Hiển thị các bài đăng có nhãn vietlott. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn vietlott. Hiển thị tất cả bài đăng

Ngoài xổ số, đối tác của Vietlott còn đầu tư nhiều dự án bất động sản ở Việt Nam

Không chỉ là đối tác kinh doanh với công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott), trước đó Tập đoàn Berjaya (Malaysia) đã đầu tư hàng loạt siêu dự án tỷ đô tại Việt Nam.

Xem thêm:



Đầu năm 2016, Tập đoàn Berjaya Berhad và Công ty TNHH MTV Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) đã được trao hợp đồng độc quyền đầu tư và vận hành một dự án xổ số điện toán. Hợp đồng trị giá hơn 210 triệu USD và có thời hạn trong vòng 18 năm, bắt đầu có hiệu lực sau 6 tháng kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận.

Tuy nhiên đây không phải là dự án đầu tiên tập đoàn này đầu tư tại Việt Nam. Cách đây gần 10 năm Berjaya đã nhận được giấy phép đầu tư cho nhiều dự án bất động sản lớn tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư khoảng gần 10 tỷ USD, trong số đó có 2 dự án lớn được đầu tư tại TPHCM.

Hàng loạt dự án khổng lồ

Từ đầu năm 2006, Berjaya đã bắt đầu thăm dò và tìm hiểu về môi trường đầu tư tại Việt Nam. Đến tháng 2/2007, Berjaya đã chính thức trở thành tập đoàn Malaysia đầu tiên nhận được giấy phép đầu tư và phát triển về bất động sản tại Việt Nam. Các dự án đầu tư của tập đoàn này luôn kèm theo một số vốn "khủng" dàn trải từ Bắc vào Nam.

Khu Đô thị mới Nhơn Trạch được xem như là một dự án điển hình cho thất bại của Berjaya
Khu Đô thị mới Nhơn Trạch được xem như là một dự án điển hình cho thất bại của Berjaya

Khu Đô thị mới Nhơn Trạch được xem như là một dự án điển hình cho thất bại của Berjaya. Ảnh: Lê Quân. Khu Đô thị mới Nhơn Trạch được xem như là một dự án điển hình cho thất bại của Berjaya. Ảnh: Lê Quân.

Berjaya khởi động việc đầu tư tại Việt Nam bằng việc phát triển các dự án ở Hà Nội. Ngoài việc đầu tư 500 triệu USD phát triển dự án khu đô thị mới Thạch Bàn (Ha Noi Garden City) thì tập đoàn này còn sở hữu hàng loạt khách sạn lớn, trong đó bao gồm 75% cổ phần khách sạn Intercontinental và 70% cổ phần khách sạn Sheraton.

Đến giữa năm 2008, doanh nghiệp này Nam tiến và đầu tư tại TP.HCM với những dự án có số vốn lớn hơn nhiều lần ở Hà Nội.

Đầu tiên là dự án Khu đô thị đại học quốc tế Việt Nam (VIUT) trở thành dự án FDI có vốn đăng ký lớn nhất từ trước đến nay tại TP.HCM với giá trị đầu tư 3,5 tỷ USD.

Tọa lạc tại xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, VIUT được xây dựng nhằm tạo ra một đô thị có diên tích 1.000 ha với sức chứa 75.000 người. Dự án với 7 phân khu chức năng, trong đó, ba khu chính chiếm diện tích lớn nhất là làng đại học quốc tế, khu trung tâm tài chính, hành chính và khu nhà ở. Quy mô khủng này thực gây nên sự chú ý cho giới đầu tư trong thời điểm đó.

Khi thông tin về “siêu dự án” VIUT còn chưa kịp lắng xuống, cuối năm 2008 tập đoàn này tiếp tục công bố một “siêu dự án” khác là Trung tâm Tài chính Việt Nam (VFC) với mức đầu tư khoảng 900 triệu USD. Dự án này tọa lạc tại quận 10 TP.HCM bao gồm 3 cao ốc với độ cao 48 tầng được sử dụng làm văn phòng làm việc, một cao ốc làm khách sạn quốc tế 5 sao.

Không chỉ dừng lại ở TP.HCM, vẫn tốc độ đầu tư nhanh như vậy, Berjaya liên tiếp giới thiệu hàng loạt dự án lớn ở Đồng Nai như Trung tâm Thành phố mới Nhơn Trạch (Nhon Trach New City Center) (2 tỷ USD), Dự án Biên Hòa City Square (230 triệu USD), Hay xa hơn là sở hữu 70% cổ phần tại Long Beach Resort tại Phú Quốc, Kiên Giang. Gần đây nhất, tập đoàn này còn đánh tiếng sẽ tìm hiểu đầu tư các dự án nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng.

Chỉ trong 2 năm 2007-2008, Berjaya đã đầu tư hàng loạt dự án lớn với tổng mức gần 10 tỷ USD tại Việt Nam. Điều này đã khiến nhiều người lo ngại về tính khả thi của các dự án. Thực tế, hệ quả là tới thời điểm này doanh nghiệp vẫn đang mắc kẹt với hàng loạt dự án đã công bố trước đó.

Phần lớn dự án đều là 'thảm họa FDI'

Các dự án đầu tư của Berjaya Việt Nam thường được chú ý bởi quy mô dự án cũng như nguồn vốn cực kỳ lớn. Tuy nhiên, tỷ lệ nghịch với số vốn công bố, các dự án này được nhắc đến như những “thảm họa đầu tư FDI” trong 10 năm qua.

Ngoài việc hoàn thiện dự án Ha Noi Garden City thông qua liên doanh, hay các khoản đầu tư gian tiếp vào các khách sạn có được những kết quả trực quan, hàng loạt “siêu dự án” ở phía Nam đã công bố dường như vẫn nằm trên giấy.

Cơ cấu nguồn vốn đầu tư vào các dự án ở Việt Nam của tập đoàn
Cơ cấu nguồn vốn đầu tư vào các dự án ở Việt Nam của tập đoàn

Đối với Khu đô thị VIUT, dường như tập đoàn này không để lại dấu ấn nào trong một thập kỷ qua. Theo báo cáo của Ban quản lý Khu đô thị Tây Bắc TP.HCM, hiện nhà đầu tư chỉ mới hoàn thành đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000, được phê duyệt tháng 5/2012. Các khâu đền bù giải phóng mặt bằng, một số hạng mục công trình ở giai đoạn 1 như khu tái định cư, nhà liền kề, nhà vườn, trung tâm thương mại... vẫn chưa được thực hiện như cam kết của chủ đầu tư. Hiện tại cả khu đất rộng lớn chỉ dùng để chăn thả gia súc.

Trung tâm Tài chính Việt Nam hiện tại vẫn chưa được khởi công và công năng chính là bãi giữ xe cho các nhà hàng xung quanh. Trong khi đó, dự án khu đô thị Nhơn Trạch bị UBND tỉnh Đồng Nai thu hồi giấy phép sau thời điểm công bố 1 năm vì nhà đầu tư không triển khai và cũng không làm thủ tục gia hạn.

Đứng trước tình trạng dự án treo quá lâu, mới đây UBND TP.HCM đã chỉ đạo các cơ quan liên quan rà soát tình hình thực hiện của dự án và đề xuất các giải pháp cho dự án này theo hai phương án: Một là tìm cách tháo gỡ khó khăn cho tập đoàn Berjaya trong việc triển khai dự án hoặc thu hồi giấy phép.

Theo nhiều chuyên gia, việc dễ dãi với những siêu dự án tỷ đô của các nhà đầu tư thiếu năng lực sẽ gây nên hậu quả nghiêm trọng. Đây là thời điểm tốt nhất để thanh lọc những dự án được cho là “thảm họa FDI” chứ không phải chiều theo các phương án mà chủ đầu tư đưa ra. Bởi lẽ chủ đầu tư nào cũng có những lý do khách quan đưa ra để bao biện cho những khó khăn của mình.

Theo: Zing News