Hiển thị các bài đăng có nhãn thông tin dự án. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thông tin dự án. Hiển thị tất cả bài đăng

Ngoài xổ số, đối tác của Vietlott còn đầu tư nhiều dự án bất động sản ở Việt Nam

Không chỉ là đối tác kinh doanh với công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott), trước đó Tập đoàn Berjaya (Malaysia) đã đầu tư hàng loạt siêu dự án tỷ đô tại Việt Nam.

Xem thêm:



Đầu năm 2016, Tập đoàn Berjaya Berhad và Công ty TNHH MTV Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) đã được trao hợp đồng độc quyền đầu tư và vận hành một dự án xổ số điện toán. Hợp đồng trị giá hơn 210 triệu USD và có thời hạn trong vòng 18 năm, bắt đầu có hiệu lực sau 6 tháng kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận.

Tuy nhiên đây không phải là dự án đầu tiên tập đoàn này đầu tư tại Việt Nam. Cách đây gần 10 năm Berjaya đã nhận được giấy phép đầu tư cho nhiều dự án bất động sản lớn tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư khoảng gần 10 tỷ USD, trong số đó có 2 dự án lớn được đầu tư tại TPHCM.

Hàng loạt dự án khổng lồ

Từ đầu năm 2006, Berjaya đã bắt đầu thăm dò và tìm hiểu về môi trường đầu tư tại Việt Nam. Đến tháng 2/2007, Berjaya đã chính thức trở thành tập đoàn Malaysia đầu tiên nhận được giấy phép đầu tư và phát triển về bất động sản tại Việt Nam. Các dự án đầu tư của tập đoàn này luôn kèm theo một số vốn "khủng" dàn trải từ Bắc vào Nam.

Khu Đô thị mới Nhơn Trạch được xem như là một dự án điển hình cho thất bại của Berjaya
Khu Đô thị mới Nhơn Trạch được xem như là một dự án điển hình cho thất bại của Berjaya

Khu Đô thị mới Nhơn Trạch được xem như là một dự án điển hình cho thất bại của Berjaya. Ảnh: Lê Quân. Khu Đô thị mới Nhơn Trạch được xem như là một dự án điển hình cho thất bại của Berjaya. Ảnh: Lê Quân.

Berjaya khởi động việc đầu tư tại Việt Nam bằng việc phát triển các dự án ở Hà Nội. Ngoài việc đầu tư 500 triệu USD phát triển dự án khu đô thị mới Thạch Bàn (Ha Noi Garden City) thì tập đoàn này còn sở hữu hàng loạt khách sạn lớn, trong đó bao gồm 75% cổ phần khách sạn Intercontinental và 70% cổ phần khách sạn Sheraton.

Đến giữa năm 2008, doanh nghiệp này Nam tiến và đầu tư tại TP.HCM với những dự án có số vốn lớn hơn nhiều lần ở Hà Nội.

Đầu tiên là dự án Khu đô thị đại học quốc tế Việt Nam (VIUT) trở thành dự án FDI có vốn đăng ký lớn nhất từ trước đến nay tại TP.HCM với giá trị đầu tư 3,5 tỷ USD.

Tọa lạc tại xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, VIUT được xây dựng nhằm tạo ra một đô thị có diên tích 1.000 ha với sức chứa 75.000 người. Dự án với 7 phân khu chức năng, trong đó, ba khu chính chiếm diện tích lớn nhất là làng đại học quốc tế, khu trung tâm tài chính, hành chính và khu nhà ở. Quy mô khủng này thực gây nên sự chú ý cho giới đầu tư trong thời điểm đó.

Khi thông tin về “siêu dự án” VIUT còn chưa kịp lắng xuống, cuối năm 2008 tập đoàn này tiếp tục công bố một “siêu dự án” khác là Trung tâm Tài chính Việt Nam (VFC) với mức đầu tư khoảng 900 triệu USD. Dự án này tọa lạc tại quận 10 TP.HCM bao gồm 3 cao ốc với độ cao 48 tầng được sử dụng làm văn phòng làm việc, một cao ốc làm khách sạn quốc tế 5 sao.

Không chỉ dừng lại ở TP.HCM, vẫn tốc độ đầu tư nhanh như vậy, Berjaya liên tiếp giới thiệu hàng loạt dự án lớn ở Đồng Nai như Trung tâm Thành phố mới Nhơn Trạch (Nhon Trach New City Center) (2 tỷ USD), Dự án Biên Hòa City Square (230 triệu USD), Hay xa hơn là sở hữu 70% cổ phần tại Long Beach Resort tại Phú Quốc, Kiên Giang. Gần đây nhất, tập đoàn này còn đánh tiếng sẽ tìm hiểu đầu tư các dự án nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng.

Chỉ trong 2 năm 2007-2008, Berjaya đã đầu tư hàng loạt dự án lớn với tổng mức gần 10 tỷ USD tại Việt Nam. Điều này đã khiến nhiều người lo ngại về tính khả thi của các dự án. Thực tế, hệ quả là tới thời điểm này doanh nghiệp vẫn đang mắc kẹt với hàng loạt dự án đã công bố trước đó.

Phần lớn dự án đều là 'thảm họa FDI'

Các dự án đầu tư của Berjaya Việt Nam thường được chú ý bởi quy mô dự án cũng như nguồn vốn cực kỳ lớn. Tuy nhiên, tỷ lệ nghịch với số vốn công bố, các dự án này được nhắc đến như những “thảm họa đầu tư FDI” trong 10 năm qua.

Ngoài việc hoàn thiện dự án Ha Noi Garden City thông qua liên doanh, hay các khoản đầu tư gian tiếp vào các khách sạn có được những kết quả trực quan, hàng loạt “siêu dự án” ở phía Nam đã công bố dường như vẫn nằm trên giấy.

Cơ cấu nguồn vốn đầu tư vào các dự án ở Việt Nam của tập đoàn
Cơ cấu nguồn vốn đầu tư vào các dự án ở Việt Nam của tập đoàn

Đối với Khu đô thị VIUT, dường như tập đoàn này không để lại dấu ấn nào trong một thập kỷ qua. Theo báo cáo của Ban quản lý Khu đô thị Tây Bắc TP.HCM, hiện nhà đầu tư chỉ mới hoàn thành đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000, được phê duyệt tháng 5/2012. Các khâu đền bù giải phóng mặt bằng, một số hạng mục công trình ở giai đoạn 1 như khu tái định cư, nhà liền kề, nhà vườn, trung tâm thương mại... vẫn chưa được thực hiện như cam kết của chủ đầu tư. Hiện tại cả khu đất rộng lớn chỉ dùng để chăn thả gia súc.

Trung tâm Tài chính Việt Nam hiện tại vẫn chưa được khởi công và công năng chính là bãi giữ xe cho các nhà hàng xung quanh. Trong khi đó, dự án khu đô thị Nhơn Trạch bị UBND tỉnh Đồng Nai thu hồi giấy phép sau thời điểm công bố 1 năm vì nhà đầu tư không triển khai và cũng không làm thủ tục gia hạn.

Đứng trước tình trạng dự án treo quá lâu, mới đây UBND TP.HCM đã chỉ đạo các cơ quan liên quan rà soát tình hình thực hiện của dự án và đề xuất các giải pháp cho dự án này theo hai phương án: Một là tìm cách tháo gỡ khó khăn cho tập đoàn Berjaya trong việc triển khai dự án hoặc thu hồi giấy phép.

Theo nhiều chuyên gia, việc dễ dãi với những siêu dự án tỷ đô của các nhà đầu tư thiếu năng lực sẽ gây nên hậu quả nghiêm trọng. Đây là thời điểm tốt nhất để thanh lọc những dự án được cho là “thảm họa FDI” chứ không phải chiều theo các phương án mà chủ đầu tư đưa ra. Bởi lẽ chủ đầu tư nào cũng có những lý do khách quan đưa ra để bao biện cho những khó khăn của mình.

Theo: Zing News

Thấp thỏm khi dự án 'kim cương' khởi động

Dự án xây dựng lại khu tập thể 30A Lý Thường Kiệt được coi là dự án “kim cương” khi nằm trên một trong những trục đường đẹp nhất Thủ đô. Tuy nhiên, dự án bị chậm triển khai gần chục năm do chưa đạt được đồng thuận với người dân. Mới đây, chủ đầu tư bắt đầu phá dỡ nhiều hạng mục, khiến hàng chục hộ dân thấp thỏm lo lắng.

Cầu thang lên tầng 4 khu chung cư tập thể 30A Lý Thường Kiệt đã bị phá dỡ
Cầu thang lên tầng 4 khu chung cư tập thể 30A Lý Thường Kiệt đã bị phá dỡ

Cầu thang lên tầng 4 khu chung cư tập thể 30A Lý Thường Kiệt đã bị phá dỡ. Cầu thang lên tầng 4 khu chung cư tập thể 30A Lý Thường Kiệt đã bị phá dỡ. Thấp thỏm sống trên “đất kim cương”

Dự án “Xây dựng lại khu tập thể và cải tạo sắp xếp lại trụ sở làm việc tại địa chỉ 30A Lý Thường Kiệt - 33 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)” được coi là dự án “kim cương” do nằm ở vị trí đắc địa 2 mặt phố ngay giữa trung tâm Hà Nội, cách Hồ Gươm chỉ vài trăm mét. Đây cũng là một trong số ít những dự án cải tạo chung cư cũ theo hướng xã hội hoá được kỳ vọng đem lại bộ mặt khang trang đô thị. Tuy nhiên, hơn chục năm nay dự án vẫn “án binh bất động” do chưa có sự đồng thuận giữa chủ đầu tư và người dân. Trong khi vẫn còn khoảng 18/41 hộ dân vẫn còn sinh sống tại khu tập thể cũ tại địa chỉ 30A Lý Thường Kiệt, Cty CP Đầu tư tài chính Toàn cầu đã tiến hành phá dỡ công trình.

Khu tập thể vốn có 2 đường vào, nay cổng 33 Hàng Bài đã bị bịt lại chỉ còn cổng đi từ ngõ 30A Lý Thường Kiệt. Phía bên trong, khu tập thể cũ ngổn ngang gạch đá chồng lên nhau cao đến 2 mét. Một phần phía mặt tiền chung cư 3 tầng đã bị phá dỡ, trong khi những hộ dân phía còn lại vẫn đang sinh sống. Theo ghi nhận, giống như nhiều khu tập thể khác trên địa bàn Hà Nội. Khu tập thể 30A Lý Thường Kiệt đang bị người dân cơi nới “chuồng cọp”, thêm tầng để tăng diện tích sinh hoạt. Những công trình “vá víu” này ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu tòa nhà, nếu có phá dỡ không thể đoán trước điều gì sẽ xảy ra.

Trao đổi với phóng viên, bà Đoàn Thị Vân, một người dân ở đây cho biết, khu chung cư tập thể là một khối liên kết, việc đập phá, tháo dỡ công trình tại đây làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu khu nhà, gây nguy hiểm đến tính mạng của 18 hộ dân còn ở lại. Thực tế, nhiều nhà đã bị nứt tường, nứt trần… Ngoài ra, chủ đầu tư đang chuẩn bị phá ngôi nhà cao tầng sát vách với chung cư. Chung cư tồn tại gần nửa thế kỷ, làm sao chịu được nếu đứng “chơ vơ” không tựa vào công trình khác. “Đây có phải là cách chủ đầu tư ép gần 100 người dân bỏ nhà ra đi?”, bà Vân đặt vấn đề.

Bà Nguyễn Thị Thu Hà (cư dân ở tầng 3) cho biết thêm, người dân vừa đi lại vừa nơm nớp lo sợ vì cần cẩu phá nhà rầm rầm ngay trên đầu, khiến gạch vôi vữa rơi xuống. Nhà để xe bị đổ sập, sân chơi cho trẻ nhỏ ngổn ngang bê tông.

Bà Hà cho biết: Dự án đã có gần chục năm nay, nhưng đến tháng 9/2016 chủ đầu tư mới đưa người đến phá dỡ. Việc phá dỡ khiến các hộ dân đều bất ngờ, vì không được báo trước. “Đến khi các hộ dân khiếu kiện, việc phá dỡ mới được tạm dừng”, bà Hà nói. Người dân luôn đồng thuận với chủ trương của Thành phố, tuy nhiên, chúng tôi bất bình với cách làm việc của chủ đầu tư. Đến nay, chủ đầu tư vẫn chưa có một buổi làm việc trực tiếp để thống nhất phương án đền bù cho người dân.

Dự án vẫn phải chờ

Dự án 30A Lý Thường Kiệt nằm trong chủ trương cải tạo, xây dựng các chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp theo phương án xã hội hóa của TP Hà Nội. Ngày 10/01/2011, Hà Nội ra văn bản số 213 chấp thuận cho phép chủ đầu tư được thực hiện dự án. Các hộ dân cư trú hợp pháp, ổn định, lâu dài tại khu tập thể cũ này sẽ được bố trí tái định cư tại chỗ. Quy mô dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật và công trình nhà ở kết hợp với văn phòng. Có 4 tầng hầm, 1 tầng kỹ thuật với diện tích đất xây dựng 954m2 theo quy hoạch tổng mặt bằng, 55 căn hộ chung cư. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 190 tỷ đồng. Chủ đầu tư được sử dụng kinh doanh để hoàn vốn còn lại khoảng 3.000m2 diện tích xây dựng. UBND TP Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư thực hiện dự án bắt đầu từ quý I/2011, thời gian hoàn thành vào quý I/2013. Tuy vậy, đến nay dự án vẫn chưa hoàn thành khâu giải phóng mặt bằng.

Với tư cách chủ đầu tư, đại diện Cty CP Tư vấn đầu tư tài chính Toàn cầu cho biết, đã đàm phán, thỏa thuận, được 2/3 số hộ dân và các cơ quan, tổ chức ủng hộ và đã di chuyển. Thực tế, chỉ còn 40 người dân ở lại đòi quyền lợi cao hơn, chứ không phải gần 100 người như phản ánh. Trước khi phá dỡ, nhiều lần chủ đầu tư phối hợp cùng đoàn liên ngành đến để đo đạc, chụp ảnh nhà những hộ dân này để có phương án bồi thường nếu xảy ra hư hại trong quá trình phá dỡ. Tuy nhiên, các hộ dân đóng cửa, từ chối làm việc với đoàn liên ngành.

Do dự án đã chậm tiến độ quá lâu, nên chủ đầu tư xin phương án tháo dỡ theo hình thức cuốn chiếu, hộ dân nào đã di dời thì tháo dỡ khu vực đó. Đã được Sở Xây dựng chấp thuận theo văn bản số 8488 và Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận Hoàn Kiếm qua văn bản 1173. “Những hộ dân ở lại đòi quyền lợi quá cao, khoảng 200 triệu đồng/m2, thậm chí đòi đền bù cả diện tích cơi nới. Trong khi đây là dự án tái định cư tại chỗ chứ không phải dự án nhà ở thương mại nên chúng tôi không thể chấp nhận”, đại diện chủ đầu tư khẳng định.

Nguồn: Tienphong.vn (http://www.tienphong.vn/xa-hoi/thap-thom-khi-du-an-kim-cuong-khoi-dong-1078470.tpo)

Xem thêm:



Sự kiện đào tạo đại lý dự án Sun Grand City Ancora Số 3 Lương Yên

Sáng nay ngày 27/11/2016 tại khách sạn Melia. Số 44b Lý Thường Kiệt - Hoàn Kiếm - Hà Nội đã diễn ra buổi training dự án: Sun Grand City Ancora Residence do tập đoàn Sun Group tổ chức thực hiện.

NHÌN XA - TRÔNG RỘNG - Ở GẦN là tiêu chí của dự án Ancora
"NHÌN XA - TRÔNG RỘNG - Ở GẦN" là tiêu chí của dự án Ancora


Theo đó, trong sự kiện sáng nay có sự góp mặt của gần 1000 NV Kinh doanh bất động sản đến từ 10 đại lý lớn tham gia phân phối dự án Ancora Lương Yên.
Đó là những đại lý: Sc Land Việt Nam, Titan Group, TNB Land, An Cư, Cen Group, Bất động sản EZ. v.v.v.

Đông đảo "NVKD" tham gia phân phối dự án Ancora
Đông đảo "NVKD" tham gia phân phối dự án Ancora

Sự kiện diễn ra trong không khí vui vẻ, nhộn nhịp bởi sự nhiệt huyết và hào hứng đến từ các nhân viên kinh doanh bất động sản.

Mở đầu, chương trình là bài phát biểu của Ông: Trần Khanh ( Uỷ viên hội đồng quản trị tập đoàn Sun Group ) chia sẻ về hành trình hình thành và phát triển của tập đoàn Sun Group từ năm 2007 sau khi trở về Việt Nam với một loạt các dự án mang dấu ấn "Vượt Thời Gian".

Nhiều đại diện ưu tú trong giới KD BDS cũng góp mặt tại sự kiện
Nhiều đại diện ưu tú trong giới KD BDS cũng góp mặt tại sự kiện

- Ông Vương Tuấn Long: Giám đốc công ty BDS Mặt trời đơn vị chủ quản dự án Sun Grand City Ancora Lương Yên đã trực tiếp chia sẻ về dự án, các tiêu chí xây dựng căn hộ, điểm mạnh của dự án...

Xem thêm: 

Dự án Sun Grand City Ancora Lương Yên là bước tiến tiếp theo của tập đoàn Sun Group tại thị trường BDS Hà Nội nối tiếp sự thành công từ dự án Sun Grand City Thuỵ Khuê Residence. Sun Group đang mang thương hiệu BDS nhà ở "Sun Grand City" trở nên thân thiện và hấp dẫn hơn bao giờ hết tại thị trường BDS Hà Nội.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Phòng kinh doanh dự án: 

Tư vấn: 097 595 1111
Tham quan nhà mẫu dự án: 09 2222 1886