Hiển thị các bài đăng có nhãn tin bất động sản hà nội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin bất động sản hà nội. Hiển thị tất cả bài đăng

Đầu tư bất động sản đang dịch chuyển dần sang cửa ngõ phía Nam thủ đô Hà Nội

Thị trường bất động sản Hà Nội những năm vừa qua chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ từ khu vực phía Tây nhờ hạ tầng được đầu tư đồng bộ, trong khi đó, khu vực phía Nam lại khá im ắng, khan hiếm. Tuy nhiên, trong hơn 1 năm trở lại đây, bất động sản khu vực phía Nam bắt đầu chuyển động, hàng loạt dự án được mở bán, xóa đi “cơn khát” của người dân và nhà đầu tư.
Xem thêm:

BDS Hà Nội đang dịch chuyển sang phía Nam
BDS Hà Nội đang dịch chuyển sang phía Nam


1. Những đổi mới về hạ tầng

Giai đoạn trước đây, khi có nhu cầu mua nhà, mua căn hộ, ít người lựa chọn khu vực phía Nam Hà Nội - quận Hoàng Mai bởi hạ tầng giao thông chưa thực sự tốt, đặc biệt là tình trạng mỗi khi mưa lớn liên tục xảy ra hiện tượng ngập. Qua khảo sát của phóng viên tại một số công ty môi giới bất động sản nhận thấy, dù khu vực phía Nam có khá nhiều lợi thế như gần, cách trung tâm khoảng 5-7km, giá nhà đất khu vực này cũng “mềm” hơn so với nhiều khu vực khác nhưng khách hàng vẫn khá dè dặt.

Nguyên nhân chính do hạ tầng phát triển chậm, các tuyến đường tương đối nhỏ, trong khi đó một số dự án trong khu vực phía Đông Nam - gần chân cầu Vĩnh Tuy đã hoàn thành tạo áp lực lớn lên hạ tầng giao thông. Hiện tượng tắc đường, khói bụi khiến không ít người e ngại. Một điểm trừ nữa đối với các dự án trong khu vực này chính là thế đất trũng dễ bị ngập khi mưa to.

Chính vì vậy, khách hàng lựa chọn khu vực này chủ yếu tìm đến đất nền, trong khi đó các dự án chung cư thanh khoản khá èo uột. Các dự án lớn chủ yếu nằm chếch về phía Đông Nam. Số lượng dự án thương mại bám theo tuyến đường Giải Phóng không có nhiều…

Nhìn nhận từ phía khách hàng, chị Dương Thu Hà (tỉnh Hải Dương) cho biết: “Năm 2012, thời điểm đó tôi cũng tham khảo thị trường để tìm mua một căn hộ chung cư, tuy nhiên khu vực phía Nam Hà Nội không có nhiều dự án, đặc biệt tôi cũng chưa thực sự ưng ý vì cơ sở hạ tầng khu vực này chưa hoàn thiện, phát triển.

Đến năm nay, khi quyết định chuyển cả gia đình lên Hà Nội, tôi khá ngạc nhiên vì có nhiều sự lựa chọn tại phía Nam Thủ đô do các dự án trong khu vực này được xây dựng tương đối nhiều. Tính từ khu vực đường vành đai 3 trở lại có rất nhiều dự án với mức giá tương đối hợp lý. Gần hơn như khu vực đường Kim Đồng, Tân Mai, Giải Phóng đã có những dự án đang mở bán hoặc gần hoàn thành. Cơ sở hạ tầng thời gian tới cũng hứa hẹn có nhiều thay đổi nên tôi quyết định lựa chọn một căn hộ chung cư ở khu vực này”.

Theo thống kê chưa đầy đủ, trong hai năm trước đây, số lượng dự án căn hộ chào bán mới ra thị trường tại khu vực cửa ngõ phía Nam Hà Nội rơi vào khoảng trên dưới 5.000 căn hộ. Phần lớn căn hộ mới bán thuộc phân khúc nhà giá rẻ, dưới 20 triệu đồng/m2. Cho tới năm 2016, khu vực này mới xuất hiện dự án có quy mô tương đối lớn.

Ông Nguyễn Thành Long, Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản HTL Việt Nam cho biết, việc khánh thành Công viên Yên Sở giúp giá trị các dự án bất động sản khu vực phía Nam Hà Nội tăng đáng kể. Ngoài ra, hàng loạt dự án hạ tầng đã được phê duyệt và đang trong giai đoạn triển khai sẽ là điều kiện để giá trị bất động sản còn tiếp tục tăng. Về phía các chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản đánh giá, quyết định mua nhà tại khu vực phía Nam Hà Nội ở giai đoạn hiện nay là khá hợp lý. Với những người làm việc tại khu vực các quận trung tâm thì khoảng cách di chuyển tương đối gần. Đặc biệt, hạ tầng khu vực này đang chuẩn bị có những bước chuyển biến rõ nét. Nhiều dự án hạ tầng giao thông hoàn thành như mở rộng đường Tân Mai, Kim Đồng (vành đai 2,5), tiếp tục mở rộng đường Tam Trinh, Lĩnh Nam... Tuyến đường hiện đại nối trung tâm hành chính quận Hoàng Mai với điểm đầu đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đã chính thức được thông xe hồi đầu tháng 7. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý để UBND TP Hà Nội thực hiện dự án đường Minh Khai - Vĩnh Tuy - Yên Duyên đoạn nối từ đường Minh Khai (vành đai 2) đến đường Vành đai 2,5 dài khoảng 1,65km.

Ngoài ra, sau khi đoạn đường còn lại nối đường vành đai 2,5 với đường Lĩnh Nam sẽ được UBND quận Hoàng Mai triển khai hoàn thành trong cuối năm nay kết hợp với tuyến đường Minh Khai - Vĩnh Tuy - Yên Duyên sẽ góp phần rút ngắn đáng kể thời gian di chuyển từ khu trung tâm với khu vực phía Nam. Có thể nói, hạ tầng giao thông tại đây đang ngày càng thuận tiện nhờ sự phát triển đồng bộ hệ thống trục giao thông vành đai, xuyên tâm và các tuyến giao thông nhánh đảm bảo kết nối, giảm ùn tắc cục bộ.

2. Hợp lý về giá cả

Cùng với việc mở rộng, xây mới các tuyến đường, khả năng kết nối khu vực phía Nam đã có sự thay đổi đáng kể. Đây cũng là lý do khiến khu vực này thu hút được nhiều dự án bất động sản đầu tư trong thời gian qua. Đánh giá về tầm quan trọng của hạ tầng, Tổng Giám đốc CBRE Việt Nam ông Marc Townsend nhận định: “Sự phát triển của hệ thống hạ tầng giao thông trở thành điểm nhấn quan trọng của thị trường bất động sản. Dự án nào càng thuận tiện về giao thông thì sức hút càng lớn”.

Ghi nhận cho thấy, cùng với vị trí thuận lợi, gần trung tâm, các dự án tại khu vực phía Nam cũng đang nhận được sự chú ý của người mua nhà cũng như các nhà đầu tư bởi giá bán tương đối hợp lý. Ở phân khúc cao cấp, một dự án trên đường Tân Mai do chủ đầu tư và nhà thầu có tiếng trên thị trường thực hiện có giá mở bán khoảng 30 triệu đồng/m2 (bao gồm cả nội thất).

Trong khi đó, một dự án cũng do chủ đầu tư này thực hiện ở khu vực Thanh Xuân (gần Siêu thị Big C) mức giá đang được giao bán đã lên tới hơn 40 triệu đồng/m2. Hay như một dự án vừa được mở bán nằm trên mặt đường Giải Phóng, mức giá được chủ đầu tư đưa ra đối với căn hộ đầy đủ nội thất là 27 triệu đồng/m2.

Như vậy, với mức số tiền hơn 2 tỷ đồng, người mua có thể sở hữu căn hộ rộng 80m2. Theo nhân viên bán hàng, đây là những phân khúc nhà thuộc những dự án thương mại có nhiều ưu điểm và mức giá các đợt mở bán tiếp theo có thể tiếp tục gia tăng. Ở phân khúc thấp hơn, người mua cũng có thể lựa chọn các dự án có vị trí xa hơn, mức giá phổ biến rơi vào khoảng 17-20 triệu đồng/m2. Có thể nói, đây là mức giá tương đối hợp lý so với khoảng cách di chuyển vào trung tâm.

Gần 1,3 tỷ đồng mỗi mét vuông đất khu phố cổ Hàng Trống, Hàng Hành

Mỗi m2 đất mặt tiền hai tuyến phố cổ Hàng Trống, Hàng Hành phố cổ Hà Nội đang được chào 1,25 tỷ đồng, trong khi mức giá cao nhất đã từng giao dịch thành công xấp xỉ một tỷ đồng mỗi m2.

Một mét vuông đất mặt tiền phố Hàng Hành được giao dịch cao nhất với giá 1,25 tỷ đồng. Ảnh: Diệu Huyền

Công ty Gạch Vàng - đơn vị cung cấp dữ liệu định giá đất dựa trên thuật toán và tương tác của hơn 2 triệu lượt người tìm kiếm mỗi tháng vừa công bố nghiên cứu mới về top 10 tuyến đường có giá đất cao nhất thủ đô. Kết quả của báo cáo cập nhật đến ngày 10/11/2016, cho thấy các tuyến phố có giá đất dẫn đầu thị trường Hà Nội đa phần nằm trong phố cổ. Theo nghiên cứu này, trong top 10 tuyến đường có giá đất dẫn đầu thủ đô thì có đến 9 tuyến đường thuộc quận Hoàn Kiếm. Hàng Trống, Hàng Hành là 2 phố có giá đất mặt tiền ngang ngửa nhau và cùng dẫn đầu TP Hà Nội. Giá thương lượng cao nhất ghi nhận được trong hơn 10 tháng qua lên đến 1,25 tỷ đồng mỗi m2, giao dịch thành công phổ biến ở ngưỡng một tỷ đồng mỗi m2, mức bình quân đạt 750 triệu đồng và thấp nhất khoảng 635 triệu đồng một m2.

Xếp vị trí thứ ba là đường Phan Chu Trinh ghi nhận 741,6 triệu đồng mỗi m2. Phố Nguyễn Biểu thuộc quận Ba Đình, xấp xỉ 730 triệu đồng. Chốt chặn ở vị trí cuối cùng của top 5 là tuyến đường Bảo Khánh được định giá 700 triệu đồng mỗi m2. Những vị trí xếp thứ sáu đến cuối top 10 lần lượt là các phố Hàng Cá (663,3 triệu đồng mỗi m2), Hai Bà Trưng (634,4 triệu đồng), Nhà Chung (600 triệu đồng), Nguyễn Hữu Huân (582,3 triệu đồng), Độc Lập (580 triệu đồng). Ngoài ra, đơn vị này còn cung cấp top 5 quận có giá đất cao nhất Hà Nội dựa trên phương thức tính giá bình quân. Quận Hoàn Kiếm là địa bàn dẫn đầu, ghi nhận 349,7 triệu đồng mỗi m2, bỏ xa các vị trí còn lại. Xếp thứ hai là quận Ba Đình đạt 170 triệu đồng mỗi m2. Quận Đống Đa và Hai Bà Trưng lần lượt giữ vị trí kế tiếp, có giá 139,7-121,2 triệu đồng mỗi m2. Quận Cầu Giấy nằm cuối top 5 với trên 106 triệu đồng mỗi m2.

Năm 2015, bảng giá đất của TP Hà Nội được phê duyệt và có giá trị trong 5 năm (2015 - 2019), khung đất thuộc quận Hoàn Kiếm đạt mức kịch trần theo quy định của Chính phủ, có giá cao nhất 162 triệu đồng mỗi m2. Tuy nhiên, so với giá rao bán và giao dịch thực tế, đây được xem là mức quá thấp.

Ông Nguyễn Đăng Thắng, Giám đốc Sàn bất động sản Nhà đất Hạnh Phúc, đơn vị chuyên về phân khúc này cho biết, tại Hà Nội, khu vực gần hồ Hoàn Kiếm là mức giá bất động sản đang được rao bán và giao dịch ở mức cao nhất. Theo đó, tại một số con phố như Hàng Hành, Bảo Khánh... gần đây được rao giá khoảng 1,2 tỷ đồng mỗi m2. Mức đã giao dịch thành công chỉ thấp hơn một chút, khoảng 1,1 đến 1,150 tỷ đồng một m2. Các con phố khác như Hàng Trống, Phan Chu Trinh... mức giá có "mềm" hơn một chút nhưng cũng không dưới một tỷ đồng. "Mức giá còn phụ thuộc vào diện tích lô đất, chiều rộng của mặt tiền và giá trị công trình xây dựng trên khu đất. Những lô đất nhỏ giá mỗi m2 càng cao hơn và ngược lại", ông Thắng cho hay. Cũng theo lãnh đạo sàn này, so với cùng kỳ năm ngoái, giá mặt phố cổ đã tăng khoảng 10-15%. Còn nếu so với khoảng 3 năm trước, mức giá một số nơi đã tăng tới 30%. Cùng với việc tăng giá, theo ông, tình hình giao dịch cũng khả quan hơn khi nguồn cầu gia tăng gấp đôi so với 2 năm trước.

"Khách hàng mua các tài sản này đa số là sở hữu cá nhân. Đôi khi mức giá bên bán đưa ra cao đến tưởng như vô lý nhưng bên mua vẫn chấp nhận và giao dịch diễn ra khá nhanh", ông Thắng cho hay. Ông cũng cho biết, đơn vị này đang được hơn 100 khách hàng có nhu cầu tìm kiếm nhà mặt phố cổ để mua, con số cao gấp nhiều lần so với khoảng 3 năm trước.

Theo khảo sát của PV, hiện bất động sản tại một loạt khu vực như phố Bảo Khánh, Hàng Trống, Hàng Dầu, Cầu Gỗ, Hàng Gai, Hàng Buồm, Đinh Tiên Hoàng... đang có mức giá rao bán cao nhất, trên một tỷ đồng mỗi m2.

Một chuyên gia nhận định, nếu như tại TP HCM, giá bán trên một tỷ đồng mỗi m2 chỉ ghi nhận ở một vài vị trí cá biệt như khu vực phố đi bộ Nguyễn Huệ thì tại Hà Nội, mức giá bán như vậy nằm rải rác trên địa bàn rộng hơn.

"Mức giá 1,2 tỷ đồng một m2 tại TP HCM chủ yếu ghi nhận với những khách hàng, nhà đầu tư mua gom nhiều lô đất để phát triển dự án lớn. Còn tại Hà Nội, mức giao dịch trên chủ yếu là những khách hàng cá nhân", chuyên gia này đánh giá.


Xem thêm:




Theo Ngọc Tuyên (Vnexpress)

Đầu tư vào Condotel - phải biết làm chủ cuộc chơi

Đầu tư vào căn hộ khách sạn (Condotel) trở thành trào lưu mới trong giới địa ốc trong thời gian gần đây. 

Đầu tư vào căn hộ khách sạn (Condotel)
Đầu tư vào căn hộ khách sạn (Condotel)

 Khác với biệt thự nghỉ dưỡng có giá hàng chục tỷ đồng, giá trị mỗi condotel chỉ từ 1 đến 3 tỷ đồng. Điều này khiến sản phẩm BĐS đầu tư condotel trở nên “hút” một lượng lớn dòng tiền đầu tư.

Vậy BĐS đầu tư condotel là gì? 

 BĐS đầu tư “hot” nhất năm 2016 Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn lưu trú của khách du lịch, bằng việc sử dụng mô hình các căn hộ cao cấp (được trang bị đầy đủ các thiết bị khép kín như một căn hộ thông thường) nhưng lại được vận hành như khách sạn. Khách du lịch vẫn có thể hưởng giá trị tiện ích khép kín của khách sạn như hồ bơi, nhà hàng, dịch vụ phòng, câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe…sản phẩm condotel đã hình thành từ đó.

Mô hình này là sự kết hợp của condominium và hotel tạo thành căn hộ khách sạn (Condotel). Vì đem lại dòng tiền từ việc cho khách du lịch thuê, nên condotel đã nhanh chóng được gắn với yếu tố tài chính tạo thành một sản phẩm BĐS đầu tư “hot” nhất năm 2016. Bằng việc cam kết lợi nhuận từ 8% đến 12% cố định trong nhiều năm khi chủ sở hữu tham gia chương trình cho thuê lại căn hộ mà chủ đầu tư đưa ra, condotel đã trở thành một BĐS đầu tư được ưa chuộng nhất. Giá trị mỗi condotel chỉ từ hơn 1 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng. Cộng với việc hỗ trợ vay vốn từ ngân hàng, nhà đầu tư chỉ cần bỏ ra từ vài trăm triệu đồng là có thể đầu tư vào condotel. Ra đời trong bối cảnh thị trường Việt Nam đang thiếu những kênh đầu tư có lợi tức cố định trong nhiều năm như trái phiếu, chứng chỉ quỹ lại là BĐS, condotel đã đánh đúng nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư nhỏ lẻ, dòng tiền nhàn rỗi. Vì thế, mô hình đầu tư này nhanh chóng tạo “sóng” ở các thị trường có thế mạnh về du lịch như Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, Vũng Tàu, Quy Nhơn,…

 Theo nghiên cứu mới nhất từ CBRE Việt Nam, thị trường condotel đang bùng nổ ở Đà Nẵng và Nha Trang. Trong khi, thị trường Nha Trang khá sôi động nhưng chỉ có nguồn cung khoảng 2.900 căn, thì chỉ trong 3 tháng gần đây có tới 2.800 căn condotel được chào bán ở Đà Nẵng, gấp gần 8 lần so với cùng kỳ năm trước và tăng gấp đôi so với quý II/2016. Nâng tổng số condotel chào bán ở Đà Nẵng lên 5.700 căn trong 9 tháng qua. “Cuộc chơi” không đơn giản Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư không nắm rõ cách chơi thì chẳng khác nào “cầm dao đằng lưỡi”. Nói như vậy bởi lẽ đầu tư condotel không chỉ đơn giản chỉ nhìn vào sự hào nhoáng phía sau của những con số cam kết lợi nhuận, mà đừng sau đó còn nhiều yếu tố nhà đầu tư cần tính đến để có quyết định đúng đắn. Nói như ông Trương Lê Quân, Quản lý Đầu Tư, Savills Hà Nội “cam kết trả lợi nhuận cố định trung bình từ 8-10%/năm trong 8 đến 10 năm thì cũng tương tự phát hành trái phiếu, nghĩa là chủ đầu tư phát sinh nghĩa vụ trả nợ lãi trong thời gian cam kết.” Khi mà các chủ đầu tư đều nhảy vào cuộc chơi cam kết lợi nhuận, lãi suất liên tục được đẩy lên cao, ban đầu tư 8% rồi tới 12% thậm chí có dự án 14%. Điều này lại đem đến một trong những rủi ro cho nhà đầu tư. Nhưng, điều đó chỉ đúng một nửa, bởi những dự án tốt, chủ dự án có nhiều tài sản, dòng tiền đều thì vẫn đủ sức đảm bảo nguồn trả nợ này.

Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu chủ đầu tư không thực hiện được cam kết trả lãi trong thời hạn cam kết? Chủ đầu tư không phải là ngân hàng và đây là rủi ro.

 Do vậy, nếu nhảy vào “cuộc chơi” này điều đầu tiên rất quan trọng đối với nhà đầu tư, đó là phải biết được nghĩa vụ trả nợ lãi này phải quy định rõ trong hợp đồng. Thứ hai, chủ đầu tư dự án là ai, có đủ năng lực thực hiện cũng như vận hành tốt dự án để đem lại dòng tiền ổn định hay không. Một đặc điểm khác cũng cần đặc biệt lưu ý đó là mức cam kết lợi nhuận.

Thực tế, mô hình này không phải mới mẻ trên thế giới, chẳng hạn ở Singapore khoảng 4-9% trong 2 năm, ở Thái Lan khoảng 5-10% trong 5 năm, và đã có rất nhiều dự án thành công. Còn ở Việt Nam, mức cam kết lợi nhuận được đẩy lên rất cao, thậm chí những chủ dự án chưa có danh tiếng còn cam kết 12-14%. Một con số khiến giới chuyên môn phải giật mình.

 Theo Savills, việc cam kết thu nhập chỉ là một hình thức marketing để đẩy nhanh tốc độ bán hàng. Đó chỉ là một kỹ thuật tài chính của chủ đầu tư. Còn nói như bà Dương Thùy Dung, Giám đốc bộ phận nghiên cứu thị trường của CBRE Việt Nam, thì điều này đánh vào tâm lý an tâm đầu tư của nhà đầu tư, có lợi nhuận cố định thì không cần phải lo lắng gì hết. Còn phân tích của Cushman & Wakefield Việt Nam, cho rằng ở một vài dự án tỉ lệ EBITDA (thu nhập trước thuế, trả lãi và khấu hao) từ 35%, điểm hòa vốn đủ để thanh toán lợi nhuận cam kết cho nhà đầu tư dự án cần đạt công suất 60%.

Trong khi đó, công suất trung bình cho thuê khách sạn ở Việt Nam là khoảng 65%. Tỷ lệ chênh lệch không quá nhiều, đây là một rủi ro đối với các chủ đầu tư. Yếu tố lãi suất thả nổi cũng là điểm rủi ro quan trọng và các nhà đầu tư cần tính đến. Trong khi chủ dự án vay người mua với lãi suất cố định chính là mức cam kết lợi nhuận, thì nhà đầu tư lại phải chịu lãi suất thả nổi theo thị trường nếu vay vốn ngân hàng đầu tư mua condotel. Đừng quên có thời điểm lãi suất ngân hàng đã vọt lên mức trên 20%! Lưu ý đến tính pháp lý. Quyền sử dụng lâu dài, kỳ vọng tài sản tăng giá và thu nhập cố định được đảm bảo. Đây có thể coi là yếu tố mấu chốt thu hút người mua vì họ nắm chắc trong tay quyền sử dụng và khai thác tài sản.

Nhưng, đôi khi chính 3 kỳ vọng này lại đem lại những trục trặc cho nhà đầu tư Thực tế, có khá nhiều dự án nghỉ dưỡng chỉ là đất thuê thương mại lâu dài để kinh doanh khách sạn nên các condotel sẽ không được cấp giấy chứng nhận sở hữu tài sản. Giá trị cho thuê không cao như kỳ vọng sẽ tác động ngay đến dòng tiền hàng năm. Nếu không có khách thuê thường xuyên, BĐS sau thời gian cam kết có thể bị xuống cấp, giá trị sẽ bị giảm và chủ sở hữu tốn thêm chi phí bảo trì. Như vậy, có thể nói condotel là một sản phẩm BĐS đầu tư rất được ưa thích, tạo sức hấp dẫn hơn nhiều so với tiền gửi ngân hàng. Nhưng để lựa chọn được những condotel thực sự đem lại hiệu quả thì không phải là một bài toán đơn giản.

 Theo Trí thức trẻ

Hà Nội: Đất thổ cư giá 1 tỷ đồng hấp dẫn hơn chung cư giá rẻ?

Những mảnh đất thổ cư có giá từ 600 triệu đến 1 tỷ đồng ở khu vực ngoại thành Hà Nội đang hút người mua, nhất là các gia đình trẻ thay vì mỏi mắt tìm mua chung cư giá rẻ…. 

Một mảnh đất hơn 50m2 ở khu vực Thanh Trì đang được chủ nhân rao bán giá 22 triệu đồng/m2. Ảnh: Minh Thư

Đa số người mua nhà tìm mua căn hộ chung cư có giá rẻ, hợp túi tiền chỉ trên dưới 1 tỷ đồng nhưng cầu ít, vì vậy nhiều người đã chuyển hướng tìm mua đất thổ cư giá rẻ ở các khu vực ngoại thành Hà Nội.
 Anh Trần Văn Thành, một môi giới nhà đất khu vực thị trấn Văn Điển, Thanh Trì (Hà Nội) cho hay, những mảnh đất thổ cư có diện tích 40-50m2 lúc nào cũng có khách hỏi mua, nhưng thời gian gần đây lượng khách hỏi mua những mảnh đất có giá trên dưới 1 tỷ đồng nhiều hơn trước.
“Chung cư giá rẻ thời gian gần đây không còn nhiều trên thị trường nên việc khách hàng “săn” đất thổ cư giá rẻ là điều dễ hiểu. Hơn nữa, khu vực Thanh Trì không quá xa trung tâm Hà Nội, cơ sở hạ tầng phát triển hơn trước, nhất là tuyến đường nối giữa khu đô thị Pháp Vân – Tứ Hiệp đã và đang hoàn thiện khiến việc lưu thông trở nên thuận lợi hơn cho nhiều khu vực”, anh Thành cho hay.

 Theo khảo sát của PV Infonet, những khu vực cách đường Giải Phóng khoảng 1-2km đang có những mảnh đất rao bán ở mức giá khá rẻ.

 Đơn cử, chủ một mảnh đất hơn 50m2 đã có sổ đỏ, ngõ vào hơn 2m ở xã Tứ Hiệp đang rao bán giá 22 triệu đồng/m2. Theo giới thiệu, mảnh đất này nằm rất gần khu đô thị Tứ Hiệp và chỉ cách đường Giải Phóng hơn 1km, gần chợ Tứ Hiệp, trung tâm thương mại Thanh Trì, bệnh viện Văn Điển… Như vậy, mảnh đất này có giá rao bán chỉ khoảng 1,1 tỷ đồng, ngang bằng với giá một căn hộ chung cư giá rẻ hay một căn hộ ở dự án nhà ở xã hội.

 Cũng tại khu vực Thanh Trì, nhưng nếu đất nằm bên kia đường tàu thuộc khu vực xã Vĩnh Quỳnh thì giá đất còn được rao bán rẻ hơn nhiều. Chẳng hạn, chủ mảnh đất thổ cư 53m2 ở Vĩnh Ninh, Vĩnh Quỳnh có ngõ vào 2m đang rao bán giá chỉ 12 triệu đồng/m2. Tính ra, mảnh đất này chỉ hơn 600 triệu đồng.

 Lùi xuống khu vực xã Ngọc Hồi (Thanh Trì), chủ nhân mảnh đất 50m2 hướng Đông Bắc đang có nhà cấp 4 cho thuê rao bán giá 850 triệu đồng. Theo giới thiệu, mảnh đất này cách cầu Ngọc Hồi 300m, gần bệnh viện Nông Nghiệp, gần trường học cấp 1,2 và 3 Ngọc Hồi. Như vậy, mỗi mét đất ở đây rao bán chỉ 17 triệu đồng/m2.

 Một khu vực ngoại thành khác của Hà Nội là huyện Đông Anh, khảo sát giá đất ven theo trục đường Võ Nguyên Giáp cho thấy so với đầu năm 2015, giá đất tại khu vực hai bên tuyến đường Võ Nguyên Giáp đã tăng khoảng 10-15%.

 Giá đất mặt đường tại khu vực xã Vĩnh Ngọc sát đường gom cầu Nhật Tân, giá đất dao động từ 60-80 triệu đồng/m2, đất trong ngõ có giá từ 20-30 triệu đồng/m2. Thế nhưng, với những mảnh đất ở các xã như Nam Hồng, Hải Bối thì giá đất được rao bán phổ biến ở ngưỡng 7- 15 triệu đồng/m2.

 Đơn cử, chủ một mảnh đất 40m2 ở thôn Hải Bối, xã Hải Bối rộng 5m, dài 8m, ngõ rộng 2,7m đang được rao bán 11 triệu đồng/m2.

 Hay, một mảnh đất 126m2 ở thôn Tằng My, Nam Hồng được chủ nhân giới thiệu nằm trong ngõ to cách đường liên xã 60m, cách chợ Nam Hồng và UBND xã 300m, gần trường cấp 1,2… , cách khu công nghiệp Bắc Thăng Long 1,5km, cách đường 23B 700m đang được rao bán giá 9,5 triệu đồng/m2. Như vậy, mảnh đất này có giá khoảng 1,2 tỷ đồng.

 Theo quản lý sàn giao dịch nhà đất Hoàng Gia, nhiều cặp vợ chồng có nhu cầu nhà ở nhưng lại không thích mua chung cư giá rẻ mà vẫn thích mua đất để xây nhà riêng, đây cũng là một tâm lý dễ thấy ở người Việt và những mảnh đất thổ cư có giá từ 600 triệu đến trên 1 tỷ đồng, đã có sổ đỏ là phân khúc được nhiều khách hàng quan tâm, dịp cuối năm càng tăng mạnh hơn. Chính vì thế, chỉ ở khu vực ngoại thành thì khách hàng mới có thể cơ hội tìm những mảnh đất thổ cư giá rẻ ngang căn hộ chung cư giá rẻ.

 Theo Minh Thư (Infonet.vn)

Dự án hợp tác với Singapore giúp bất động sản Bình Dương ngày một nóng

Trong hai thập kỷ qua, VSIP đã thu hút tổng vốn đầu tư lên đến 9 tỷ đô la Mỹ từ hơn 630 công ty đa quốc gia. Vận dụng kinh nghiệm quản trị quốc tế và phương thức vận hành hiệu quả từ Singapore, VSIP thúc đẩy quá trình chuyển đổi và nâng cao giá trị kinh tế từ đóng góp của các khách hàng là doanh nghiệp nước ngoài. 


The Habitat Bình Dương
The Habitat Bình Dương


Các dự án VSIP có quy hoạch tổng thể hiện đại, cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, hệ thống giao thông kết nối tốt, tiên phong áp dụng các sáng kiến bền vững tạo ra một môi trường sống, làm việc, học tập và vui chơi đẳng cấp quốc tế cho cộng đồng hơn 174.000 người lao động trong và ngoài nước. Tiếp nối sự thành công của các dự án khu công nghiệp, năm 2016 cũng đánh dấu những bước tiến đáng kể trong mảng bất động sản dân dụng của VSIP tại các tỉnh thành. Không nằm ngoài dự đoán của giới chuyên gia, dự án khu căn hộ đẳng cấp quốc tế The Habitat Bình Dương đã thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư và khách hàng với gần 100% căn hộ của tòa tháp đầu tiên đã chính thức có chủ.

Công ty TNHH Phát triển VSIP-Sembcorp Gateway, đơn vị phát triển dự án, cùng các đối tác lớn từ Singapore và Nhật Bản đang ráo riết chuẩn bị cho lễ mở bán tòa tháp thứ 2(Tòa View Plus). Được biết, dự án The Habitat được qui hoạch phát triển gồm 11 tòa tháp. So với tòa tháp đầu tiên và các tòa tháp sau này, Tòa View Plus có lợi thế vượt trội với vị thế chính diện ngay cửa ngõ chính ra vào dự án, là nơi hội tụ các luồng sinh khí tốt lành, trọng tâm thu hút sức sống cho toàn dự án. Nằm ở vị trí “trung tâm của trung tâm”, Tòa View Plus sở hữu một tầm nhìn thoáng rộng bốn hướng, ngaychính diện là hồ bơi và sân vườn tuyệt đẹp. Từ ban công căn hộ của mình, gia chủ sẽ có thể phóng tầm mắt bao quát toàn bộ không gian sống xanh thoáng đãng xung quanh.

Ngoài đẳng cấp, tòa tháp A1 còn đem lại cho cư dân phong cách sống năng động và chất lượng sống tiện nghi nhờ thiết kế tòa tháp nằm sát cạnh Hồ bơi và Khu phong tập đa năng cộng đồng đang được xây dựng và sẽ sớm hoàn thiện vào tháng 1/2017trước khi bàn giao căn hộ. Chỉ sau vài bước sải chân, cư dân đã có thể khởi động ngày mới bằng một bài tập chạy bộ với máy móc tối tân hay cùng con trẻ ngâm mình trong bể bơi vào lúc chiều tà và tận hưởng những giây phút thảnh thơi cùng gia đình. Thật tuyệt vời khi các tiện ích có thể giúp bạn thu xếp cuộc sống một cách gọn gàng và thông minh.

 Với 128 căn hộ thuộc Tòa View Plus sắp được tung ra vào thời điểm bất động sản tại Bình Dương và khu vực giáp ranh TP.HCM đang tăng nhiệt, dự án được các chuyên gia dự đoán sẽ tạo sóng đặc biệt là trong dịp cuối năm, thời điểm vàng của giới kinh doanh bất động sản.Tòa View Plus hiện vẫn tiếp tục nhận được sự quan tâm rất lớn của các chuyên gia nước ngoài, tại đây sẽ hình thành cộng đồng dân cư đa quốc gia. Nói về triển vọng đầu tư bất động sản tại Bình Dương, hầu hết các chuyên gia và nhà đầu tư đều đánh giá khá tốt. Theo quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt, Bình Dương sẽ là thành phố trực thuộc trung ương trước 2020 (cùng với TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ).

Từ nay tới thời điểm đó chỉ còn vài năm nên việc đầu tư bất động sản vào Bình Dương thời điểm này là phù hợp. Mặt khác, tốc độ tăng trưởng, đô thị hóa của Bình Dương luôn ổn định ở mức cao cũng tạo ra niềm tin cho các nhà đầu tư. Hiện toàn tỉnh Bình Dương có trên 2.000 dự án FDI đang hoạt động, mỗi năm tỉnh đều thu hút thêm 1-2 tỷ USD vốn FDI nên liên tục tạo ra sức sống mới cho nền kinh tế, tạo thêm việc làm cho hàng ngàn lao động trong nước và thu hút thêm hàng trăm chuyên gia nước ngoài đến sống và làm việc tại đây mỗi năm.

Theo Dân Trí

NGỌT ĐẮNG VỚI BẤT ĐỘNG SẢN SINH THÁI VEN ĐÔ

Đặt cược vào bất động sản sinh thái từ nhiều năm nay, song không phải chủ đầu tư nào cũng gặt hái “quả ngọt”. Báo cáo thị trường bất động sản vừa phát hành của Hiệp hội bất động sản Việt Nam (VNREA) dành phần lớn để bàn về câu chuyện phát triển bất động sản xanh tại Việt Nam. 


Bất động sản sinh thái ven đô
Bất động sản sinh thái ven đô


Theo đơn vị này, sự phát triển mạnh mẽ của các dự án tại nhiều đô thị lớn của Việt Nam tạo nên nguồn cung đa dạng cho thị trường, nhưng mặt khác cũng dẫn đến nguy cơ hình thành những khu đô thị kém bền vững do tiêu tốn năng lượng, môi trường xanh bị phá vỡ và mất cân bằng sinh thái. "Phát triển đô thị xanh là xu hướng tất yếu. Hướng đi mới này thu hút sự quan tâm của khách hàng. Trong bối cảnh áp lực đô thị không ngừng gia tăng như hiện nay thì các dự án xanh càng trở nên cấp thiết nhờ góp phần giúp cư dân cải thiện sức khỏe, giảm nguy cơ bệnh tật và tuổi thọ", báo cáo nhận định. Cũng theo cơ quan này, thị trường thực tế nhìn thấy là các dự án đô thị xanh cũng mang lại hiệu quả cho chủ đầu tư khi có thể bán hàng nhanh hơn, giá cao hơn từ 4-8% so với sản phẩm tương tự. Tuy nhiên, thực tế không phải đến nay mà cách đây vài năm trước, nhiều chủ đầu tư đã đón đầu xu hướng đầu tư bất động sản sinh thái ở các vùng ven Hà Nội.

Trào lưu đầu tư bất động sản sinh thái nổi lên trong giai đoạn thị trường sốt giá từ khoảng năm 2009-2010 với làn sóng xây dựng biệt thự, nhà vườn ven đô. Khi đó, nhiều chủ đầu tư định hướng đây sẽ khoản đầu tư lâu dài và trở thành “ngôi nhà thứ hai” của cư dân nội thành. Những chủ đầu tư có tiềm lực lớn cho đến những đơn vị tay ngang cũng tham gia thị trường với hàng chục dự án lớn, nhỏ khác nhau. Đến nay, đã có một số dự án được đánh giá khá thành công với các sản phẩm ở phân khúc này, như trường hợp một khu đô thị sinh thái được triển khai từ năm 2010 tại Hưng Yên - nơi vốn không thật sự có ưu thế về vị trí gần trung tâm Hà Nội.

Tuy nhiên, nhờ có phương thức đầu tư bài bản, nghiên cứu thị trường kỹ nên dự án này đã mở ra trào lưu mới cho cư dân trong nội thành. Trong những đợt mở bán từ đầu năm nay, chủ đầu tư còn đưa ra loại sản phẩm có mức giá trên dưới một tỷ đồng để nhắm vào những đối tượng gia đình trẻ và khá thành công với chiến lược mới. Tuy nhiên, thực tế, trên thị trường không phải chủ đầu tư nào theo đuổi phân khúc bất động sản sinh thái ven đô cũng thu về "quả ngọt". Một loạt dự án được tung ra thị trường trong giai đoạn phát triển nóng tại các huyện ngoại thành Hà Nội, Lương Sơn (Hòa Bình) như dự án biệt thự nhà vườn Xanh Villas (huyện Thạch Thất) của Công ty TNHH Bất động sản Xuân Cầu, Khu biệt thự Ngôi nhà mới (New House) của Công ty cổ phần Thương mại dịch vụ Lã Vọng và một loạt dự án sinh thái khác tại Lương Sơn, Hòa Bình như Dream House, Beverly Hill, Eco Valley, Mountain Villas, Green Oasis Villas… Tuy nhiên, sau thời gian quảng bá rầm rộ để bán hàng thì số phận các dự án này lại rất hẩm hiu. Một số cho đến nay vẫn chưa thể triển khai được. Những dự án còn lại tuy triển khai một số hạng mục từ vài năm trước song đến nay vẫn không có một bóng người đến ở. Thậm chí, sau khi được xây dựng và bán cho khách hàng nhưng không có một bóng người đến ở, nhiều dự án trở thành gánh nặng cho chủ đầu tư khi phải quản lý, duy trì một dự án rộng hàng chục ha với rất nhiều căn biệt thự, nhà liền kề bỏ hoang. Có những chủ đầu tư không chịu được sức ép tài chính, đến nay gần như không còn hoạt động hoặc nằm trong danh sách nợ thuế. Gần đây, khi thị trường bất động sản phục hồi, một số chủ đầu tư tiếp tục rao bán với mức giá khá rẻ, song vẫn không có giao dịch. Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh - Giám đốc sàn bất động sản 24h cho rằng, một trong những lý do khiến phân khúc bất động sản sinh thái gặp khó trong thời gian qua là vấn đề thủ tục pháp lý và hạ tầng kết nối các dự án còn chưa tốt.

Theo ông, các dự án ở phân khúc này đã thành công đều nhờ kết nối tốt hạ tầng giao thông, xe bus, cho đến việc xây dựng, phát triển các tiện ích, dịch vụ, sự kiện vui chơi giải trí cho cư dân trong dự án cũng như ở ngoài nhằm quảng bá hình ảnh. Theo ông Quỳnh, bản thân các dự án sinh thái nằm ở những khu vực chưa có hạ tầng phát triển. Do đó các chủ đầu tư theo đuổi phân khúc này thường phải mất nhiều thời gian triển khai, hoàn thiện hạ tầng cũng như xây dựng các dịch vụ, giải trí nhằm tạo sức hút, lôi cuốn khách hàng đến tham gia sự kiện, thay đổi nhận thức của họ. "Còn nếu không làm được như vậy, người mua cũng không muốn đến ở, mà dùng vào kinh doanh cũng không thu hút được khách. Đó là còn chưa kể đến việc, nhiều dự án quảng cáo là sinh thái nhưng hạ tầng cây xanh chưa chứng minh cho khách hàng thấy như vậy”, ông Quỳnh lý giải.

 Báo cáo của Hiệp hội Bất động sản cũng nhận định, nếu ngày trước, người dân đi mua nhà chỉ mong có được chốn an cư thì nay họ đã chú ý nhiều đến chất lượng chỗ ở gồm các tiện ích nội khu và những diện tích mảng xanh lớn. "Khảo sát tại một số dự án bất động sản, khách mua hỏi rất kỹ về các tiện ích nội khu, đặc biệt là mật độ xây dựng và diện tích cây xanh", VNREA cho hay. Do đó, theo chuyên gia hiệp hội, bất động sản sinh thái còn nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới, song cũng đòi hỏi các chủ đầu tư sự nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường, chiến lược bài bản cũng như chuẩn bị lâu dài về tài chính.

 Theo VnExpress Ngọc Tuyên

Hà Nội: Hoàn thành phá dỡ tầng 19, nhà 8B Lê Trực

Công ty CP Phương Bắc cho biết, đơn vị đã hoàn thành việc phá dỡ, cắt khúc xong toàn bộ dầm, sàn, cột bê tông, tum thang tầng 19, nhà 8B Lê Trực theo chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội. Nhà thầu cam kết sẽ tập trung máy móc và nhân lực để hoàn thành việc vận chuyển bê tông đã cắt khúc, phá dỡ xuống mặt đất trước ngày 30/10. 


Đã hoàn thành tháo dỡ tầng 19, tòa nhà 8B Lê Trực


 Về việc lập phương án phá dỡ giai đoạn 2 (xử lý khoảng lùi), Công ty CP Phương Bắc cho biết, hiện đơn vị đang chờ bản thiết kế phương án phá dỡ giai đoạn 2 của đơn vị thiết kế tòa nhà là Công ty Tư vấn Đại học Xây dựng và đánh giá của các chuyên gia ngành xây dựng về kết cấu, kiến trúc của tòa nhà.

 (Theo Tiền Phong)

Phát triển cơ sở hạ tầng góp phần tăng giá bất động sản

Theo doanh nghiệp tư vấn bất động sản CBRE, ở một số khu vực ngoại thành, ven đô như Q.9 ở TP.HCM và Q.Hà Đông ở Hà Nội tăng giá bình quân lên 10% so với cùng kỳ năm trước. Thậm chí, một số khu vực, bất động sản gắn liền với đất đã tăng giá 20 - 30% so với cách đây một năm. 


Phát triển cơ sở hạ tầng góp phần tăng giá bất động sản

Bất động sản cơ cấu lại sản phẩm Bất động sản chạy đua cam kết lợi nhuận Bất động sản cao cấp khởi sắc trong tháng 6 Nguyên nhân do hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng cải thiện đã tăng cường khả năng kết nối và tiếp cận với khu vực trung tâm thành phố.

Chẳng hạn, sau khi 4 km cuối cùng của tuyến cao tốc Long Thành - Dầu Giây được đưa vào sử dụng, giá nhà đất ở khu vực Q.9 đã tăng liên tục và đà tăng chưa có dấu hiệu ngừng bởi tuyến đường song hành với đường cao tốc này cũng đang được hoàn thiện và tăng cường khả năng kết nối của Q.9 với Q.1 và Q.7. Tương tự tại Hà Nội, ở những khu vực có hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ như quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, giá bất động sản gắn liền với đất đã đẩy lên đỉnh cao mới.

10 quận tại Hà Nội sẽ đồng loạt có khách sạn 5-6 sao

Mới đây, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa phê duyệt văn bản số 5950/UBND-ĐT yêu cầu Sở Quy hoạch Kiến trúc rà soát quy hoạch các địa điểm trong khu vực có đầy đủ chức năng phù hợp để thực hiện dự án đầu tư xây dựng khách sạn tại 10 quận trên địa bàn. 


Đề án xây dựng khách sạn 5 - 6 sao tại Hà Nội
Đề án xây dựng khách sạn 5 - 6 sao tại Hà Nội


Cụ thể, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung giao Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức nghiên cứu, rà soát quy hoạch các địa điểm đất có chức năng phù hợp để thực hiện dự án đầu tư xây dựng khách sạn chất lượng cao (đạt tiêu chuẩn 5-6 sao) trên địa bàn các quận: Ba Đình, Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh. Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc phải hoàn thành việc rà soát, đề xuất báo cáo UBND TP trước ngày 25/10/2016.

 Mới đây, đánh giá về thị trường Công ty tư vấn BĐS Savills cho biết nguồn cung thị trường Khách sạn Hà Nội giảm 5,2% theo quý do Tổng cục Du lịch quyết định thu hồi xếp hạng 3 sao của 9 khách sạn. Về tình hình hoạt động, báo cáo của Savills cho rằng công suất trung bình giảm 2% theo quý do ảnh hưởng của mùa mưa nhưng tăng 4% theo năm. Giá phòng bình quân tăng 4% theo quý và 12% theo năm. Doanh thu trên phòng tăng 0,8% theo quý và 20% theo năm. Đánh giá về nguồn cung tương lai, Savills cho biết trong năm 2017, một dự án khách sạn 4-sao với quy mô hơn 200 phòng sẽ đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, dự báo cuối năm lượng khách đổ về Hà Nội sẽ gia tăng chính vì thế, phân khúc khách sạn được dự báo sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ trở lại.

 Theo Trí thức trẻ