Cách lựa chọn nhà mua nhà |
Nhà ở là một tài sản rất lớn, thậm chí với nhiều người mua nhà là kết quả của quá trình tích lũy tiền bạc cả đời. Trước khi đi đến quyết định mua, hãy tiến hành tuần tự 7 bước dưới đây để tránh bị vỡ mộng về ngôi nhà mơ ước.
1. Xác định mục đích mua nhà
Khi có ý định mua nhà, trước tiên bạn cần chú ý đến hai điều dưới đây
Mục đích: Mua nhà để làm gì? Làm chỗ ở cho gia đình, để kinh doanh kiếm lời hay kết hợp cả hai? Loại nhà: Nhà mới, căn hộ cao cấp, nhà cũ…?
Thiết kế kiến trúc: Quy mô sẽ có bao nhiêu phòng? Kiểu thiết kế như thế nào? Phong thủy ra sao? Những thông tin trên sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian trong việc tìm kiếm “mái ấm” phù hợp.
2. Cân nhắc tài chính cho căn nhà tương lai
Bạn sẽ mua nhà bằng tiền sẵn có hay vay ngân hàng?
Không nhất thiết phải trả hết một lần cho căn nhà, chỉ cần chi một khoản nhất định, số còn lại có thể trả góp dần. Tuy nhiên, cần nắm chắc thực lực của mình cũng như những thông tin về thời gian cho vay, tỉ lệ điều chỉnh lãi suất theo từng năm để tránh tình trạng vợ chồng “è cổ” ra trả nợ.
Nên mua nhà trong hẻm hay nhà mặt tiền hay nhà cấp 4?
Việc quyết định mua nhà loại nào thường chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi khả năng tài chính và sở thích của người mua. Đối với các cặp vợ chồng trẻ, chọn mua nhà giá rẻ hay căn hộ chung cư đang là xu hướng phổ biến bởi chi phí không quá cao, lại có nhiều chương trình hỗ trợ vay vốn trả góp hấp dẫn.
3. Tìm kiếm nhà bán phù hợp
Thông thường, người mua nhà sẽ áp dụng theo hai cách dưới đây
Tìm thông tin nhà bán trên mạng
Hiện nay có rất nhiều website về bất động sản có công cụ tìm kiếm chuyên nghiệp, giúp bạn có thể phân loại và xác định loại nhà, giá cả, địa điểm gần đúng với mong muốn. Điều này giúp tiết kiệm khá nhiều thời gian Nhờ các đơn vị môi giới nhà đất
Những công ty môi giới, sàn giao dịch nhà đất uy tín sở hữu rất nhiều thông tin cần thiết. Không chỉ giúp bạn tìm kiếm bất động sản ưng ý, họ còn cho bạn lời khuyên, hỗ trợ bạn làm thủ tục giao dịch. Tất nhiên là bạn sẽ phải mất một khoản phí nếu tiến hành theo cách này.
4. Phân tích nhà bán
Phân tích giá trị căn nhà bán theo 5 yếu tố dưới đây:
Yếu tố tự nhiên: vị trí của ngôi nhà, chiều dài, chiều rộng, hình dáng… Liệu vị trí đó có lý tưởng để kinh doanh hay sinh sống hay không?
Yếu tố xã hội: hàng xóm xung quanh, nguồn nước, không khí… Hãy đảm bảo môi trường xung quanh không ảnh hưởng xấu đến việc sinh sống và kinh doanh của gia đình bạn.
Yếu tố pháp luật: nguồn gốc đất, mục đích sử dụng, giấy chủ quyền nhà, tư cách pháp nhân của người bán… Đừng để lâm vào những tình huống dở khóc dở cười như mua nhầm đất thổ cư thành đất nông nghiệp, mua nhà không phải của chủ sở hữu… Yếu tố quy hoạch – xây dựng: tình trạng quy hoạch của khu vực, các chỉ tiêu xây dựng, lộ giới… Nếu vô tình bỏ qua điều này, bạn có thể lâm vào cảnh ở không xong mà bán cũng không được bởi quy hoạch sai.
Yếu tố kinh tế: giá trị của căn nhà và khả năng tăng giá của nó trong tương lai…
5. Tiến hành xem nhà trong nhiều thời điểm
Bạn nên đếm xem nhà vào nhiều thời điểm, kể cả trong những ngày thời tiết xấu. Đó là lúc tốt nhất để bạn kiểm tra tình trạng căn nhà bán. Hãy chắc chắn rằng nó không biến thành biển nước trong những ngày mưa bão. Bên cạnh đó, đi thăm thú khu vực lân cận sẽ giúp bạn biết thêm về môi trường sống xung quanh như trường học, trung tâm mua sắm, chợ búa… Ngoài ra, không nên bỏ qua những thông tin về mức độ an toàn của khu vực sinh sống.
6. Thương lượng giá cả nhà bán
Căn nhà đang bán thường được chủ ra giá cao hơn so với giá trị thật của nó. Do vậy, đừng ngần ngại việc đàm phán và thương lượng về giá cả. Trước đó, bạn nên tham khảo từ những người có kinh nghiệm hoặc thông tin trên mạng để nắm được mức giá chung trên thị trường cho những bất động sản tương tự mà bạn có nhu cầu mua. Mặt khác, bạn cũng có thể nhờ các đơn vị môi giới nhà đất giúp đỡ trong việc đưa ra một con số phù hợp nhất.
7. Tiến hành làm hợp đồng mua nhà
Khi đã đi đến quyết định mua nhà, hãy chắc chắn rằng ngôi nhà đó có đầy đủ giấy tờ hợp pháp. Bên cạnh đó, bạn cũng phải hết sức cẩn thận khi làm hợp đồng mua bán hay các thủ tục sang tên, hợp đồng chuyển nhượng. “Sai một ly, đi một dặm”, nếu chủ quan tự tiến hành, bạn rất dễ gặp những rắc rối lớn liên quan đến pháp luật. Tốt nhất, bạn nên nhờ luật sư tư vấn, giúp bạn giải quyết những vấn đề về hợp đồng và quy trình giao dịch.
Xem thêm: