Hiển thị các bài đăng có nhãn tin tức đầu tư. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin tức đầu tư. Hiển thị tất cả bài đăng

Ngoài xổ số, đối tác của Vietlott còn đầu tư nhiều dự án bất động sản ở Việt Nam

Không chỉ là đối tác kinh doanh với công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott), trước đó Tập đoàn Berjaya (Malaysia) đã đầu tư hàng loạt siêu dự án tỷ đô tại Việt Nam.

Xem thêm:



Đầu năm 2016, Tập đoàn Berjaya Berhad và Công ty TNHH MTV Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) đã được trao hợp đồng độc quyền đầu tư và vận hành một dự án xổ số điện toán. Hợp đồng trị giá hơn 210 triệu USD và có thời hạn trong vòng 18 năm, bắt đầu có hiệu lực sau 6 tháng kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận.

Tuy nhiên đây không phải là dự án đầu tiên tập đoàn này đầu tư tại Việt Nam. Cách đây gần 10 năm Berjaya đã nhận được giấy phép đầu tư cho nhiều dự án bất động sản lớn tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư khoảng gần 10 tỷ USD, trong số đó có 2 dự án lớn được đầu tư tại TPHCM.

Hàng loạt dự án khổng lồ

Từ đầu năm 2006, Berjaya đã bắt đầu thăm dò và tìm hiểu về môi trường đầu tư tại Việt Nam. Đến tháng 2/2007, Berjaya đã chính thức trở thành tập đoàn Malaysia đầu tiên nhận được giấy phép đầu tư và phát triển về bất động sản tại Việt Nam. Các dự án đầu tư của tập đoàn này luôn kèm theo một số vốn "khủng" dàn trải từ Bắc vào Nam.

Khu Đô thị mới Nhơn Trạch được xem như là một dự án điển hình cho thất bại của Berjaya
Khu Đô thị mới Nhơn Trạch được xem như là một dự án điển hình cho thất bại của Berjaya

Khu Đô thị mới Nhơn Trạch được xem như là một dự án điển hình cho thất bại của Berjaya. Ảnh: Lê Quân. Khu Đô thị mới Nhơn Trạch được xem như là một dự án điển hình cho thất bại của Berjaya. Ảnh: Lê Quân.

Berjaya khởi động việc đầu tư tại Việt Nam bằng việc phát triển các dự án ở Hà Nội. Ngoài việc đầu tư 500 triệu USD phát triển dự án khu đô thị mới Thạch Bàn (Ha Noi Garden City) thì tập đoàn này còn sở hữu hàng loạt khách sạn lớn, trong đó bao gồm 75% cổ phần khách sạn Intercontinental và 70% cổ phần khách sạn Sheraton.

Đến giữa năm 2008, doanh nghiệp này Nam tiến và đầu tư tại TP.HCM với những dự án có số vốn lớn hơn nhiều lần ở Hà Nội.

Đầu tiên là dự án Khu đô thị đại học quốc tế Việt Nam (VIUT) trở thành dự án FDI có vốn đăng ký lớn nhất từ trước đến nay tại TP.HCM với giá trị đầu tư 3,5 tỷ USD.

Tọa lạc tại xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, VIUT được xây dựng nhằm tạo ra một đô thị có diên tích 1.000 ha với sức chứa 75.000 người. Dự án với 7 phân khu chức năng, trong đó, ba khu chính chiếm diện tích lớn nhất là làng đại học quốc tế, khu trung tâm tài chính, hành chính và khu nhà ở. Quy mô khủng này thực gây nên sự chú ý cho giới đầu tư trong thời điểm đó.

Khi thông tin về “siêu dự án” VIUT còn chưa kịp lắng xuống, cuối năm 2008 tập đoàn này tiếp tục công bố một “siêu dự án” khác là Trung tâm Tài chính Việt Nam (VFC) với mức đầu tư khoảng 900 triệu USD. Dự án này tọa lạc tại quận 10 TP.HCM bao gồm 3 cao ốc với độ cao 48 tầng được sử dụng làm văn phòng làm việc, một cao ốc làm khách sạn quốc tế 5 sao.

Không chỉ dừng lại ở TP.HCM, vẫn tốc độ đầu tư nhanh như vậy, Berjaya liên tiếp giới thiệu hàng loạt dự án lớn ở Đồng Nai như Trung tâm Thành phố mới Nhơn Trạch (Nhon Trach New City Center) (2 tỷ USD), Dự án Biên Hòa City Square (230 triệu USD), Hay xa hơn là sở hữu 70% cổ phần tại Long Beach Resort tại Phú Quốc, Kiên Giang. Gần đây nhất, tập đoàn này còn đánh tiếng sẽ tìm hiểu đầu tư các dự án nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng.

Chỉ trong 2 năm 2007-2008, Berjaya đã đầu tư hàng loạt dự án lớn với tổng mức gần 10 tỷ USD tại Việt Nam. Điều này đã khiến nhiều người lo ngại về tính khả thi của các dự án. Thực tế, hệ quả là tới thời điểm này doanh nghiệp vẫn đang mắc kẹt với hàng loạt dự án đã công bố trước đó.

Phần lớn dự án đều là 'thảm họa FDI'

Các dự án đầu tư của Berjaya Việt Nam thường được chú ý bởi quy mô dự án cũng như nguồn vốn cực kỳ lớn. Tuy nhiên, tỷ lệ nghịch với số vốn công bố, các dự án này được nhắc đến như những “thảm họa đầu tư FDI” trong 10 năm qua.

Ngoài việc hoàn thiện dự án Ha Noi Garden City thông qua liên doanh, hay các khoản đầu tư gian tiếp vào các khách sạn có được những kết quả trực quan, hàng loạt “siêu dự án” ở phía Nam đã công bố dường như vẫn nằm trên giấy.

Cơ cấu nguồn vốn đầu tư vào các dự án ở Việt Nam của tập đoàn
Cơ cấu nguồn vốn đầu tư vào các dự án ở Việt Nam của tập đoàn

Đối với Khu đô thị VIUT, dường như tập đoàn này không để lại dấu ấn nào trong một thập kỷ qua. Theo báo cáo của Ban quản lý Khu đô thị Tây Bắc TP.HCM, hiện nhà đầu tư chỉ mới hoàn thành đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000, được phê duyệt tháng 5/2012. Các khâu đền bù giải phóng mặt bằng, một số hạng mục công trình ở giai đoạn 1 như khu tái định cư, nhà liền kề, nhà vườn, trung tâm thương mại... vẫn chưa được thực hiện như cam kết của chủ đầu tư. Hiện tại cả khu đất rộng lớn chỉ dùng để chăn thả gia súc.

Trung tâm Tài chính Việt Nam hiện tại vẫn chưa được khởi công và công năng chính là bãi giữ xe cho các nhà hàng xung quanh. Trong khi đó, dự án khu đô thị Nhơn Trạch bị UBND tỉnh Đồng Nai thu hồi giấy phép sau thời điểm công bố 1 năm vì nhà đầu tư không triển khai và cũng không làm thủ tục gia hạn.

Đứng trước tình trạng dự án treo quá lâu, mới đây UBND TP.HCM đã chỉ đạo các cơ quan liên quan rà soát tình hình thực hiện của dự án và đề xuất các giải pháp cho dự án này theo hai phương án: Một là tìm cách tháo gỡ khó khăn cho tập đoàn Berjaya trong việc triển khai dự án hoặc thu hồi giấy phép.

Theo nhiều chuyên gia, việc dễ dãi với những siêu dự án tỷ đô của các nhà đầu tư thiếu năng lực sẽ gây nên hậu quả nghiêm trọng. Đây là thời điểm tốt nhất để thanh lọc những dự án được cho là “thảm họa FDI” chứ không phải chiều theo các phương án mà chủ đầu tư đưa ra. Bởi lẽ chủ đầu tư nào cũng có những lý do khách quan đưa ra để bao biện cho những khó khăn của mình.

Theo: Zing News

Thấp thỏm khi dự án 'kim cương' khởi động

Dự án xây dựng lại khu tập thể 30A Lý Thường Kiệt được coi là dự án “kim cương” khi nằm trên một trong những trục đường đẹp nhất Thủ đô. Tuy nhiên, dự án bị chậm triển khai gần chục năm do chưa đạt được đồng thuận với người dân. Mới đây, chủ đầu tư bắt đầu phá dỡ nhiều hạng mục, khiến hàng chục hộ dân thấp thỏm lo lắng.

Cầu thang lên tầng 4 khu chung cư tập thể 30A Lý Thường Kiệt đã bị phá dỡ
Cầu thang lên tầng 4 khu chung cư tập thể 30A Lý Thường Kiệt đã bị phá dỡ

Cầu thang lên tầng 4 khu chung cư tập thể 30A Lý Thường Kiệt đã bị phá dỡ. Cầu thang lên tầng 4 khu chung cư tập thể 30A Lý Thường Kiệt đã bị phá dỡ. Thấp thỏm sống trên “đất kim cương”

Dự án “Xây dựng lại khu tập thể và cải tạo sắp xếp lại trụ sở làm việc tại địa chỉ 30A Lý Thường Kiệt - 33 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)” được coi là dự án “kim cương” do nằm ở vị trí đắc địa 2 mặt phố ngay giữa trung tâm Hà Nội, cách Hồ Gươm chỉ vài trăm mét. Đây cũng là một trong số ít những dự án cải tạo chung cư cũ theo hướng xã hội hoá được kỳ vọng đem lại bộ mặt khang trang đô thị. Tuy nhiên, hơn chục năm nay dự án vẫn “án binh bất động” do chưa có sự đồng thuận giữa chủ đầu tư và người dân. Trong khi vẫn còn khoảng 18/41 hộ dân vẫn còn sinh sống tại khu tập thể cũ tại địa chỉ 30A Lý Thường Kiệt, Cty CP Đầu tư tài chính Toàn cầu đã tiến hành phá dỡ công trình.

Khu tập thể vốn có 2 đường vào, nay cổng 33 Hàng Bài đã bị bịt lại chỉ còn cổng đi từ ngõ 30A Lý Thường Kiệt. Phía bên trong, khu tập thể cũ ngổn ngang gạch đá chồng lên nhau cao đến 2 mét. Một phần phía mặt tiền chung cư 3 tầng đã bị phá dỡ, trong khi những hộ dân phía còn lại vẫn đang sinh sống. Theo ghi nhận, giống như nhiều khu tập thể khác trên địa bàn Hà Nội. Khu tập thể 30A Lý Thường Kiệt đang bị người dân cơi nới “chuồng cọp”, thêm tầng để tăng diện tích sinh hoạt. Những công trình “vá víu” này ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu tòa nhà, nếu có phá dỡ không thể đoán trước điều gì sẽ xảy ra.

Trao đổi với phóng viên, bà Đoàn Thị Vân, một người dân ở đây cho biết, khu chung cư tập thể là một khối liên kết, việc đập phá, tháo dỡ công trình tại đây làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu khu nhà, gây nguy hiểm đến tính mạng của 18 hộ dân còn ở lại. Thực tế, nhiều nhà đã bị nứt tường, nứt trần… Ngoài ra, chủ đầu tư đang chuẩn bị phá ngôi nhà cao tầng sát vách với chung cư. Chung cư tồn tại gần nửa thế kỷ, làm sao chịu được nếu đứng “chơ vơ” không tựa vào công trình khác. “Đây có phải là cách chủ đầu tư ép gần 100 người dân bỏ nhà ra đi?”, bà Vân đặt vấn đề.

Bà Nguyễn Thị Thu Hà (cư dân ở tầng 3) cho biết thêm, người dân vừa đi lại vừa nơm nớp lo sợ vì cần cẩu phá nhà rầm rầm ngay trên đầu, khiến gạch vôi vữa rơi xuống. Nhà để xe bị đổ sập, sân chơi cho trẻ nhỏ ngổn ngang bê tông.

Bà Hà cho biết: Dự án đã có gần chục năm nay, nhưng đến tháng 9/2016 chủ đầu tư mới đưa người đến phá dỡ. Việc phá dỡ khiến các hộ dân đều bất ngờ, vì không được báo trước. “Đến khi các hộ dân khiếu kiện, việc phá dỡ mới được tạm dừng”, bà Hà nói. Người dân luôn đồng thuận với chủ trương của Thành phố, tuy nhiên, chúng tôi bất bình với cách làm việc của chủ đầu tư. Đến nay, chủ đầu tư vẫn chưa có một buổi làm việc trực tiếp để thống nhất phương án đền bù cho người dân.

Dự án vẫn phải chờ

Dự án 30A Lý Thường Kiệt nằm trong chủ trương cải tạo, xây dựng các chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp theo phương án xã hội hóa của TP Hà Nội. Ngày 10/01/2011, Hà Nội ra văn bản số 213 chấp thuận cho phép chủ đầu tư được thực hiện dự án. Các hộ dân cư trú hợp pháp, ổn định, lâu dài tại khu tập thể cũ này sẽ được bố trí tái định cư tại chỗ. Quy mô dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật và công trình nhà ở kết hợp với văn phòng. Có 4 tầng hầm, 1 tầng kỹ thuật với diện tích đất xây dựng 954m2 theo quy hoạch tổng mặt bằng, 55 căn hộ chung cư. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 190 tỷ đồng. Chủ đầu tư được sử dụng kinh doanh để hoàn vốn còn lại khoảng 3.000m2 diện tích xây dựng. UBND TP Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư thực hiện dự án bắt đầu từ quý I/2011, thời gian hoàn thành vào quý I/2013. Tuy vậy, đến nay dự án vẫn chưa hoàn thành khâu giải phóng mặt bằng.

Với tư cách chủ đầu tư, đại diện Cty CP Tư vấn đầu tư tài chính Toàn cầu cho biết, đã đàm phán, thỏa thuận, được 2/3 số hộ dân và các cơ quan, tổ chức ủng hộ và đã di chuyển. Thực tế, chỉ còn 40 người dân ở lại đòi quyền lợi cao hơn, chứ không phải gần 100 người như phản ánh. Trước khi phá dỡ, nhiều lần chủ đầu tư phối hợp cùng đoàn liên ngành đến để đo đạc, chụp ảnh nhà những hộ dân này để có phương án bồi thường nếu xảy ra hư hại trong quá trình phá dỡ. Tuy nhiên, các hộ dân đóng cửa, từ chối làm việc với đoàn liên ngành.

Do dự án đã chậm tiến độ quá lâu, nên chủ đầu tư xin phương án tháo dỡ theo hình thức cuốn chiếu, hộ dân nào đã di dời thì tháo dỡ khu vực đó. Đã được Sở Xây dựng chấp thuận theo văn bản số 8488 và Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận Hoàn Kiếm qua văn bản 1173. “Những hộ dân ở lại đòi quyền lợi quá cao, khoảng 200 triệu đồng/m2, thậm chí đòi đền bù cả diện tích cơi nới. Trong khi đây là dự án tái định cư tại chỗ chứ không phải dự án nhà ở thương mại nên chúng tôi không thể chấp nhận”, đại diện chủ đầu tư khẳng định.

Nguồn: Tienphong.vn (http://www.tienphong.vn/xa-hoi/thap-thom-khi-du-an-kim-cuong-khoi-dong-1078470.tpo)

Xem thêm:



Bất động sản Bắc Ninh: Làn sóng mới, xu hướng mới

Thị trường bất động sản năm 2016 đã đi quá nửa chặng đường với nhiều diễn biến bất thường so với năm trước. Khi mà các thành phố lớn đã được chú trọng đầu tư rất nhiều dự án lớn nhỏ, giới đầu tư lại tiếp tục tìm kiếm cơ hội khác tại các vùng đất mới. Điều gì sẽ xảy ra trong nửa cuối năm nay? Dưới đây là các nhận định xung quanh thị trường bất động sản trong thời gian tới.

Tổng quan thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm 2016

 Theo báo cáo của thị trường bất động sản nửa đầu năm 2016 đã có thêm 1354 doanh nghiệp thành lập mới, số vốn đạt 107.909 tỷ đồng. Chỉ với những con số đơn giản như vậy đã cho thấy sức hức vốn cực lớn của ngành kinh doanh bất động sản.

Theo Cục quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư đã chính thức công bố thông tin về thị trường mua bán nhà đất nửa đầu năm 2016, với số doanh nghiệp thành lập mới tăng 110.9% và số vốn tăng 359.1% so với cùng kỳ năm 2015. Đặc biệt, theo thống kê chung của cả nước thì doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản có số lượng thành lập mới, số vốn thành lập tăng mạnh nhất.

Thị trường bất động sản nửa cuối 2016 tiếp tục tăng trưởng
Thị trường bất động sản nửa cuối 2016 tiếp tục tăng trưởng  

Ông Nguyễn Nội - Phó cục trưởng đầu tư nước ngoài, Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư có đánh giá, thị trường bất động sản Việt Nam đang có những bước tiến vững chắc, tốc độ phục hồi nhanh vì các chính sách ưu đãi của nhà nước như ban hành thực thi luật đầu tư, luật doanh nghiệp, luật đất đai hay hỗ trợ vay tiền

Hiện nay thị trường bất động sản Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung đang rất nóng bỏng. Nhu cầu người mua đất nền, mua làm văn phòng cho thuê hoặc kinh doanh đang rất nhiều, bên cạnh đó phân khúc căn hộ cao cấp, thị trường trung và thấp cấp lượng giao dịch tăng mạnh do nhu cầu tăng cao. Điều này khiến cho làn sáng bất động sản tiếp tục dâng cao mà không có dấu hiệu sụt giảm.

Bắc Ninh - mảnh đất màu mỡ dành cho các nhà đầu tư bất động sản

Khi mà đầu tư bất động sản vào các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đang rất sôi nổi, rất nhiều dự án và công trình mọc lên, nhưng quỹ đất lại chỉ có giới hạn nên các nhà đầu tư sẽ dần chuyển dịch hướng quan tâm sang các vùng đất mới với tiềm năng phát triển mạnh. Nằm không xa thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh chính là một trong những địa điểm mới dành cho các nhà đầu tư trong tương lai gần.

Một góc ngã 6, nơi vị trí đắc địa bậc nhất tại Thành phố Bắc Ninh
Một góc ngã 6, nơi vị trí đắc địa bậc nhất tại Thành phố Bắc Ninh 


Bắc Ninh với vị trí ở gần trung tâm thủ đô Hà Nội, được nhắc đến như là một điểm đầu tư mới, hấp dẫn nhờ tốc độ phát triển kinh tế bình quân trên 10%/năm đứng tốp dẫn đầu của cả nước. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh cộng với việc phát triển công nghiệp trên hơn 10 năm qua tạo đà cho việc phát triển hạ tầng xã hội và các khu đô thị. Chính vì vậy, bất động sản Bắc Ninh sẽ tạo lên một cơn sóng trên thị trường do tại đây đã hình thành một lượng cầu cực lớn cho thị trường bất động sản nhờ vào lực lượng lao động đông đảo cũng như hàng chục ngàn cán bộ quản lý, chuyên gia làm việc trong các nhà máy, khu công nghiệp tại địa bàn Hà Nội và Bắc Ninh.

Một trong những nguyên nhân khiến Bắc Ninh hút khách nữa là trong những năm gần đây Bắc Ninh hấp dẫn các nhà đầu tư bởi tình hình kinh tế xã hội ổn định, phát triển môi trường đầu tư thuận lợi, chỉ số năng lực cạnh tranh cao.

Thành phố Bắc Ninh đang chuyển mình ngày một lớn mạnh
Thành phố Bắc Ninh đang chuyển mình ngày một lớn mạnh 


Theo “Báo cáo tình hình - kinh tế xã hội tháng 3 và quý I năm 2016” của Tổng cục Thống Kê tỉnh Bắc Ninh thì tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) quý I theo giá so sánh 2010 ước đạt 25.276 tỷ đồng, tăng 5,6% so với quý I/2015. Trong đó nhiều ngành và lĩnh vực duy trì mức tăng trưởng khá cao so cùng kỳ năm trước như: sản xuất công nghiệp (+5,1%); vốn đầu tư phát triển (+9,8%); thu ngân sách Nhà nước (+19,4%); xây dựng (+11,7%); tổng mức bán lẻ (+15,3%); chỉ số giá tiêu dùng ổn định, lạm phát được kiểm soát; quy mô các ngành dịch vụ tiếp tục được mở rộng đã góp phần ổn định về kinh tế; an sinh xã hội được đảm bảo và an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Lợi thế về giao thông hạ tầng tốt, điều kiện thiên nhiên ưu đãi, là đô thị vệ tinh của Hà Nội nên cũng được chú trọng đầu tư nhiều của Nhà Nước.

Nhờ những yếu tố về nguồn cầu, về vị trí chiến lược và định hướng phát triển, Bắc Ninh đã dần trở thành một điểm đến lý tưởng để các nhà đầu tư bất động sản tập trung nguồn lực đầu tư dài hạn.

Nguồn: Dân Trí (http://dantri.com.vn/nha-dat/bat-dong-san-bac-ninh-lan-song-moi-xu-huong-moi-20161126093326974.htm)

Lợi nhuận đầu tư không dưới 20%, doanh nghiệp Việt lại ào ào đổ tiền vào bất động sản

‘Phải nói rằng lợi nhuận trong hoạt động đầu tư bất động sản là tương đối cao’, lãnh đạo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam thừa nhận. Bất động sản đang là ‘điểm sáng nhất’ trong nền kinh tế Việt Nam khi lượng doanh nghiệp thành lập mới 10 tháng đầu năm nay đã tăng đến 93%, số vốn đăng ký tăng 213% so với cùng kỳ.

Lợi nhuận hấp dẫn từ đầu tư BDS
Lợi nhuận hấp dẫn từ đầu tư BDS


Lợi nhuận hấp dẫn đang kéo theo rất nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường bất động sản.

Nói về lợi nhuận của ngành này, TS. Trần Ngọc Quang, Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam thừa nhận lợi nhuận đầu tư trong ngành tương đối cao.

“Theo nhận định của một số nhà đầu tư khi khảo sát thị trường bất động sản ở Việt Nam, lợi nhuận của đầu tư bất động sản ở Việt Nam không dưới 20%. Đó là lý do thu hút họ tham gia vào thị trường này”.

“Nhưng nếu xác định rõ lợi nhuận bao nhiêu thì phải do sự quản lý của Nhà nước mới kiểm soát được”, ông Quang cho biết tại chương trình giao lưu trực tuyến về chủ đề Thị trường BĐS Việt Nam 2017: Xu hướng và dự báo.

Mức lợi nhuận này xê dịch tùy từng dự án, cách làm cũng như định hướng dài hạn của các doanh nghiệp.

Cũng vì mức lợi nhuận lớn, bất động sản đang là mảng thu hút cực nhiều doanh nghiệp tham gia.

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 10 tháng đầu năm 2016, bất động sản đang là lĩnh vực dẫn đầu về đăng ký thành lập doanh nghiệp mới, cả về số lượng đăng ký lẫn số vốn đăng ký.

Về số lượng đăng ký, số doanh nghiệp thành lập mới 10 tháng đầu năm tăng tới 93,5% so với cùng kỳ năm 2015. Số vốn đăng ký còn tăng khủng hơn, tới 213,5% so với cùng kỳ.
Bất động sản đang là lĩnh vực dẫn đầu về đăng ký thành lập doanh nghiệp mới. Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Bất động sản đang là lĩnh vực dẫn đầu về đăng ký thành lập doanh nghiệp mới. Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

 Đáng nói là, có khá nhiều doanh nghiệp "ngoại đạo" vì tính hấp dẫn của bất động sản mà cũng lấn sân sang ngành này. “Việc tham gia lĩnh vực nào, ngành nào là quyền tự do của doanh nghiệp… Nhưng vấn đề là các doanh nghiệp làm bất động sản một cách chuyên nghiệp thì cách làm khác với các doanh nghiệp làm bất động sản theo kiểu chỉ vì một cơ hội có dự án tham gia vào bất động sản”.

“Điều này đáng lo ngại bởi với các doanh nghiệp bất động sản chuyên nghiệp, họ coi đó là một nghề của họ, từ tính chuyên nghiệp, chất lượng sản phẩm, việc quản lý vận hành, chăm sóc khách hàng... có xu hướng bền vững và lâu dài hơn. Chính vì vậy người sử dụng sẽ được hưởng những lợi ích tốt hơn”, ông Quang giải thích.

Còn với những doanh nghiệp chỉ vì một cơ hội làm bất động sản, ông Quang cho rằng chắc chắn tính chuyên nghiệp kém hơn. Các nguồn lực để thực hiện cam kết với khách hàng, tạo ra sản phẩm phù hợp lâu dài với người tiêu dùng chắc chắn sẽ yếu hơn và người tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng.

“Nên xác định nếu vào làm bất động sản thì phải làm chuyên nghiệp, như vậy mới có những đóng góp hữu ích cho thị trường”, ông Quang nhắn nhủ.

Nguồn: TTVN (http://ttvn.vn/kinh-doanh/loi-nhuan-dau-tu-khong-duoi-20-doanh-nghiep-viet-lai-ao-ao-do-tien-vao-bat-dong-san-520162411144327285.htm)

UBND TP Hà Nội đã phê duyệt phát triển khu đô thị vệ tinh Sóc Sơn hơn 1.300 ha

Ngày 21/11/2016 UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 6365/QĐ-UBND phê duyệt dự án quy hoạch phân khu đô thị vệ tinh Sóc Sơn tỷ lệ 1/2000.

Quy hoạch KDT vệ tinh tại huyện Sóc Sơn
Quy hoạch KDT vệ tinh tại huyện Sóc Sơn

Theo đó, quy hoạch chung đô thị vệ tinh Sóc Sơn có quy mô nghiên cứu khoảng 1.340ha; ước tính quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 59.900 người.
Việc phát triển quy hoạch khu đô thị vệ tinh Sóc Sơn phải được thực thi dựa trên quan điểm kết hợp nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô nói riêng và đất nước nói chung với nhiệm vụ bảo vệ quốc phòng, an ninh, hình thành các khu chức năng đô thị, các khu chức năng đặc thù. Tạo lập không gian chuyển tiếp giữa khu vực trong và ngoài đô thị Sóc Sơn.

Quy hoạch phải nghiên cứu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; rà soát, khớp nối các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư đã được phê duyệt trong khu vực nghiên cứu; cập nhật kế thừa có chọn lọc trên cơ sở đánh giá mức độ phù hợp với quy hoạch chung kết quả nghiên cứu của các đồ án đã triển khai, chưa được phê duyệt...

KĐT Sóc Sơn là 1 trong 5 đô thị vệ tinh của Thủ đô Hà Nội, khu đô thị Sóc Sơn được định hướng  với tầm nhìn phát triển với tính chất là đô thị dịch vụ, gắn với trung tâm dịch vụ cấp vùng, cảng hàng không quốc tế Nội Bài và các khu công nghiệp lớn

Cùng với đó, KDT Sóc Sơn cũng sẽ được xây dựng là đô thị sinh thái thông qua phát triển các không gian xanh cảnh quan, khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng với công viên giải trí, các khu hoạt động thể chất, vui chơi giải trí tầm quốc tế như trường đua ngựa, sân golf… Theo quy hoạch, khu đô thị Sóc Sơn như là hạt nhân và là động lực phát triển cho toàn huyện Sóc Sơn, đáp ứng yêu cầu giãn dân, giảm tải cho khu vực trung tâm, hình thành các trung tâm dịch vụ gắn với công nghiệp sạch… Đặc biệt, là tiền đề tốt trong việc "HẤP DẪN" các doanh nghiệp đầu tư vào Sóc Sơn, từ đó thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển hơn nữa tại cửa ngõ phía Bắc TP Hà Nội.

Xem thêm: 

Thị trường cạnh tranh khốc liệt, căn hộ sắp hoàn thành vẫn "vô ưu"

Không quan tâm đến vấn đề thị trường cạnh tranh khốc liệt nhiều chủ đầu tư vẫn "Tự Tại" do dự án vị trí tốt, cam kết tiến độ, nhiều điểm cộng khác nhau khiến tính thanh khoản cao không cần phải "nhiều chiêu lắm mẹo" vẫn thu hút khách hàng xuống tiền.

Xem thêm: Bong bóng BDS đang tích hơi ???

Bung hàng hàng loạt, cạnh tranh khốc liệt

 Theo báo cáo từ các đơn vị nghiên cứu thị trường, nguồn cung căn hộ tại Hà Nội vẫn không ngừng tăng lên. Tính đến tháng 7, đã có gần 11.000 căn hộ được chào bán, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2015. Tính cả các dự án đã chào bán trước đó, thị trường căn hộ Hà Nội đang có khoảng 15.750 căn hộ, lượng căn hộ này sẽ hoàn thành vào năm 2016 – 2018.

Chung cư tại Hà Nội "mọc" như nấm
Chung cư tại Hà Nội "mọc" như nấm

Bước sang tháng 8/2016, trùng với tháng Ngâu (tháng 7 Âm lich), dù lượng cung có hạn chế hơn nhưng vẫn có dự án mở bán tại nhiều quận như Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Ba Đình… Theo chu kỳ phát triển địa ốc, nguồn cung dự báo sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong thời tới, nhất là các tháng cuối năm. Cụ thể, trong thời gian tới các dự án khủng của các chủ đầu tư lớn như Vingroup, Tân Hoàng Minh, FLC… sẽ tiếp tục bung hàng.

Chính lượng lớn các dự án cao ấp ồ ạt ra mắt đang khiến thị trường bội cung căn hộ cao cấp. Trong một cuộc tiếp xúc gần đây với Hiệp hội bất động sản Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cũng bày tỏ lo ngại về phân khúc chung cư khi số lượng dự án mới được bung ra thị trường trong năm 2016 khá lớn, trong đó phần lớn là các dự án bất động sản cao cấp. Sự cạnh tranh được dự đoán sẽ hết sức khốc liệt từ nay đến cuối năm.

Đáng chú ý, trên thị trường đã xuất hiện tình trạng khách hàng dè dặt, ngần ngại khi lựa chọn sản phẩm chung cư do một số chủ đầu tư năng lực yếu, chưa làm xong móng đã tìm cách huy động vốn, hay tìm cách khuấy động thị trường bằng các chiêu trò tạo khan hàng ảo của môi giới - một hiện tượng đã từng xảy ra những năm trước khi thời kỳ thị trường bất động sản sốt nóng khiến nhiều người mất tiền oan. Những động thái xấu này cũng đang làm ảnh hưởng đến thị trường và làm nguy cơ hàng tồn kho bất động sản tăng.

Dự án sắp hoàn thành vẫn hút khách mua để… đón Tết

Dù trong bối cảnh cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt nhưng thực tế thị trường vẫn cho thấy, nhiều chủ đầu tư vẫn tương đối “thảnh thơi” do dự án thanh khoản tốt, không cần phải sử dụng các “chiêu trò” vẫn thu hút khách hàng. Trong đó, nổi bật là tại một số dự án tiến độ đảm bảo, đang trong giai đoạn bàn giao như Chung cư Discovery Complex tọa lạc tại 302 Cầu Giấy.

Hiện tại, dự án đã cất nóc từ 12/5, đang hoàn thiện mặt ngoài và hoàn thành 90% hạng mục bên trong các căn hộ. Dự án này cũng đang hoàn thiện việc sơn lót mặt ngoài, lắp đặt 2/3 khung kính khối VP và khối căn hộ và thi công lắp đặt nội thất bên trong căn hộ bao gồm hệ thống cửa, trần thạch cao bên trong căn hộ. Tiến độ thi công đã được nhà thầu Hòa Bình cam kết đảm bảo về chất lượng xây dựng cũng như tiến trình triển khai trong khi công nhân đang tập trung triển khai thi công để kịp bàn giao nhà vào đầu năm 2017.

Nhờ tiềm lực tài chính lớn nên ngay tại thời điểm này, dù đã hoàn thiện gần xong và chờ vào ở thì người mua nhà cũng chỉ phải đóng tiền đợt đầu 50%. Đây cũng là lý do khiến một dự án căn hộ cao cấp, toạ lạc tại vị trí đẹp nhất nhì Hà Nội này trở nên “hot” hơn bao giờ hết.

Chị Nguyễn Minh Anh (Quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Lựa chọn được một căn hộ ưng ý không khó, tuy nhiên, trong tình hình bất động sản như hiện nay thì việc chọn được dự án có độ tin cậy cao không phải dễ dàng. Một số khách hàng bỏ tiền mua nhà nhưng chủ đầu tư mất hút, hoặc chậm bàn giao đến vài năm. Vì vậy, tôi chỉ quan tâm đến các dự án đang hoàn thiện, chuẩn bị bàn giao và có giá thành hợp lý. Đó là lý do tôi chọn Discovery Complex bởi chỉ cần thanh toán 50% giá trị hợp đồng, gia đình tôi đã có thể nhận nhà đón Tết 2017”. Theo nhận định của giới kinh doanh bất động sản, những tháng cuối năm là “thời điểm vàng” của thị trường địa ốc. Tính thanh khoản cao hơn hẳn so với các quý trước. Đây cũng là quý mà nhiều dòng tiền ồ ạt chảy vào thị trường, tạo nên sức nóng cho thị trường bất động sản vốn đã rất sôi động.

Ngoài để ở, đa phần cho thấy lượng lớn khách hàng mua để đầu tư. Thực tế cho thấy cùng với các kênh đầu tư khác như gửi tiết kiệm ngân hàng, mua vàng, đầu tư chứng khoán… thì đầu tư vào bất động sản vẫn là một kênh đầu tư sinh lời hấp dẫn ở thời điểm hiện tại.



Theo Trí thức trẻ

“CHẤT ĐIÊN KHÙNG" trong triết lý kinh doanh liều lĩnh của Donald Trump

Trump nổi tiếng với tính quyết đoán, thậm chí có thể gọi là liều lĩnh khi lao vào hàng loạt thương vụ “khủng” với phần lớn tiền đầu tư đều... vay ngân hàng theo phương châm “lấy bột gột nên hồ”.
Có lẽ vì mải chỉ trích những phát ngôn “ngông cuồng” của ông Donald Trump trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng mà chúng ta đã quên rằng trước khi trở thành ứng viên Tổng thống Mỹ, Trump là một tỉ phú bất động sản lừng lẫy từng đi lên từ cảnh “bi đát hơn một kẻ ăn xin không nhà cửa” và 4 lần phải tuyên bố phá sản.

Trùm bất động sản kiêm tổng thống Mỹ Donald Trump
Trùm bất động sản kiêm tổng thống Mỹ Donald Trump


Từng “bi đát hơn một kẻ ăn xin”...
Donald là con thứ tư trong gia đình năm anh em. Cha ông là Fred Trump, một trùm bất động sản nổi tiếng ở New York lúc bấy giờ. Trump từng được bố gửi vào Học viện Quân sự New York năm 13 tuổi với hy vọng những kỷ luật trong môi trường quân đội sẽ rèn luyện cậu bé Trump trưởng thành, song Trump sớm bị ảnh hưởng bởi nghề bất động sản từ cha. Ngay sau khi tốt nghiệp Đại học Pennsylvania năm 1968, Donald Trump đã gia nhập công ty bất động sản Elizabeth Trump&Son của gia đình.
Khởi nghiệp từ năm 28 tuổi, đến nay Donald Trump đã xây dựng cho mình một đế chế kinh doanh hùng mạnh trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản. Ông được coi là “ông trùm của các ông trùm” bất động sản Mỹ với cơ ngơi bao gồm vô số các khách sạn nổi tiếng, khu giải trí, casino, toà nhà văn phòng, chung cư cao cấp ở rất nhiều thành phố lớn trên toàn cầu.
Không như các tỉ phú khác phải nếm trải nhiều thất bại, Donald Trump thành công từ rất sớm. Đầu tiên là dự án khách sạn Commodore Hotel, sau đó là Grand Hyatt Hotel New York và hàng loạt công trình lớn khác. Donald Trump đã thực sự trở thành một ông trùm bất động sản khi hầu hết các dự án khách sạn, tòa nhà cao ốc lớn đều tập trung về tập đoàn The Trump của ông.
Năm 1983, ông khánh thành tòa nhà Trump Tower nguy nga và tráng lệ tại khu phố Manhattan sang trọng nhất nước Mỹ, gây sửng sốt trong giới doanh nhân Mỹ. Người dân New York đều tự hào về tòa nhà này và coi đó là một biểu tượng của sự phồn vinh và tiềm lực kinh tế của thành phố này. Với những thành tựu đã đạt được, Donald Trump được so sánh như thầy “phù thủy” trong lĩnh vực kinh doanh địa ốc giống như George Soros của ngành tài chính hay Bill Gates của ngành công nghệ thông tin…
Sinh ra may mắn, khởi đầu thuận lợi nhưng không phải lúc nào con đường của Donald Trump cũng trải hoa hồng và có những lúc vận may đã “ngoảnh mặt” với ông. Sự nghiệp kinh doanh của Donald không ít lần lao đao với 4 lần phải tuyên bố phá sản. Từ một tỉ phú lẫy lừng trở thành kẻ trắng tay, nợ nần chồng chất chỉ trong một đêm không còn là chuyện lạ với Trump.
Nhưng có lẽ, tình cảnh bết bát nhất của Donald Trump là vào cuối những năm 80, khi thị trường bất động sản Mỹ đóng băng, nhà cửa, văn phòng, khách sạn ế ẩm, không cho thuê được, khi nợ vay ngân hàng bủa vây tứ phía. Ông đã phải bán rất nhiều tài sản để trả nợ nhưng vẫn không thấm tháp vào đâu vì theo một số nguồn tin khi đó con số nợ khổng lồ lên đến 5 tỉ USD. Sau này kể lại, ông đã ví von tình cảnh của mình lúc đó còn “bi đát hơn một kẻ ăn xin không nhà cửa trên đại lộ số 5 nổi tiếng của New York”.

Muốn trở thành triệu phú, trước tiên hãy giả vờ như một triệu phú
Chia sẻ về bí quyết thành công của mình, vị tỉ phú này cho rằng “Để trở thành triệu phú, bạn không nhất thiết phải tích lũy tài sản theo thời gian. Hãy giả vờ là bạn đang thành công và có rất nhiều tiền trong các tài khoản tích lũy, trong khi thực tế bạn chỉ có vài ngàn đô la trong ngân hàng”.
“Tôi từng tự hào về việc mua những bộ quần áo rẻ tiền. Thật không có ý nghĩa gì khi bỏ ra hàng ngàn USD để mua quần áo “xịn”, trong khi có thể mua cái khác chỉ với 100 USD. Tuy nhiên, sau nhiều năm tôi nhận thấy suy nghĩ như vậy là sai. Hiện nay, tôi luôn mua giày đẳng cấp cao và quần áo hàng hiệu. Nên nhớ rằng cách ăn mặc sẽ nói lên nhiều điều về bạn trước khi bạn có bất cứ phát ngôn nào” – Trump chia sẻ.
Tư tưởng chủ yếu mà Donald Trump muốn nhấn mạnh chính là “Hãy cố thể hiện mình đã là triệu phú trước khi bạn thực sự trở thành triệu phú”. Thành công từ kinh doanh tài chính không hề phức tạp, chỉ cần bạn tin rằng mình có thể làm được. Và một khi bạn nổi tiếng, bạn có uy tín và đáng tin cậy, bạn có thể tích lũy tài sản lên rất nhiều lần bằng nhiều cách khác nhau.
Quan điểm kinh doanh của Donald khá khác biệt khi ông không tập trung tạo ra tài sản cho mình mà sử dụng người khác để tạo ra tài sản. Ông nổi tiếng với tính quyết đoán, thậm chí có thể gọi là liều lĩnh khi lao vào hàng loạt các thương vụ “khủng” với phần lớn tiền đầu tư đều là tiền... vay ngân hàng theo phương châm “lấy bột gột nên hồ”.
Theo Trump, mượn tiền phải nói là “mượn cần làm ngay vì có món hời không thể để vuột mất”. Trên tay người đi vay luôn có sẵn danh sách những thế chấp có đảm bảo như cổ phiếu, trái phiếu, vật cầm cố… Mặc dù, giá trị của chúng chẳng thấm vào đâu với số tiền định vay nhưng kinh nghiệm của ông cho thấy đó là cách đơn giản nhất để thuyết phục chủ nợ.
Nói một cách đơn giản thì đầu tiên chỉ mượn ít, trả đúng kỳ; sau đó vay tiếp nhiều hơn và cứ thế… miễn là tạo được một hồ sơ vay trả “hoành tráng”, đủ uy tín đến nỗi chủ ngân hàng phải trịnh trọng lưu riêng một chỗ trong két sắt. Tuy cách này khá tốn tiền trả lãi nhưng tính chênh lệch với lời từ tiền vay được đầu tư thì nó sẽ chẳng đáng là bao.
“Cứ thế mà đi, sẽ đến một lúc nào đó nhà băng sẵn sàng cho ta mượn những món khổng lồ đúng lúc ta thực sự cần, cho dù họ phải vi phạm vài nguyên tắc quy định của chính họ, vì khi đó ta đã thành khách hàng thân thiết. Chủ nhà băng khôn ngoan sẽ không bao giờ để vuột mất những con nợ tốt và có tiềm năng trả nợ cao” – ông trùm bất động sản Mỹ chia sẻ.
Có thể nói, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Trump đều tỏ ra hết sức khôn ngoan và có những chiến lược bài bản. Dù lâm vào hoàn cảnh nợ nần nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, ông đã lấy lại được tài sản của mình và liên tục phát triển nó thành khối tài sản khổng lồ như ngày nay. Và biết đâu đấy, trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng hiện nay, ông Trump cũng đang có những nước cờ riêng nhằm lật đổ đối thủ Hillary Clinton.

Theo (Cafef/Tri thức trẻ)

Đầu tư vào Condotel - phải biết làm chủ cuộc chơi

Đầu tư vào căn hộ khách sạn (Condotel) trở thành trào lưu mới trong giới địa ốc trong thời gian gần đây. 

Đầu tư vào căn hộ khách sạn (Condotel)
Đầu tư vào căn hộ khách sạn (Condotel)

 Khác với biệt thự nghỉ dưỡng có giá hàng chục tỷ đồng, giá trị mỗi condotel chỉ từ 1 đến 3 tỷ đồng. Điều này khiến sản phẩm BĐS đầu tư condotel trở nên “hút” một lượng lớn dòng tiền đầu tư.

Vậy BĐS đầu tư condotel là gì? 

 BĐS đầu tư “hot” nhất năm 2016 Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn lưu trú của khách du lịch, bằng việc sử dụng mô hình các căn hộ cao cấp (được trang bị đầy đủ các thiết bị khép kín như một căn hộ thông thường) nhưng lại được vận hành như khách sạn. Khách du lịch vẫn có thể hưởng giá trị tiện ích khép kín của khách sạn như hồ bơi, nhà hàng, dịch vụ phòng, câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe…sản phẩm condotel đã hình thành từ đó.

Mô hình này là sự kết hợp của condominium và hotel tạo thành căn hộ khách sạn (Condotel). Vì đem lại dòng tiền từ việc cho khách du lịch thuê, nên condotel đã nhanh chóng được gắn với yếu tố tài chính tạo thành một sản phẩm BĐS đầu tư “hot” nhất năm 2016. Bằng việc cam kết lợi nhuận từ 8% đến 12% cố định trong nhiều năm khi chủ sở hữu tham gia chương trình cho thuê lại căn hộ mà chủ đầu tư đưa ra, condotel đã trở thành một BĐS đầu tư được ưa chuộng nhất. Giá trị mỗi condotel chỉ từ hơn 1 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng. Cộng với việc hỗ trợ vay vốn từ ngân hàng, nhà đầu tư chỉ cần bỏ ra từ vài trăm triệu đồng là có thể đầu tư vào condotel. Ra đời trong bối cảnh thị trường Việt Nam đang thiếu những kênh đầu tư có lợi tức cố định trong nhiều năm như trái phiếu, chứng chỉ quỹ lại là BĐS, condotel đã đánh đúng nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư nhỏ lẻ, dòng tiền nhàn rỗi. Vì thế, mô hình đầu tư này nhanh chóng tạo “sóng” ở các thị trường có thế mạnh về du lịch như Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, Vũng Tàu, Quy Nhơn,…

 Theo nghiên cứu mới nhất từ CBRE Việt Nam, thị trường condotel đang bùng nổ ở Đà Nẵng và Nha Trang. Trong khi, thị trường Nha Trang khá sôi động nhưng chỉ có nguồn cung khoảng 2.900 căn, thì chỉ trong 3 tháng gần đây có tới 2.800 căn condotel được chào bán ở Đà Nẵng, gấp gần 8 lần so với cùng kỳ năm trước và tăng gấp đôi so với quý II/2016. Nâng tổng số condotel chào bán ở Đà Nẵng lên 5.700 căn trong 9 tháng qua. “Cuộc chơi” không đơn giản Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư không nắm rõ cách chơi thì chẳng khác nào “cầm dao đằng lưỡi”. Nói như vậy bởi lẽ đầu tư condotel không chỉ đơn giản chỉ nhìn vào sự hào nhoáng phía sau của những con số cam kết lợi nhuận, mà đừng sau đó còn nhiều yếu tố nhà đầu tư cần tính đến để có quyết định đúng đắn. Nói như ông Trương Lê Quân, Quản lý Đầu Tư, Savills Hà Nội “cam kết trả lợi nhuận cố định trung bình từ 8-10%/năm trong 8 đến 10 năm thì cũng tương tự phát hành trái phiếu, nghĩa là chủ đầu tư phát sinh nghĩa vụ trả nợ lãi trong thời gian cam kết.” Khi mà các chủ đầu tư đều nhảy vào cuộc chơi cam kết lợi nhuận, lãi suất liên tục được đẩy lên cao, ban đầu tư 8% rồi tới 12% thậm chí có dự án 14%. Điều này lại đem đến một trong những rủi ro cho nhà đầu tư. Nhưng, điều đó chỉ đúng một nửa, bởi những dự án tốt, chủ dự án có nhiều tài sản, dòng tiền đều thì vẫn đủ sức đảm bảo nguồn trả nợ này.

Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu chủ đầu tư không thực hiện được cam kết trả lãi trong thời hạn cam kết? Chủ đầu tư không phải là ngân hàng và đây là rủi ro.

 Do vậy, nếu nhảy vào “cuộc chơi” này điều đầu tiên rất quan trọng đối với nhà đầu tư, đó là phải biết được nghĩa vụ trả nợ lãi này phải quy định rõ trong hợp đồng. Thứ hai, chủ đầu tư dự án là ai, có đủ năng lực thực hiện cũng như vận hành tốt dự án để đem lại dòng tiền ổn định hay không. Một đặc điểm khác cũng cần đặc biệt lưu ý đó là mức cam kết lợi nhuận.

Thực tế, mô hình này không phải mới mẻ trên thế giới, chẳng hạn ở Singapore khoảng 4-9% trong 2 năm, ở Thái Lan khoảng 5-10% trong 5 năm, và đã có rất nhiều dự án thành công. Còn ở Việt Nam, mức cam kết lợi nhuận được đẩy lên rất cao, thậm chí những chủ dự án chưa có danh tiếng còn cam kết 12-14%. Một con số khiến giới chuyên môn phải giật mình.

 Theo Savills, việc cam kết thu nhập chỉ là một hình thức marketing để đẩy nhanh tốc độ bán hàng. Đó chỉ là một kỹ thuật tài chính của chủ đầu tư. Còn nói như bà Dương Thùy Dung, Giám đốc bộ phận nghiên cứu thị trường của CBRE Việt Nam, thì điều này đánh vào tâm lý an tâm đầu tư của nhà đầu tư, có lợi nhuận cố định thì không cần phải lo lắng gì hết. Còn phân tích của Cushman & Wakefield Việt Nam, cho rằng ở một vài dự án tỉ lệ EBITDA (thu nhập trước thuế, trả lãi và khấu hao) từ 35%, điểm hòa vốn đủ để thanh toán lợi nhuận cam kết cho nhà đầu tư dự án cần đạt công suất 60%.

Trong khi đó, công suất trung bình cho thuê khách sạn ở Việt Nam là khoảng 65%. Tỷ lệ chênh lệch không quá nhiều, đây là một rủi ro đối với các chủ đầu tư. Yếu tố lãi suất thả nổi cũng là điểm rủi ro quan trọng và các nhà đầu tư cần tính đến. Trong khi chủ dự án vay người mua với lãi suất cố định chính là mức cam kết lợi nhuận, thì nhà đầu tư lại phải chịu lãi suất thả nổi theo thị trường nếu vay vốn ngân hàng đầu tư mua condotel. Đừng quên có thời điểm lãi suất ngân hàng đã vọt lên mức trên 20%! Lưu ý đến tính pháp lý. Quyền sử dụng lâu dài, kỳ vọng tài sản tăng giá và thu nhập cố định được đảm bảo. Đây có thể coi là yếu tố mấu chốt thu hút người mua vì họ nắm chắc trong tay quyền sử dụng và khai thác tài sản.

Nhưng, đôi khi chính 3 kỳ vọng này lại đem lại những trục trặc cho nhà đầu tư Thực tế, có khá nhiều dự án nghỉ dưỡng chỉ là đất thuê thương mại lâu dài để kinh doanh khách sạn nên các condotel sẽ không được cấp giấy chứng nhận sở hữu tài sản. Giá trị cho thuê không cao như kỳ vọng sẽ tác động ngay đến dòng tiền hàng năm. Nếu không có khách thuê thường xuyên, BĐS sau thời gian cam kết có thể bị xuống cấp, giá trị sẽ bị giảm và chủ sở hữu tốn thêm chi phí bảo trì. Như vậy, có thể nói condotel là một sản phẩm BĐS đầu tư rất được ưa thích, tạo sức hấp dẫn hơn nhiều so với tiền gửi ngân hàng. Nhưng để lựa chọn được những condotel thực sự đem lại hiệu quả thì không phải là một bài toán đơn giản.

 Theo Trí thức trẻ

Bùng nổ cuộc đua ra mắt căn hộ mới vào dịp cuối năm

Hiểu được tâm lý dành tiền mua nhà vào dịp cuối năm, nhiều chủ đầu tư bất động sản tại Hà Nội tung ra ồ ạt các sản phẩm căn hộ mới đem đến nhiều sự lựa chọn cho khách hàng.

Cuộc chạy đua chiếm thị phần Bước qua quý III với diễn biến có phần chững lại do gặp tháng Ngâu, ngay trong tháng đầu quý IV cuối năm thị trường bất động sản đã có sự sôi động. Ghi nhận tại thị trường Hà Nội hàng loạt dự án của “ông lớn ông bé” đua nhau bơm nguồn cung vào thị trường.


Khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn vào dịp cuối năm 


 Theo nhận định của Savill Việt Nam, quý IV/2016, thị trường căn hộ Hà Nội đón nhận nguồn cung cực lớn, với khoảng 13.000 căn hộ mới gia nhập thị trường. Đánh giá về thị trường địa ốc trong những tháng cuối năm, báo cáo của CBRE cho biết: Trong tương lai, thị trường được dự đoán tiếp tục diễn biến khả quan trong quý cuối cùng của năm 2016. Cả 2 hoạt động bán hàng và mở bán có thể tiếp nối đà tăng trưởng. Thời gian vừa qua, thị trường sôi động trên nhiều phân khúc đặc biệt là phân khúc căn hộ chung cư với nguồn cung dự án mới tập trung chủ yếu ở ba khu vực chính gồm khu vực phía Tây, phía Nam và khu vực Hồ Tây.

Tại khu vực phía Tây, Tập đoàn Tân Hoàng Minh góp mặt với dự án “mới tinh” trên thị trường như khu căn hộ D.Capital. Khu vực đường Phạm Hùng - Cầu Giấy đón nhận thêm nguồn cung từ dự án Sunshine Center của Tập đoàn Sunshine Group, khu vực Lương Yên có chung cư số 3 Lương Yên - Ancora của Sun Group.

 Sau 4 năm “ở ẩn”, Tập đoàn Nam Cường cũng chọn thời điểm này để trở lại với chung cư AnLand với khoảng hơn 500 căn hộ thuộc khu đô thị Dương Nội. Thời điểm cuối năm được coi là thời điểm “vàng” sóng thanh khoản tốt nhất trong năm khiến cuộc đua tăng tốc về doanh số của các công ty bất động sản càng trở nên hấp dẫn. Thị trường cũng có sự chuyển dịch sang phía Nam với nguồn cung lớn được tung ra. Cùng với loạt căn hộ cao cấp được bơm mới, thị trường đón nhận thêm dự án với mức giá trung bình từ 17-20 triệu đồng/m2.

Tại khu vực cửa ngõ phía Nam dự án Tứ Hiệp Plaza (huyện Thanh Trì) mới được chủ đầu tư là Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ tổng hợp Vinh Hạnh ra mắt thị trường vào đầu tháng 10/2016 với giá từ 17 - 18 triệu đồng/m2. Đầu tháng 11 vừa qua, dự án Gelexia Riverside (quận Hoàng Mai) với khoảng 2.000 căn hộ đã được giới thiệu ra thị trường với giá khởi điểm từ 18 triệu đồng/m2. Đây là Dự án do Công ty Đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản HTL Việt Nam, một đơn vị thành viên của Tập đoàn Geleximco làm chủ đầu tư. Nhận định về thị trường hiện nay, ông Nguyễn Thành Long, Tổng giám đốc Công ty HTL cho biết, diễn biến thị trường thời gian gần đây cho thấy, nhu cầu về căn hộ trung và bình dân của thị trường khá lớn. Tuy nhiên, việc lệch pha cung – cầu của phân khúc này khiến thị trường bất động sản Hà Nội luôn trong tình trạng thiếu nguồn cung căn hộ có giá bán trên 1 tỷ/đồng, phù hợp với thu nhập của đại bộ phận khách hàng có nhu cầu ở thực và cũng rất phù hợp với gia đình trẻ.

Như ở dự án Gelexia Riverside lễ mở bán đã thu hút 500 khách hàng đến tìm hiểu điều đó cho thấy nhu cầu của người dân là rất lớn. Nắm bắt tâm lý người dân sẽ bung tiền tiết kiệm để mua nhà dịp cuối năm đây cũng được coi là thời điểm “vàng” sóng thanh khoản tốt nhất trong năm khiến cuộc đua tăng tốc về cuối năm càng trở nên hấp dẫn. Giá nhà cuối năm có tăng? Nỗi lo tăng giá nhà cuối năm là một trong những vấn đề được khách hàng đặt ra trước khi quyết định “xuống tiền” tại thời điểm này. Trên thực tế, giá bán tại nhiều dự án đã có xu hướng tăng lên. Như tại dự án Tứ Hiệp Plaza ra mắt thị trường đầu tháng 10/2016 với giá từ 17 - 18 triệu đồng/m2. Thế nhưng, hiện mức giá hiện nay đã tăng thêm 5%, lên mức 18 - 19 triệu đồng/m2. Hay tại dự án Gelexia Riverside, sau lễ giới thiệu có trên 350 khách đặt mua thành công với giá khởi điểm từ 18 triệu đồng/m2, dự án hiện đã tăng thêm khoảng 3%. Theo báo cáo của Jones Lang LaSalle (JLL) Việt Nam, dự báo nguồn cung dồi dào trong quý cuối năm với lượng hoàn thành mới dự kiến đạt hơn 11.000 căn trong quý 4/2016, với gần 70% trong số đó sẽ đến từ các dự án căn hộ trung cấp.

Lượng mở bán mới dự báo đạt hơn 10.000 căn trong quý cuối năm, với các đợt mở bán tiếp theo từ các dự án hiện hữu sẽ chiếm khoảng 50-60%. “Lượng cầu dự kiến sẽ tiếp tục đạt cao nên lượng bán dự báo sẽ tiếp tục tăng, đến từ cả các những người mua để đầu tư và mua để ở nhưng sẽ tiếp tục phụ thuộc mật thiết vào nguồn cung mới. Giá bán sẽ còn tăng thêm”, JLL dự báo. Tuy nhiên, theo báo cáo mới nhất của Cục Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng) thì lượng cung trên thị trường vẫn tập trung tại phân khúc căn hộ trung và cao cấp, trong khi lượng cung căn hộ phân khúc bình dân không nhiều.

Nguồn cung các dự án nhà ở giá rẻ và nhà ở xã hội trong giai đoạn này vẫn từ các dự án đã triển khai từ đầu năm. Về giá căn hộ tại các dự án không có nhiều biến động. Đối với phân khúc trung – cao cấp, hiện tại số lượng nguồn cung căn hộ phân khúc này nhiều tuy nhiên thị trường không giảm giá bán trực tiếp mà thay vào đó là các hình thức khuyến mại, chiết khấu, ưu đãi từ các chủ đầu tư nhằm thu hút khách hàng. Thực chất đó cũng là động tác giảm giá kích cầu. Với nhà ở liền kề, biệt thự giao dịch chủ yếu tại thị trường thứ cấp nên giá bán cũng không có nhiều thay đổi.

 Do đó, Cục Quản lý nhà dự báo, thị trường bất động sản tiếp tục duy trì ổn định, giá không có nhiều biến động. Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục dư thừa nguồn cung căn hộ cao cấp, thiếu nguồn cung nhà bình dân.

 Theo Vietnamnet

Bong bóng bất động sản có nổ trong năm 2017?

Theo nhận định của nhiều chuyên gia địa ốc, về tổng thể thị trường đang có dấu hiệu chững lại so với 2015, tuy nhiên, thị trường vẫn đang diễn ra sôi động ở những dự án tốt. 

Nỗi lo bong bóng BDS
Nỗi lo bong bóng BDS


 Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), thị trường bất động sản (BĐS) 9 tháng qua vẫn còn nằm trong chu kỳ tăng trưởng sau khi phục hồi kể từ cuối năm 2013. Với nhiều chính sách điều tiết thị trường đang phát huy hiệu quả, năm 2017 dấu hiệu "bong bóng" BĐS vẫn chưa xuất hiện.

 TS Lê Bá Chí Nhân, chuyên gia kinh tế dự báo thị trường BĐS các tháng cuối năm 2016 sẽ tiếp tục tăng trưởng nhỉnh hơn so với quý 3, do từ nay đến Tết Đinh Dậu là giai đoạn cao điểm trong năm. Nhưng về tổng thể thị trường BĐS đang có dấu hiệu chững lại so với năm 2015. "Dự báo thị trường BĐS năm 2017 cũng sẽ tiếp tục xu thế chững lại.

Tuy nhiên, khó xảy ra tình trạng "bong bóng" BĐS trong những tháng cuối năm 2016 và năm 2017", TS Nhân nói.Các chuyên gia BĐS cũng đều nhận định rằng, "bong bóng" BĐS chỉ xuất hiện nếu nền kinh tế phát triển theo dạng "nóng". Tuy nhiên, năm 2016, GDP có thể khó đạt chỉ tiêu 6,7%, nền kinh tế nước ta chưa phát triển nóng mà vẫn đang trong giai đoạn phục hồi, tăng trưởng. "Nền kinh tế phát triển nóng là nền tảng để phát sinh "bong bóng" BĐS, do các doanh nhân và người dân cũng sẽ dễ kiếm tiền, từ đó sẽ chuyển qua đầu tư BĐS, hoặc mua BĐS làm tài sản để dành.

Thế nhưng, hiện chưa có tình trạng này", chuyên gia Phan Công Chánh nói. Tại cuộc họp về tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM 9 tháng năm 2016 mới đây, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Văn Khoa cho rằng, các yếu tố gây bong bóng bất động sản hiện đều đang được kiểm soát tốt, trong năm 2017 thị trường diễn biến tương đối bình thường, không có biến động lớn.

 Nguồn cung dồi dào, giá bán khó tăng 

Ở góc độ nhà đầu tư, nhiều ý kiến cũng khẳng định rằng niềm tin vào sức mua ổn định của thị trường tiếp tục được duy trì, tuy nhiên mãi lực này chỉ ở mức tăng dần dần chứ không ồ ạt. Theo giới đầu tư nhận định, giá BĐS tiếp tục giữ ổn định như hồi đầu 2016 chứ khó có khả năng tăng hoặc biến động mạnh do nguồn cung đang dồi dào, sức cạnh tranh gay gắt.

 Khi được hỏi, phân khúc nào sẽ dẫn dắt thị trường trong năm 2017, nhiều nhà đầu tư nhận định rằng phân khúc nhà ở hợp túi tiền có giá bán từ 1,1-1,5 tỷ đồng tiếp tục có nhu cầu rất lớn nhưng nguồn cung khá hạn chế. Trong khi đó, phân khúc nhà ở cao cấp sẽ không xảy ra tình trạng bội cung như nhiều cảnh báo, bởi giới đầu tư cho rằng phân khúc nào đều có lượng khách hàng ổn định của phân khúc đó, các chủ đầu tư sẽ "ứng biến" đưa ra thị trường số lượng phù hợp với nhu cầu.

 Trao đổi với chúng tôi mới đây, ông Nguyễn Dư Lực - Chủ tịch HĐQT công ty địa ốc Hưng Lộc Phát, cho biết sức mua trên thị trường trong năm tới sẽ ổn định như thời gian vừa qua, đặc biệt phân khúc biệt thự và nhà phố được nhiều khách hàng quan tâm đầu tư hơn. Do đó, qua quan sát cho thấy nhiều nhà đầu tư đang chuyển hướng sang lĩnh vực này để tạo tính thanh khoản. "Quan trọng là biết quan sát kỹ diễn biến thị trường để có sự điều chỉnh chiến lược phù hợp, bởi đã làm bất động sản thì trong giai đoạn nào cũng phải có sản phẩm bán ra thị trường.

Tuy nhiên, khi thị trường được cho là chững lại do nguồn cung quá cao thì chúng tôi phải chuyển hướng đầu tư ở phân khúc nào đang có nhu cầu thật sự", ông Lực nói thêm. Còn theo ông Ngô Quang Phúc, Phó Tổng Giám đốc Him Lam Land, trong năm 2017, nếu chỉ tính lượng cầu ở thực vẫn ổn định và có xu hướng tăng lên, nhưng không phải với một tốc độ quá lớn.

Chẳng hạn, năm nay nhu cầu nhà ở thực khoảng 100 ngàn căn, thì năm sau không thể nào tăng lên 1 triệu căn được, mà chỉ tăng ở tầm 120 ngàn căn, năm 2018 sẽ là 150 ngàn căn... "Theo tôi, lượng cầu đó mới là thước đo chính xác của thị trường trong năm tới, chứ không thể dựa vào lượng cầu của các nhà đầu tư thứ cấp, lướt sóng (đầu cơ)", ông Phúc cho biết. Ngược lại, cũng theo ông Phúc, trong năm 2017 tiếp tục đà phát triển của thị trường, nguồn cung nhà ở thuộc mọi phân khúc tiếp tục tăng. Trong đó, phân khúc nhà ở hợp túi tiền, nhà ở cho giới trẻ tiếp tục hạn chế. Chất lượng sản phẩm nhà ở sẽ được các chủ đầu tư nâng cao hơn nhiều để giành thế cạnh tranh một cách tốt nhất. 

Nhận định về thị trường 2017, ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch HĐQT công ty địa ốc Phát Đạt, cho rằng những cảnh báo dư cung gần đây là có cơ sở, tuy nhiên, các chủ đầu tư sẽ có chiến lược để hút khách hàng trong tình hình mới. Thị trường 2017 sẽ tăng trưởng ổn định, lượng vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục "chảy" mạnh vào địa ốc tạo thêm sự đa dạng về nguồn cung cho thị trường. Từ đó, khách hàng sẽ được hưởng lợi vì giá nhà ở sẽ giữ ở mức hợp lý, chất lượng sản phẩm tốt hơn, tiện ích sống được đầu tư nhiều hơn...

 Nguồn: cafef.vn

Tín dụng vào bất động sản tăng

Theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, tín dụng đầu tư và kinh doanh bất động sản tăng 5,3% so với cuối năm 2015, chiếm 8,5% tổng tín dụng. 


Tín dụng vào bất động sản tăng mạnh
Tín dụng vào bất động sản tăng mạnh


 Trong khi đó, tín dụng tiêu dùng tăng 28,7% so với cuối năm 2015, chiếm 11,3% tổng tín dụng. Tín dụng tiêu dùng tập trung chủ yếu vào nhu cầu sửa chữa nhà, mua nhà để ở (chiếm khoảng 49,9%), mua đồ dùng trang thiết bị (26%) và phương tiện đi lại (10,7%).

Các ngân hàng thương mại hiện nay đang triển khai dành nguồn vốn cho vay mua bất động sản, xây dựng sửa chữa nhà với mức lãi suất thấp. Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu VN (Eximbank) dành 4.000 tỉ đồng cho vay tiêu dùng, kinh doanh có tài sản đảm bảo bằng bất động sản với lãi suất 6,5%/năm.

Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) cho vay tiền mua bất động sản với lãi suất 7%/năm trong 6 tháng vay, 8%/năm trong 12 tháng, lãi suất 8,5%/năm trong 24 tháng, 10,5%/năm trong 36 tháng…


 Theo Báo Thanh Niên 

Nhật bản muốn đầu tư tỷ đô vào thị trường BDS tại Việt Nam

Đại gia bất động sản Nhật Bản âm thầm rót mạnh vốn vào phân khúc bất động sản trung cao cấp tại Việt Nam. Xu hướng này đã được nhiều chuyên gia dự báo từ trước. Mới đây nhất, ông Thân Thanh Vũ, Chủ tịch Công ty Sao Khuê, nhà đầu tư Nhật thường quan tâm đến các dự án khách sạn cao cấp, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, dự án căn hộ cao cấp tại các đô thị lớn như TP.HCM, Hà Nội… 

Thị trường bất động sản Việt Nam thu hút tiềm lực tài chính mạnh mẽ từ nước ngoài
Thị trường bất động sản Việt Nam thu hút tiềm lực tài chính mạnh mẽ từ nước ngoài


 Dự tính trong giai đoạn tới, riêng các nhà đầu tư từ xứ sở hoa Anh Đào sẽ mang khoảng 2 tỷ USD vào thị trường BĐS Việt Nam, trong đó TP.HCM sẽ là lựa chọn ưu tiên trong chiến lược đầu tư mới này. Còn theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, từ khi 2 nước trở thành đối tác chiến lược thì đây là thời điểm để doanh nghiệp hai nước bắt tay hợp tác. Trong khi doanh nghiệp Việt cần tìm vốn cho các dự án lớn và tìm các đối tác quản lý dự án chuyên nghiệp, thì nhà đầu tư Nhật có xu hướng tìm đối tác để đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản.

 Thị trường địa ốc Việt gần đây đã đón nhận nhiều thương vụ hợp tác như vậy. Có thể kể tới như The Global Group – nhà đầu tư, phát triển và quản lý bất động sản hàng đầu Nhật Bản bắt tay với Công ty CP ngôi nhà mơ ước (Dream House). Dream Home Palace (Quận 8) sẽ là dự án khởi đầu mà The Global Group sẽ hợp tác đầu tư, với số vốn dự kiến 50 triệu USD. Kajima, một đại gia đến từ Nhật Bản, đang có kế hoạch chi 1 tỷ USD trong 10 năm tới liên doanh với một nhà đầu tư trong nước để phát triển các dự án bất động sản khách sạn cao cấp, căn hộ dịch vụ hướng tới đối tượng nhà giàu Việt Nam.

Các dự án có quy mô 19,5-97,5 triệu USD; Hòa Bình House hợp tác với Tập đoàn Okamura Home và Tập đoàn Sanyo Homes để lập liên doanh vận hành và quản lý các sản phẩm BĐS; Sanyo Homes hợp tác với Tiến Phát… Theo ông Lê Quốc Duy – Tổng Giám đốc Hoa Binh House, người Nhật đánh giá thị trường Việt Nam rất nhiều tiềm năng, đặc biệt là yếu tố dân số vàng đông thứ 3 ở Đông Nam Á, người trẻ chiếm tỷ lệ rất cao nhưng quỹ nhà ở lại hạn chế.

Đặc biệt, Việt Nam hiện nay đã bước vào thời kỳ hội nhập sâu rộng, Chính phủ đã có những chính sách mở cửa với nhiều ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư, không chỉ vậy còn tích cực tham gia các hiệp định quốc tế để phát triển mạnh mẽ nền kinh tế. Điều này sẽ càng thu hút thêm nhiều nhà đầu tư quốc tế đến làm ăn, sinh sống. Đây là cơ hội để các nhà đầu tư, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài.

 Tuy nhiên, cũng theo ông Duy, các nhà đầu tư rất khắt khe trong việc bắt tay hợp tác, họ thẩm định rất kỹ các đối tác, ngay cả lý lịch gia đình, bản thân cũng được họ quan tâm nhằm có sự đảm bảo rằng chiến lược hợp tác này bền vững. Do đó, để mời họ vào cũng là một câu chuyện dài hơi, giữ chân được họ mới là vấn đề quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Một xu hướng mới, các doanh nghiệp Nhật Bản khi đã bắt tay với những doanh nghiệp nội cùng lĩnh vực, họ đang muốn thành lập cả sàn môi giới nhà đất để trực tiếp chào bán sản phẩm cho người nhật đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. “Đang có một làn sóng ngầm mua bán nhà đất giữa người Nhật với nhau. Đây cũng là yếu tố giúp thị trường thêm phong phú và cạnh tranh mạnh mẽ hơn”, ông Duy cho biết thêm.

 Theo báo cáo của Wealth-X và UBS, Việt Nam xếp thứ hai, với mức tăng về số lượng người siêu giàu trong một năm qua là 14,7%. Số người Việt đạt chuẩn siêu giàu của Wealth-X và UBS hiện là 195 người với tổng giá trị tài sản sở hữu là 20 tỷ USD. Trước đó một năm, Việt Nam có 170 cá nhân siêu giàu, với tổng giá trị tài sản là 19 tỷ USD. Nghiên cứu mới đây nhất của BCG, cho thấy, hơn một nửa người tiêu dùng (51%) và 80% người tiêu dùng thuộc tầng lớp trung lưu và giàu có mua sắm tại các siêu thị và đại siêu thị bên cạnh các cửa hàng truyền thống.

 Là người có gần 20 năm làm tư vấn, trong đó có nhiều thương vụ M&A, ông Thân Thành Vũ cho rằng, không dễ gì nhà đầu tư Nhật tìm được mặt bằng ở khu vực trung tâm Hà Nội và TP.HCM để đầu tư trực tiếp do quỹ đất ngày càng hạn hẹp và còn vướng nhiều thủ tục đầu tư. Do đó, phương án mà các doanh nghiệp Nhật lựa chọn khi đầu tư vào bất động sản ở TP.HCM và Hà Nội sắp tới là qua M&A. Chiến lược của các nhà đầu tư tới từ Nhật Bản là đón đầu nhu cầu tầng lớp trung lưu, vốn ngày càng gia tăng trong nước.

 Nguồn: cafeF