn tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng tại Hà Nội, quý 3 có 6.800 căn mở bán thì có tới 5.279 căn hộ đã được bán ra, tăng 52% so với quý trước. Còn tại TPHCM, trong quý 3 có 8.016 căn hộ được mở bán, số căn hộ bán được đạt 7.811 căn, tăng 32% so với quý trước. Không chỉ có phân khúc căn hộ mà các sản phẩm BĐS nghỉ dưỡng như căn hộ condotel, biệt thự, nhà liền kề, đất nền cũng đang được giao dịch với tốc độ khá cao khi giới nhà giàu săn lùng làm của để dành sinh lời dài hạn.

Sức nóng của các phân khúc này có thể thấy rõ ở các thị trường như Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng.... Có thể thấy rõ ràng thu nhập người dân và đầu tư bất động sản luôn tỷ lệ thuận với nhau, khi người dân có tiền, bất động sản trở thành kênh đầu tư an toàn, bền vững được nhà đầu tư lựa chọn đầu tiên. Chính vì vậy, với những dự báo về tầng lớp trung lưu tăng lên nhanh chóng cũng là một cánh cửa mở ra cho các doanh nghiệp BĐS tranh thủ cơ hội.

Theo Trí thức trẻ

Hà Nội: Hoàn thành phá dỡ tầng 19, nhà 8B Lê Trực

Công ty CP Phương Bắc cho biết, đơn vị đã hoàn thành việc phá dỡ, cắt khúc xong toàn bộ dầm, sàn, cột bê tông, tum thang tầng 19, nhà 8B Lê Trực theo chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội. Nhà thầu cam kết sẽ tập trung máy móc và nhân lực để hoàn thành việc vận chuyển bê tông đã cắt khúc, phá dỡ xuống mặt đất trước ngày 30/10. 


Đã hoàn thành tháo dỡ tầng 19, tòa nhà 8B Lê Trực


 Về việc lập phương án phá dỡ giai đoạn 2 (xử lý khoảng lùi), Công ty CP Phương Bắc cho biết, hiện đơn vị đang chờ bản thiết kế phương án phá dỡ giai đoạn 2 của đơn vị thiết kế tòa nhà là Công ty Tư vấn Đại học Xây dựng và đánh giá của các chuyên gia ngành xây dựng về kết cấu, kiến trúc của tòa nhà.

 (Theo Tiền Phong)

Bất động sản và những phong cách "ngoại"

Trong mạch chảy hình thành quần thể chung cư, khu đô thị mới, ngày càng nhiều phong cách ngoại quốc được du nhập vào Việt Nam từ chất lượng, kiến trúc, tới quản lý dịch vụ… Quãng thời gian 2005-2010, thị trường Hà Nội chỉ ghi nhận số ít các khu đô thị mới (KĐTM) được xây dựng bởi các thương hiệu mạnh trong làng BĐS. Điển hình như Linh Đàm do Tập đoàn HUD xây dựng, phát triển, quản lý hay Trung Hòa – Nhân Chính do Vinaconex làm chủ đầu tư. Gần đây, lượng KĐT do doanh nghiệp nội tạo lập được bổ sung thêm các dự án như Simco Mỹ Đình Sông Đà, Hapulico Complex, Lideco,… 


Những khách hàng tại Mulberry Lane từng “ngậm đắng” vì chất lượng căn hộ không như quảng cáo
Những khách hàng tại Mulberry Lane từng “ngậm đắng” vì
chất lượng căn hộ không như quảng cáo


Trong 2 năm qua, thanh khoản thị trường dần hồi phục cùng hàng loạt các yếu tố như chính sách tín dụng, quản lý BĐS được bổ sung, hoàn thiện tích cực, thì lượng dự án nhà ở thương mại đã gia tăng đột biến so với thời điểm trầm lắng trước đó. Qua các sản phẩm được giới thiệu rầm rộ, nhiều bộ tiêu chuẩn ngoại đang chảy vào mạch phát triển KĐT tại những địa bàn phát triển mạnh về BĐS như Hà Nội, Tp.HCM… Có thời điểm, các nhà đầu tư địa ốc Hà Nội sốt xình xịch bởi dự án Muberry Lane (Hà Đông). Với quảng bá “phong cách Singapore”, tổ hợp KĐT này từng rơi vào tình trạng cháy hàng, bán chênh cao nhất nhì thị trường nhà ở giai đoạn 2013-2014.

 Tới đầu 2016, vẫn là phong cách thiết kế, kiến trúc tới từ đảo quốc Sư tử, dự án Seasons Avenue (đối diện Muberry Lane) được quảng cáo dồn dập như một lựa chọn không thể chối từ. Mulberry Lane Những khách hàng tại Mulberry Lane từng “ngậm đắng” vì chất lượng căn hộ không như quảng cáo Trước đó, không thể không nhắc tới điển hình Mandarin Garden (khu Đông Nam Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy) của Hòa Phát. Đây là tổ hợp thương mại nhà ở bách hóa tổng hợp giữa thiết kế Âu –Á (Singapore – Italia). Tại thời điểm quý I/2016, dự án được ghi nhận mức giá cao ngất ngưởng 50-55 triệu đồng/m2 đủ nội thất. Bên cạnh đó, đô thị Hà Nội cũng được đa dạng hóa bởi các nét kiến trúc từ Hàn Quốc (chung cư Booyoung Vina, KĐT Mỗ Lao). Vừa qua, Tập đoàn Daewoo Engineering & Construction (Daewoo E&C) công bố thông tin về tiến độ và kế hoạch triển khai dự án Star Lake – một KĐT kiểu Hàn Quốc tại Hà Nội. Với Star Lake, Daewoo E&C sẽ trở thành công ty tư nhân Hàn Quốc đầu tiên thực hiện dự án tự đề xuất với Chính phủ Việt Nam và đây cũng là lần đầu Hàn Quốc xuất khẩu một dự án nhà ở mang phong cách Hàn Quốc. Star Lake là dự án có quy mô 1,86 triệu m2 thuộc khu vực Hồ Tây do công ty TNHH Phát triển THT – công ty con của Daewoo E&C làm chủ đầu tư. Dự án có tổng chi phí đầu tư khoảng 2,2 tỷ USD, trong đó, giai đoạn I là 1,2 tỷ USD. Được biết, Daewoo E&C sẽ bắt đầu bán 182 căn nhà 4 tầng đầu tiên trong năm 2016. Theo dự kiến, giá bán sẽ dao động từ 720.000 USD - 2,35 triệu USD. Trong năm tới, sẽ có khoảng 600 căn hộ tiếp theo dự kiến tung ra thị trường.

Dự án được bàn giao bắt đầu từ giữa năm 2017. Bình mới, rượu cũ? Quảng bá dựa trên thương hiệu nước ngoài, phong cách quốc tế, nhưng nhiều dự án kiểu này lại tỏ ra không thuyết phục người tiêu dùng khi triển khai, vận hành, phục vụ cư dân Việt. Đơn cử, dự án Mulberry Lane là “con lai” giữa Tập đoàn CapitaLand (Singapore) và công ty CP Đầu tư & Phát triền cơ sở hạ tầng Hoàng Thành. Hai đơn vị này đều đứng vai trò chủ đầu tư và đơn vị thi công dự án. Mulberry Lane gồm 5 tòa tháp từ A, B, C, D và E, cuối 2013 bắt đầu đón người dân chuyển về sinh sống. Nhưng ngay từ khi chuyển đến, cư dân đã nhận đủ bất cập trong quá trình an cư. Giữa năm 2014, block E có 340 căn hộ nhưng chỉ có 3 thang máy vận hành một cách chập chờn. Bỏ ra 1.700 – 1.900 USD để sở hữu mỗi mét vuông căn hộ đẳng cấp Singapore, nhiều “thượng đế” tại Mulberry Lane đã phải “ngậm đắng” vì trót tin thương hiệu Capitaland cũng như quảng cáo hấp dẫn về một quần thể kiến trúc ngoại giữa lòng Thủ đô. Chắc hẳn vẫn phải chờ thời gian để khẳng định các tuyệt tác kiến trúc ngoại sẽ thành hình và đóng góp vào bộ mặt đô thị của Thủ đô ra sao.

 Thêm nữa, những tổ hợp dự án mang mác “ngoại” (được phát triển, đầu tư bởi pháp nhân nội hoặc liên danh) cũng tồn tại lỗi cơ bản về chất lượng và quản lý vận hành. Còn nhớ khoảng 1 năm trước, người mua Khu Villa 1, dự án Hyundai Hillstate đã gửi “tối hậu thư” đến chủ đầu tư (công ty TNHH Hyundai RNC Hà Tây) với nội dung: “Nếu không sớm khắc phục chất lượng các công trình xây dựng thì sẽ tiến hành khiếu nại”. Được biết, liên quan tới trách nhiệm bảo hành của chủ đầu tư (đã được cơ quan quản lý cấp Bộ cũng như cấp Sở chỉ rõ), người mua nhà và chủ đầu tư tổ hợp mang phong cách Hàn Quốc đã “va chạm” suốt từ năm 2012 - 2015.

 (Theo Thời báo kinh doanh)

Hơn 50% căn hộ bán được thuộc phân khúc trung cấp

Theo báo cáo tiêu điểm thị trường quý 3/2016 của CBRE công bố hôm nay 28.9, cho thấy phân khúc căn hộ trung cấp vẫn giữ kết quả kinh doanh tốt từ đầu năm với hơn 4.000 căn hộ được tiêu thụ trong quý, chiếm hơn 50% tổng số lượng căn hộ bán được.


Toàn quý đón nhận tổng cộng 8.016 căn hộ mới từ 23 dự án, giảm 17% so với quý trước và giảm 27% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù có số lượng chào bán ít hơn so với quý trước, số căn bán được trong quý này lại tăng 32%, đạt 7.811 căn, giảm 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Về giá bán, quý 3 ghi nhận mức giá chào bán trung bình tăng 2,1% so với quý trước và tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2015. Sự cải thiện về giá được ghi nhận tại tất cả các phân khúc trong đó phân khúc trung cấp có mức tăng cao nhất là 7% so với quý trước. Giá chào bán được ghi nhận tăng ở một số dự án chào bán giai đoạn sau.

CBRE cho biết số căn hộ bán được trong quý 3/2016 tăng 32%

Ngoài ra, các dự án mới chào bán cũng được ghi nhận có mức giá cao hơn so với mức trung bình của thị trường vào quý trước. Về nguồn cung tương lai, trong 4 quý tiếp theo, thị trường dự kiến sẽ có thêm 40.000 căn hộ được chào bán mới. CBRE kỳ vọng thị trường sẽ tiếp tục vận hành tốt trong quý cuối năm khi các chủ đầu tư tự làm mới mình với kế hoạch chào bán các dự án mới trong phân khúc khác các sản phẩm truyền thống của họ. Trong quý 3/2016, nguồn cung thị trường biệt thự và nhà phố xây sẵn đạt gần 500 căn, thấp hơn các quý vừa qua (trung bình 1.000 - 1.200 căn). Như vậy, trong 9 tháng năm 2016, thị trường đã có thêm hơn 2.700 nhà phố/biệt thự xây sẵn được chào bán. Theo thống kê, gần 50% nguồn cung mới đến từ thị trường khu Đông. Tuy nhiên, khác với năm 2015 khi thị trường Q.9 chiếm lĩnh nguồn cung mới, thì năm 2016 chứng kiến các dự án tại Q.2 được chào bán với quy mô lớn. So với quý trước, tốc độ tăng giá cao nhất thuộc về Q.2 với 1,6% nhờ vào các dự án mới chào bán đạt được kết quả kinh doanh tốt. So với cùng kỳ năm ngoái, Q.9 vẫn được ghi nhận là quận có tốc độ tăng giá nhanh nhất, tăng hơn 10%. Còn tại những thị trường lâu năm như Q.7, giá chào bán thứ cấp vẫn ổn định và thường chỉ dao động khoảng 1% cho mỗi quý trong 2 năm gần đây. Tương tự như thị trường căn hộ bán, thị trường bất động sản gắn liền với đất phát triển mạnh gần đây cùng với sự tăng cường kết nối, tiếp cận và cải thiện về cơ sở hạ tầng. Trong hai năm qua, dọc theo tuyến Metro số 1, cao tốc Long Thành - Dầu Giây và gần đây là thông tin về sân bay Long Thành, đường Vành đai 3 cũng khiến cho các dự án phát triển lên mạnh mẽ, đặc biệt là dự án khu đô thị quy mô lớn ở những nơi có quỹ đất dồi dào. Nguồn cung mới trong năm 2016 cao hơn cả năm 2015 cũng vì các khu đô thị mới này.

Theo báo thanh niên
http://thanhnien.vn/kinh-doanh/hon-50-can-ho-ban-duoc-thuoc-phan-khuc-trung-cap-749336.html

Các chuyên gia đánh giá như thế nào về thị trường bất động sản cuối năm 2016?

Bất động sản năm 2016 đã chuyển động hơn nửa chặng đường với vô vàn những diễn biến thất thường so với năm trường. Liệu có xảy ra những điều tương tự trong cuối năm nay? Sau đây là những nhận định từ phía chuyên gia xoay quanh vấn đề thị trường bất động sản trong thời gian tới.


Kịch bản thị trường bất động sản 2016

 Theo bà Dương Thùy Dung, Phó giám đốc Bộ phận Nghiên cứu & Tư vấn CBRE Việt Nam, tại thị trường bất động sản tại TP.HCM, 6 tháng cuối năm 2016, phân khúc bình dân và trung cấp có mức giá vừa phải vẫn sẽ tiếp tục phát triển, không xuất hiện những biến động nhiều. Đối với phân khúc cao cấp, những căn hộ nằm ở vị trí đẹp gần trung tâm, có khả năng tiếp cận gần các cơ sở hạ tầng hoặc các điểm đầu mối giao thông công cộng tốt thì vẫn sẽ có mức hấp thụ tốt. Tuy nhiên, các dự án căn hộ cao cấp có giá ở mức trên khả năng chi trả trung bình của người mua nhưng lại không có được những yếu tố hỗ trợ về mặt vị trí, uy tín của chủ đầu tư hoặc vấn đề về thiết kế thì sẽ gặp tương đối nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với các đối thủ cùng phân khúc.

 Thị trường đang ở trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt Về phân khúc nhà ở hạng sang, bên CBRE dự đoán có thể nửa cuối năm 2016, TP.HCM xuất hiện 1 - 2 dự án hạng sang, tức là không có nhiều dự án mới. Một phần do các chủ đầu tư cũng đang muốn test thị trường với phân khúc này, bởi rất lâu rồi TP.HCM không có những dự án chào bán ở phân khúc hạng sang. Mặt bằng giá trên thị trường có thể thay đổi do có những dự án mới được đưa vào chào bán. Mức giá chào bán có thể cao hơn mức giá trung bình trên thị trường, khiến cho toàn bộ mức giá trên thị trường tăng lên.

Tuy nhiên, cũng tùy từng phân khúc, phân khúc trung bình với mức giá có thể không dao động nhiều; phân khúc cao cấp và hạng sang, nếu như có một vài dự án thực sự được đưa ra chào bán thì có thể sẽ chuyển mặt bằng giá thị trường dao động lên.



Ông Lương Sỹ Khoa, Phó Tổng Giám đốc An Gia Invesment cho rằng. Hiện nay, các phân khúc đều có sự phát triển tương đối ổn định, chưa có sự đột phá rõ ràng. Trong đó, phân khúc trung - cao cấp vẫn đang có dấu hiệu dẫn đầu với giao dịch nhiều nhất. Đây cũng chính là phân khúc chủ lực mà An Gia Investment đang phát triển. Sự gia tăng nguồn vốn FDI vào Việt Nam cũng như thị hiếu của khách hàng sẽ là những yếu tố giúp thanh lọc và đẩy thị trường vào một cuộc cạnh tranh khốc liệt hơn. Các chủ đầu tư phải thực sự uy tín, có tiềm lực tài chính, có chiến lược bài bản, dự án phải thật sự khác biệt, đáp ứng được nhu cầu khách hàng thì mới có thể đứng vững được.

 ...Mặc dù không “nóng” như cùng kỳ năm 2015 nhưng thị trường bất động sản những tháng cuối năm 2016 vẫn sẽ phát triển ổn định và bền vững. Nguồn cung dồi dào, khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn hơn chính là yếu tố đầu tiên tác động đến thị trường.
 Thị trường bất động sản đang thay đổi theo hướng tích cực, có tính bền vững

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, nửa cuối năm thị trường sẽ tích cực hơn so với nửa đầu năm, nhưng bức tranh toàn cảnh cả năm 2016 thị trường bất động sản có xu thế vẫn trong trạng thái chững lại, và tiềm ẩn những yếu tố gây bất ổn. Về việc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 06/2016/TT-NHNN cũng đã phát đi cảnh báo mạnh mẽ đối với thị trường bất động sản, và sẽ tạo bước ngoặt, làm thay đổi thị trường theo hướng tích cực, bền vững.