Hiển thị các bài đăng có nhãn tin bất động sản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin bất động sản. Hiển thị tất cả bài đăng

Thấp thỏm khi dự án 'kim cương' khởi động

Dự án xây dựng lại khu tập thể 30A Lý Thường Kiệt được coi là dự án “kim cương” khi nằm trên một trong những trục đường đẹp nhất Thủ đô. Tuy nhiên, dự án bị chậm triển khai gần chục năm do chưa đạt được đồng thuận với người dân. Mới đây, chủ đầu tư bắt đầu phá dỡ nhiều hạng mục, khiến hàng chục hộ dân thấp thỏm lo lắng.

Cầu thang lên tầng 4 khu chung cư tập thể 30A Lý Thường Kiệt đã bị phá dỡ
Cầu thang lên tầng 4 khu chung cư tập thể 30A Lý Thường Kiệt đã bị phá dỡ

Cầu thang lên tầng 4 khu chung cư tập thể 30A Lý Thường Kiệt đã bị phá dỡ. Cầu thang lên tầng 4 khu chung cư tập thể 30A Lý Thường Kiệt đã bị phá dỡ. Thấp thỏm sống trên “đất kim cương”

Dự án “Xây dựng lại khu tập thể và cải tạo sắp xếp lại trụ sở làm việc tại địa chỉ 30A Lý Thường Kiệt - 33 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)” được coi là dự án “kim cương” do nằm ở vị trí đắc địa 2 mặt phố ngay giữa trung tâm Hà Nội, cách Hồ Gươm chỉ vài trăm mét. Đây cũng là một trong số ít những dự án cải tạo chung cư cũ theo hướng xã hội hoá được kỳ vọng đem lại bộ mặt khang trang đô thị. Tuy nhiên, hơn chục năm nay dự án vẫn “án binh bất động” do chưa có sự đồng thuận giữa chủ đầu tư và người dân. Trong khi vẫn còn khoảng 18/41 hộ dân vẫn còn sinh sống tại khu tập thể cũ tại địa chỉ 30A Lý Thường Kiệt, Cty CP Đầu tư tài chính Toàn cầu đã tiến hành phá dỡ công trình.

Khu tập thể vốn có 2 đường vào, nay cổng 33 Hàng Bài đã bị bịt lại chỉ còn cổng đi từ ngõ 30A Lý Thường Kiệt. Phía bên trong, khu tập thể cũ ngổn ngang gạch đá chồng lên nhau cao đến 2 mét. Một phần phía mặt tiền chung cư 3 tầng đã bị phá dỡ, trong khi những hộ dân phía còn lại vẫn đang sinh sống. Theo ghi nhận, giống như nhiều khu tập thể khác trên địa bàn Hà Nội. Khu tập thể 30A Lý Thường Kiệt đang bị người dân cơi nới “chuồng cọp”, thêm tầng để tăng diện tích sinh hoạt. Những công trình “vá víu” này ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu tòa nhà, nếu có phá dỡ không thể đoán trước điều gì sẽ xảy ra.

Trao đổi với phóng viên, bà Đoàn Thị Vân, một người dân ở đây cho biết, khu chung cư tập thể là một khối liên kết, việc đập phá, tháo dỡ công trình tại đây làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu khu nhà, gây nguy hiểm đến tính mạng của 18 hộ dân còn ở lại. Thực tế, nhiều nhà đã bị nứt tường, nứt trần… Ngoài ra, chủ đầu tư đang chuẩn bị phá ngôi nhà cao tầng sát vách với chung cư. Chung cư tồn tại gần nửa thế kỷ, làm sao chịu được nếu đứng “chơ vơ” không tựa vào công trình khác. “Đây có phải là cách chủ đầu tư ép gần 100 người dân bỏ nhà ra đi?”, bà Vân đặt vấn đề.

Bà Nguyễn Thị Thu Hà (cư dân ở tầng 3) cho biết thêm, người dân vừa đi lại vừa nơm nớp lo sợ vì cần cẩu phá nhà rầm rầm ngay trên đầu, khiến gạch vôi vữa rơi xuống. Nhà để xe bị đổ sập, sân chơi cho trẻ nhỏ ngổn ngang bê tông.

Bà Hà cho biết: Dự án đã có gần chục năm nay, nhưng đến tháng 9/2016 chủ đầu tư mới đưa người đến phá dỡ. Việc phá dỡ khiến các hộ dân đều bất ngờ, vì không được báo trước. “Đến khi các hộ dân khiếu kiện, việc phá dỡ mới được tạm dừng”, bà Hà nói. Người dân luôn đồng thuận với chủ trương của Thành phố, tuy nhiên, chúng tôi bất bình với cách làm việc của chủ đầu tư. Đến nay, chủ đầu tư vẫn chưa có một buổi làm việc trực tiếp để thống nhất phương án đền bù cho người dân.

Dự án vẫn phải chờ

Dự án 30A Lý Thường Kiệt nằm trong chủ trương cải tạo, xây dựng các chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp theo phương án xã hội hóa của TP Hà Nội. Ngày 10/01/2011, Hà Nội ra văn bản số 213 chấp thuận cho phép chủ đầu tư được thực hiện dự án. Các hộ dân cư trú hợp pháp, ổn định, lâu dài tại khu tập thể cũ này sẽ được bố trí tái định cư tại chỗ. Quy mô dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật và công trình nhà ở kết hợp với văn phòng. Có 4 tầng hầm, 1 tầng kỹ thuật với diện tích đất xây dựng 954m2 theo quy hoạch tổng mặt bằng, 55 căn hộ chung cư. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 190 tỷ đồng. Chủ đầu tư được sử dụng kinh doanh để hoàn vốn còn lại khoảng 3.000m2 diện tích xây dựng. UBND TP Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư thực hiện dự án bắt đầu từ quý I/2011, thời gian hoàn thành vào quý I/2013. Tuy vậy, đến nay dự án vẫn chưa hoàn thành khâu giải phóng mặt bằng.

Với tư cách chủ đầu tư, đại diện Cty CP Tư vấn đầu tư tài chính Toàn cầu cho biết, đã đàm phán, thỏa thuận, được 2/3 số hộ dân và các cơ quan, tổ chức ủng hộ và đã di chuyển. Thực tế, chỉ còn 40 người dân ở lại đòi quyền lợi cao hơn, chứ không phải gần 100 người như phản ánh. Trước khi phá dỡ, nhiều lần chủ đầu tư phối hợp cùng đoàn liên ngành đến để đo đạc, chụp ảnh nhà những hộ dân này để có phương án bồi thường nếu xảy ra hư hại trong quá trình phá dỡ. Tuy nhiên, các hộ dân đóng cửa, từ chối làm việc với đoàn liên ngành.

Do dự án đã chậm tiến độ quá lâu, nên chủ đầu tư xin phương án tháo dỡ theo hình thức cuốn chiếu, hộ dân nào đã di dời thì tháo dỡ khu vực đó. Đã được Sở Xây dựng chấp thuận theo văn bản số 8488 và Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận Hoàn Kiếm qua văn bản 1173. “Những hộ dân ở lại đòi quyền lợi quá cao, khoảng 200 triệu đồng/m2, thậm chí đòi đền bù cả diện tích cơi nới. Trong khi đây là dự án tái định cư tại chỗ chứ không phải dự án nhà ở thương mại nên chúng tôi không thể chấp nhận”, đại diện chủ đầu tư khẳng định.

Nguồn: Tienphong.vn (http://www.tienphong.vn/xa-hoi/thap-thom-khi-du-an-kim-cuong-khoi-dong-1078470.tpo)

Xem thêm:



Vào 2017 sẽ có nguồn vốn dành cho người có hoàn cảnh khó khăn mua nhà

Vấn đề trên được ông Nguyễn Trần Nam "Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam" nêu ra tại Hội nghị thường vụ Ban chấp hành Hiệp hội Bất động sản Việt Nam lần thứ I diễn ra mới đây tại Phú Quốc.

Vấn đề nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp
Vấn đề nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp

Theo đó, Nguyễn Trần Nam ông cho rằng: Luật Nhà ở 2014 và Nghị định số 100/2015/NĐ-CP về phát triển, quản lý nhà ở xã hội (NOXH) của Chính phủ đã quy định hai nguồn vốn để phát triển NOXH và nhà ở thương mại giá rẻ là nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại và nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội.

Các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm cổ phần chi phối phải dành 3% tổng dư nợ của mình để cho vay mua bán nhà ở xã hội với các điều kiện ưu đãi. Nguồn vay thứ 2 được giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện. Ngân hàng này sử dụng nguồn vốn 50% từ ngân sách và 50% từ nguồn huy động để cho vay mua nhà ở xã hội với lãi suất tối đa 5%.

Thay cho gói 30.000 tỷ đồng, sẽ có thêm 2 gói cho vay không giới hạn quy mô, thời gian vay với lãi suất thấp dành cho người mua nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá rẻ. Người có nhu cầu mua nhà ở xã hội có thể hoàn toàn yên.

Tuy nhiên, mặc dù cơ chế, chính sách đã có nhưng để những cơ chế trên được áp dụng tốt trong thực tế thì cần thêm thời gian. Vốn dĩ đến thời điểm này nguồn vốn này vẫn nằm trên giấy bởi vì 3 nguyên nhân:

Đó là, quy định các ngân hàng thương mại phải tạo lập một quỹ cho vay nhà ở xã hội là ý tưởng khó thực thi. Bởi, trên thực tế các ngân hàng thương mại hiện cũng đang gặp không ít khó khăn nên việc dành vốn ưu đãi cho vay mua nhà ở xã hội sẽ là đòi hỏi thiếu tính thực tiễn.

Thứ 2 Ngân hàng Chính sách Xã hội hiện không chỉ tập trung cho vay nhà ở cho người thu nhập thấp mà còn nhiều chương trình khác như: Nông nghiệp, hướng nghiệp, phát triển kinh tế biển, hỗ trợ sinh viên… nên nguồn vốn bị phân bổ rải rác, không tập trung. Cuối cùng, các bộ, ngành liên quan như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư chưa thể đồng quan điểm được.


Xem thêm:

Về phía Hiệp hội Bất động sản, để hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội, cách đây 5 tháng Hiệp hội đã có văn bản kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Xây dựng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đề nghị triển khai các Luật cụ thể để cho ra đời nguồn vốn cho nhà ở xã hội. Mới đây, Hiệp hội có công văn tương tự gửi Thường vụ quốc hội, Uỷ Ban Kinh tế, Thường vụ Quốc hội.

Ông Nam khẳng định: “Rất có thể năm 2017 sẽ có dòng tiền dành cho phân khúc này. Bên cạnh đó, trong thời gian tới Hiệp hội BDS cũng cho ra đời thí điểm Quỹ Đầu tư Bất động sản để có một kênh huy động vốn chủ động cho thị trường bất động sản mà không phụ thuộc nguồn vốn ngân hàng. Trong đó có cả nguồn vốn dành cho người nghèo, người thu nhập thấp”.



Gần 1,3 tỷ đồng mỗi mét vuông đất khu phố cổ Hàng Trống, Hàng Hành

Mỗi m2 đất mặt tiền hai tuyến phố cổ Hàng Trống, Hàng Hành phố cổ Hà Nội đang được chào 1,25 tỷ đồng, trong khi mức giá cao nhất đã từng giao dịch thành công xấp xỉ một tỷ đồng mỗi m2.

Một mét vuông đất mặt tiền phố Hàng Hành được giao dịch cao nhất với giá 1,25 tỷ đồng. Ảnh: Diệu Huyền

Công ty Gạch Vàng - đơn vị cung cấp dữ liệu định giá đất dựa trên thuật toán và tương tác của hơn 2 triệu lượt người tìm kiếm mỗi tháng vừa công bố nghiên cứu mới về top 10 tuyến đường có giá đất cao nhất thủ đô. Kết quả của báo cáo cập nhật đến ngày 10/11/2016, cho thấy các tuyến phố có giá đất dẫn đầu thị trường Hà Nội đa phần nằm trong phố cổ. Theo nghiên cứu này, trong top 10 tuyến đường có giá đất dẫn đầu thủ đô thì có đến 9 tuyến đường thuộc quận Hoàn Kiếm. Hàng Trống, Hàng Hành là 2 phố có giá đất mặt tiền ngang ngửa nhau và cùng dẫn đầu TP Hà Nội. Giá thương lượng cao nhất ghi nhận được trong hơn 10 tháng qua lên đến 1,25 tỷ đồng mỗi m2, giao dịch thành công phổ biến ở ngưỡng một tỷ đồng mỗi m2, mức bình quân đạt 750 triệu đồng và thấp nhất khoảng 635 triệu đồng một m2.

Xếp vị trí thứ ba là đường Phan Chu Trinh ghi nhận 741,6 triệu đồng mỗi m2. Phố Nguyễn Biểu thuộc quận Ba Đình, xấp xỉ 730 triệu đồng. Chốt chặn ở vị trí cuối cùng của top 5 là tuyến đường Bảo Khánh được định giá 700 triệu đồng mỗi m2. Những vị trí xếp thứ sáu đến cuối top 10 lần lượt là các phố Hàng Cá (663,3 triệu đồng mỗi m2), Hai Bà Trưng (634,4 triệu đồng), Nhà Chung (600 triệu đồng), Nguyễn Hữu Huân (582,3 triệu đồng), Độc Lập (580 triệu đồng). Ngoài ra, đơn vị này còn cung cấp top 5 quận có giá đất cao nhất Hà Nội dựa trên phương thức tính giá bình quân. Quận Hoàn Kiếm là địa bàn dẫn đầu, ghi nhận 349,7 triệu đồng mỗi m2, bỏ xa các vị trí còn lại. Xếp thứ hai là quận Ba Đình đạt 170 triệu đồng mỗi m2. Quận Đống Đa và Hai Bà Trưng lần lượt giữ vị trí kế tiếp, có giá 139,7-121,2 triệu đồng mỗi m2. Quận Cầu Giấy nằm cuối top 5 với trên 106 triệu đồng mỗi m2.

Năm 2015, bảng giá đất của TP Hà Nội được phê duyệt và có giá trị trong 5 năm (2015 - 2019), khung đất thuộc quận Hoàn Kiếm đạt mức kịch trần theo quy định của Chính phủ, có giá cao nhất 162 triệu đồng mỗi m2. Tuy nhiên, so với giá rao bán và giao dịch thực tế, đây được xem là mức quá thấp.

Ông Nguyễn Đăng Thắng, Giám đốc Sàn bất động sản Nhà đất Hạnh Phúc, đơn vị chuyên về phân khúc này cho biết, tại Hà Nội, khu vực gần hồ Hoàn Kiếm là mức giá bất động sản đang được rao bán và giao dịch ở mức cao nhất. Theo đó, tại một số con phố như Hàng Hành, Bảo Khánh... gần đây được rao giá khoảng 1,2 tỷ đồng mỗi m2. Mức đã giao dịch thành công chỉ thấp hơn một chút, khoảng 1,1 đến 1,150 tỷ đồng một m2. Các con phố khác như Hàng Trống, Phan Chu Trinh... mức giá có "mềm" hơn một chút nhưng cũng không dưới một tỷ đồng. "Mức giá còn phụ thuộc vào diện tích lô đất, chiều rộng của mặt tiền và giá trị công trình xây dựng trên khu đất. Những lô đất nhỏ giá mỗi m2 càng cao hơn và ngược lại", ông Thắng cho hay. Cũng theo lãnh đạo sàn này, so với cùng kỳ năm ngoái, giá mặt phố cổ đã tăng khoảng 10-15%. Còn nếu so với khoảng 3 năm trước, mức giá một số nơi đã tăng tới 30%. Cùng với việc tăng giá, theo ông, tình hình giao dịch cũng khả quan hơn khi nguồn cầu gia tăng gấp đôi so với 2 năm trước.

"Khách hàng mua các tài sản này đa số là sở hữu cá nhân. Đôi khi mức giá bên bán đưa ra cao đến tưởng như vô lý nhưng bên mua vẫn chấp nhận và giao dịch diễn ra khá nhanh", ông Thắng cho hay. Ông cũng cho biết, đơn vị này đang được hơn 100 khách hàng có nhu cầu tìm kiếm nhà mặt phố cổ để mua, con số cao gấp nhiều lần so với khoảng 3 năm trước.

Theo khảo sát của PV, hiện bất động sản tại một loạt khu vực như phố Bảo Khánh, Hàng Trống, Hàng Dầu, Cầu Gỗ, Hàng Gai, Hàng Buồm, Đinh Tiên Hoàng... đang có mức giá rao bán cao nhất, trên một tỷ đồng mỗi m2.

Một chuyên gia nhận định, nếu như tại TP HCM, giá bán trên một tỷ đồng mỗi m2 chỉ ghi nhận ở một vài vị trí cá biệt như khu vực phố đi bộ Nguyễn Huệ thì tại Hà Nội, mức giá bán như vậy nằm rải rác trên địa bàn rộng hơn.

"Mức giá 1,2 tỷ đồng một m2 tại TP HCM chủ yếu ghi nhận với những khách hàng, nhà đầu tư mua gom nhiều lô đất để phát triển dự án lớn. Còn tại Hà Nội, mức giao dịch trên chủ yếu là những khách hàng cá nhân", chuyên gia này đánh giá.


Xem thêm:




Theo Ngọc Tuyên (Vnexpress)