Hiển thị các bài đăng có nhãn tin tức dự án. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin tức dự án. Hiển thị tất cả bài đăng

Ngoài xổ số, đối tác của Vietlott còn đầu tư nhiều dự án bất động sản ở Việt Nam

Không chỉ là đối tác kinh doanh với công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott), trước đó Tập đoàn Berjaya (Malaysia) đã đầu tư hàng loạt siêu dự án tỷ đô tại Việt Nam.

Xem thêm:



Đầu năm 2016, Tập đoàn Berjaya Berhad và Công ty TNHH MTV Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) đã được trao hợp đồng độc quyền đầu tư và vận hành một dự án xổ số điện toán. Hợp đồng trị giá hơn 210 triệu USD và có thời hạn trong vòng 18 năm, bắt đầu có hiệu lực sau 6 tháng kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận.

Tuy nhiên đây không phải là dự án đầu tiên tập đoàn này đầu tư tại Việt Nam. Cách đây gần 10 năm Berjaya đã nhận được giấy phép đầu tư cho nhiều dự án bất động sản lớn tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư khoảng gần 10 tỷ USD, trong số đó có 2 dự án lớn được đầu tư tại TPHCM.

Hàng loạt dự án khổng lồ

Từ đầu năm 2006, Berjaya đã bắt đầu thăm dò và tìm hiểu về môi trường đầu tư tại Việt Nam. Đến tháng 2/2007, Berjaya đã chính thức trở thành tập đoàn Malaysia đầu tiên nhận được giấy phép đầu tư và phát triển về bất động sản tại Việt Nam. Các dự án đầu tư của tập đoàn này luôn kèm theo một số vốn "khủng" dàn trải từ Bắc vào Nam.

Khu Đô thị mới Nhơn Trạch được xem như là một dự án điển hình cho thất bại của Berjaya
Khu Đô thị mới Nhơn Trạch được xem như là một dự án điển hình cho thất bại của Berjaya

Khu Đô thị mới Nhơn Trạch được xem như là một dự án điển hình cho thất bại của Berjaya. Ảnh: Lê Quân. Khu Đô thị mới Nhơn Trạch được xem như là một dự án điển hình cho thất bại của Berjaya. Ảnh: Lê Quân.

Berjaya khởi động việc đầu tư tại Việt Nam bằng việc phát triển các dự án ở Hà Nội. Ngoài việc đầu tư 500 triệu USD phát triển dự án khu đô thị mới Thạch Bàn (Ha Noi Garden City) thì tập đoàn này còn sở hữu hàng loạt khách sạn lớn, trong đó bao gồm 75% cổ phần khách sạn Intercontinental và 70% cổ phần khách sạn Sheraton.

Đến giữa năm 2008, doanh nghiệp này Nam tiến và đầu tư tại TP.HCM với những dự án có số vốn lớn hơn nhiều lần ở Hà Nội.

Đầu tiên là dự án Khu đô thị đại học quốc tế Việt Nam (VIUT) trở thành dự án FDI có vốn đăng ký lớn nhất từ trước đến nay tại TP.HCM với giá trị đầu tư 3,5 tỷ USD.

Tọa lạc tại xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, VIUT được xây dựng nhằm tạo ra một đô thị có diên tích 1.000 ha với sức chứa 75.000 người. Dự án với 7 phân khu chức năng, trong đó, ba khu chính chiếm diện tích lớn nhất là làng đại học quốc tế, khu trung tâm tài chính, hành chính và khu nhà ở. Quy mô khủng này thực gây nên sự chú ý cho giới đầu tư trong thời điểm đó.

Khi thông tin về “siêu dự án” VIUT còn chưa kịp lắng xuống, cuối năm 2008 tập đoàn này tiếp tục công bố một “siêu dự án” khác là Trung tâm Tài chính Việt Nam (VFC) với mức đầu tư khoảng 900 triệu USD. Dự án này tọa lạc tại quận 10 TP.HCM bao gồm 3 cao ốc với độ cao 48 tầng được sử dụng làm văn phòng làm việc, một cao ốc làm khách sạn quốc tế 5 sao.

Không chỉ dừng lại ở TP.HCM, vẫn tốc độ đầu tư nhanh như vậy, Berjaya liên tiếp giới thiệu hàng loạt dự án lớn ở Đồng Nai như Trung tâm Thành phố mới Nhơn Trạch (Nhon Trach New City Center) (2 tỷ USD), Dự án Biên Hòa City Square (230 triệu USD), Hay xa hơn là sở hữu 70% cổ phần tại Long Beach Resort tại Phú Quốc, Kiên Giang. Gần đây nhất, tập đoàn này còn đánh tiếng sẽ tìm hiểu đầu tư các dự án nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng.

Chỉ trong 2 năm 2007-2008, Berjaya đã đầu tư hàng loạt dự án lớn với tổng mức gần 10 tỷ USD tại Việt Nam. Điều này đã khiến nhiều người lo ngại về tính khả thi của các dự án. Thực tế, hệ quả là tới thời điểm này doanh nghiệp vẫn đang mắc kẹt với hàng loạt dự án đã công bố trước đó.

Phần lớn dự án đều là 'thảm họa FDI'

Các dự án đầu tư của Berjaya Việt Nam thường được chú ý bởi quy mô dự án cũng như nguồn vốn cực kỳ lớn. Tuy nhiên, tỷ lệ nghịch với số vốn công bố, các dự án này được nhắc đến như những “thảm họa đầu tư FDI” trong 10 năm qua.

Ngoài việc hoàn thiện dự án Ha Noi Garden City thông qua liên doanh, hay các khoản đầu tư gian tiếp vào các khách sạn có được những kết quả trực quan, hàng loạt “siêu dự án” ở phía Nam đã công bố dường như vẫn nằm trên giấy.

Cơ cấu nguồn vốn đầu tư vào các dự án ở Việt Nam của tập đoàn
Cơ cấu nguồn vốn đầu tư vào các dự án ở Việt Nam của tập đoàn

Đối với Khu đô thị VIUT, dường như tập đoàn này không để lại dấu ấn nào trong một thập kỷ qua. Theo báo cáo của Ban quản lý Khu đô thị Tây Bắc TP.HCM, hiện nhà đầu tư chỉ mới hoàn thành đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000, được phê duyệt tháng 5/2012. Các khâu đền bù giải phóng mặt bằng, một số hạng mục công trình ở giai đoạn 1 như khu tái định cư, nhà liền kề, nhà vườn, trung tâm thương mại... vẫn chưa được thực hiện như cam kết của chủ đầu tư. Hiện tại cả khu đất rộng lớn chỉ dùng để chăn thả gia súc.

Trung tâm Tài chính Việt Nam hiện tại vẫn chưa được khởi công và công năng chính là bãi giữ xe cho các nhà hàng xung quanh. Trong khi đó, dự án khu đô thị Nhơn Trạch bị UBND tỉnh Đồng Nai thu hồi giấy phép sau thời điểm công bố 1 năm vì nhà đầu tư không triển khai và cũng không làm thủ tục gia hạn.

Đứng trước tình trạng dự án treo quá lâu, mới đây UBND TP.HCM đã chỉ đạo các cơ quan liên quan rà soát tình hình thực hiện của dự án và đề xuất các giải pháp cho dự án này theo hai phương án: Một là tìm cách tháo gỡ khó khăn cho tập đoàn Berjaya trong việc triển khai dự án hoặc thu hồi giấy phép.

Theo nhiều chuyên gia, việc dễ dãi với những siêu dự án tỷ đô của các nhà đầu tư thiếu năng lực sẽ gây nên hậu quả nghiêm trọng. Đây là thời điểm tốt nhất để thanh lọc những dự án được cho là “thảm họa FDI” chứ không phải chiều theo các phương án mà chủ đầu tư đưa ra. Bởi lẽ chủ đầu tư nào cũng có những lý do khách quan đưa ra để bao biện cho những khó khăn của mình.

Theo: Zing News

Thấp thỏm khi dự án 'kim cương' khởi động

Dự án xây dựng lại khu tập thể 30A Lý Thường Kiệt được coi là dự án “kim cương” khi nằm trên một trong những trục đường đẹp nhất Thủ đô. Tuy nhiên, dự án bị chậm triển khai gần chục năm do chưa đạt được đồng thuận với người dân. Mới đây, chủ đầu tư bắt đầu phá dỡ nhiều hạng mục, khiến hàng chục hộ dân thấp thỏm lo lắng.

Cầu thang lên tầng 4 khu chung cư tập thể 30A Lý Thường Kiệt đã bị phá dỡ
Cầu thang lên tầng 4 khu chung cư tập thể 30A Lý Thường Kiệt đã bị phá dỡ

Cầu thang lên tầng 4 khu chung cư tập thể 30A Lý Thường Kiệt đã bị phá dỡ. Cầu thang lên tầng 4 khu chung cư tập thể 30A Lý Thường Kiệt đã bị phá dỡ. Thấp thỏm sống trên “đất kim cương”

Dự án “Xây dựng lại khu tập thể và cải tạo sắp xếp lại trụ sở làm việc tại địa chỉ 30A Lý Thường Kiệt - 33 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)” được coi là dự án “kim cương” do nằm ở vị trí đắc địa 2 mặt phố ngay giữa trung tâm Hà Nội, cách Hồ Gươm chỉ vài trăm mét. Đây cũng là một trong số ít những dự án cải tạo chung cư cũ theo hướng xã hội hoá được kỳ vọng đem lại bộ mặt khang trang đô thị. Tuy nhiên, hơn chục năm nay dự án vẫn “án binh bất động” do chưa có sự đồng thuận giữa chủ đầu tư và người dân. Trong khi vẫn còn khoảng 18/41 hộ dân vẫn còn sinh sống tại khu tập thể cũ tại địa chỉ 30A Lý Thường Kiệt, Cty CP Đầu tư tài chính Toàn cầu đã tiến hành phá dỡ công trình.

Khu tập thể vốn có 2 đường vào, nay cổng 33 Hàng Bài đã bị bịt lại chỉ còn cổng đi từ ngõ 30A Lý Thường Kiệt. Phía bên trong, khu tập thể cũ ngổn ngang gạch đá chồng lên nhau cao đến 2 mét. Một phần phía mặt tiền chung cư 3 tầng đã bị phá dỡ, trong khi những hộ dân phía còn lại vẫn đang sinh sống. Theo ghi nhận, giống như nhiều khu tập thể khác trên địa bàn Hà Nội. Khu tập thể 30A Lý Thường Kiệt đang bị người dân cơi nới “chuồng cọp”, thêm tầng để tăng diện tích sinh hoạt. Những công trình “vá víu” này ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu tòa nhà, nếu có phá dỡ không thể đoán trước điều gì sẽ xảy ra.

Trao đổi với phóng viên, bà Đoàn Thị Vân, một người dân ở đây cho biết, khu chung cư tập thể là một khối liên kết, việc đập phá, tháo dỡ công trình tại đây làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu khu nhà, gây nguy hiểm đến tính mạng của 18 hộ dân còn ở lại. Thực tế, nhiều nhà đã bị nứt tường, nứt trần… Ngoài ra, chủ đầu tư đang chuẩn bị phá ngôi nhà cao tầng sát vách với chung cư. Chung cư tồn tại gần nửa thế kỷ, làm sao chịu được nếu đứng “chơ vơ” không tựa vào công trình khác. “Đây có phải là cách chủ đầu tư ép gần 100 người dân bỏ nhà ra đi?”, bà Vân đặt vấn đề.

Bà Nguyễn Thị Thu Hà (cư dân ở tầng 3) cho biết thêm, người dân vừa đi lại vừa nơm nớp lo sợ vì cần cẩu phá nhà rầm rầm ngay trên đầu, khiến gạch vôi vữa rơi xuống. Nhà để xe bị đổ sập, sân chơi cho trẻ nhỏ ngổn ngang bê tông.

Bà Hà cho biết: Dự án đã có gần chục năm nay, nhưng đến tháng 9/2016 chủ đầu tư mới đưa người đến phá dỡ. Việc phá dỡ khiến các hộ dân đều bất ngờ, vì không được báo trước. “Đến khi các hộ dân khiếu kiện, việc phá dỡ mới được tạm dừng”, bà Hà nói. Người dân luôn đồng thuận với chủ trương của Thành phố, tuy nhiên, chúng tôi bất bình với cách làm việc của chủ đầu tư. Đến nay, chủ đầu tư vẫn chưa có một buổi làm việc trực tiếp để thống nhất phương án đền bù cho người dân.

Dự án vẫn phải chờ

Dự án 30A Lý Thường Kiệt nằm trong chủ trương cải tạo, xây dựng các chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp theo phương án xã hội hóa của TP Hà Nội. Ngày 10/01/2011, Hà Nội ra văn bản số 213 chấp thuận cho phép chủ đầu tư được thực hiện dự án. Các hộ dân cư trú hợp pháp, ổn định, lâu dài tại khu tập thể cũ này sẽ được bố trí tái định cư tại chỗ. Quy mô dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật và công trình nhà ở kết hợp với văn phòng. Có 4 tầng hầm, 1 tầng kỹ thuật với diện tích đất xây dựng 954m2 theo quy hoạch tổng mặt bằng, 55 căn hộ chung cư. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 190 tỷ đồng. Chủ đầu tư được sử dụng kinh doanh để hoàn vốn còn lại khoảng 3.000m2 diện tích xây dựng. UBND TP Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư thực hiện dự án bắt đầu từ quý I/2011, thời gian hoàn thành vào quý I/2013. Tuy vậy, đến nay dự án vẫn chưa hoàn thành khâu giải phóng mặt bằng.

Với tư cách chủ đầu tư, đại diện Cty CP Tư vấn đầu tư tài chính Toàn cầu cho biết, đã đàm phán, thỏa thuận, được 2/3 số hộ dân và các cơ quan, tổ chức ủng hộ và đã di chuyển. Thực tế, chỉ còn 40 người dân ở lại đòi quyền lợi cao hơn, chứ không phải gần 100 người như phản ánh. Trước khi phá dỡ, nhiều lần chủ đầu tư phối hợp cùng đoàn liên ngành đến để đo đạc, chụp ảnh nhà những hộ dân này để có phương án bồi thường nếu xảy ra hư hại trong quá trình phá dỡ. Tuy nhiên, các hộ dân đóng cửa, từ chối làm việc với đoàn liên ngành.

Do dự án đã chậm tiến độ quá lâu, nên chủ đầu tư xin phương án tháo dỡ theo hình thức cuốn chiếu, hộ dân nào đã di dời thì tháo dỡ khu vực đó. Đã được Sở Xây dựng chấp thuận theo văn bản số 8488 và Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận Hoàn Kiếm qua văn bản 1173. “Những hộ dân ở lại đòi quyền lợi quá cao, khoảng 200 triệu đồng/m2, thậm chí đòi đền bù cả diện tích cơi nới. Trong khi đây là dự án tái định cư tại chỗ chứ không phải dự án nhà ở thương mại nên chúng tôi không thể chấp nhận”, đại diện chủ đầu tư khẳng định.

Nguồn: Tienphong.vn (http://www.tienphong.vn/xa-hoi/thap-thom-khi-du-an-kim-cuong-khoi-dong-1078470.tpo)

Xem thêm:



UBND TP Hà Nội đã phê duyệt phát triển khu đô thị vệ tinh Sóc Sơn hơn 1.300 ha

Ngày 21/11/2016 UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 6365/QĐ-UBND phê duyệt dự án quy hoạch phân khu đô thị vệ tinh Sóc Sơn tỷ lệ 1/2000.

Quy hoạch KDT vệ tinh tại huyện Sóc Sơn
Quy hoạch KDT vệ tinh tại huyện Sóc Sơn

Theo đó, quy hoạch chung đô thị vệ tinh Sóc Sơn có quy mô nghiên cứu khoảng 1.340ha; ước tính quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 59.900 người.
Việc phát triển quy hoạch khu đô thị vệ tinh Sóc Sơn phải được thực thi dựa trên quan điểm kết hợp nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô nói riêng và đất nước nói chung với nhiệm vụ bảo vệ quốc phòng, an ninh, hình thành các khu chức năng đô thị, các khu chức năng đặc thù. Tạo lập không gian chuyển tiếp giữa khu vực trong và ngoài đô thị Sóc Sơn.

Quy hoạch phải nghiên cứu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; rà soát, khớp nối các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư đã được phê duyệt trong khu vực nghiên cứu; cập nhật kế thừa có chọn lọc trên cơ sở đánh giá mức độ phù hợp với quy hoạch chung kết quả nghiên cứu của các đồ án đã triển khai, chưa được phê duyệt...

KĐT Sóc Sơn là 1 trong 5 đô thị vệ tinh của Thủ đô Hà Nội, khu đô thị Sóc Sơn được định hướng  với tầm nhìn phát triển với tính chất là đô thị dịch vụ, gắn với trung tâm dịch vụ cấp vùng, cảng hàng không quốc tế Nội Bài và các khu công nghiệp lớn

Cùng với đó, KDT Sóc Sơn cũng sẽ được xây dựng là đô thị sinh thái thông qua phát triển các không gian xanh cảnh quan, khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng với công viên giải trí, các khu hoạt động thể chất, vui chơi giải trí tầm quốc tế như trường đua ngựa, sân golf… Theo quy hoạch, khu đô thị Sóc Sơn như là hạt nhân và là động lực phát triển cho toàn huyện Sóc Sơn, đáp ứng yêu cầu giãn dân, giảm tải cho khu vực trung tâm, hình thành các trung tâm dịch vụ gắn với công nghiệp sạch… Đặc biệt, là tiền đề tốt trong việc "HẤP DẪN" các doanh nghiệp đầu tư vào Sóc Sơn, từ đó thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển hơn nữa tại cửa ngõ phía Bắc TP Hà Nội.

Xem thêm: 

Ngột ngạt với chung cư "BÌNH DÂN", chung cư chất lượng kém

Mở văn phòng, cửa hàng, quán ăn trong chung cư chỉ là một nguyên nhân khiến chung cư quá tải. Việc quy hoạch chung cư dày đặc, “tiết kiệm” đầu tư thang máy... cũng khiến cư dân nhiều chung cư “ngộp thở”.

Thiếu chỗ để xe, ôtô đỗ tràn lan, ùn ứ tại khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, Hà Nội - Ảnh: TTO
Thiếu chỗ để xe, ôtô đỗ tràn lan, ùn ứ tại khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, Hà Nội - Ảnh: TTO


Không có không gian sinh hoạt chung, thiếu nghiêm trọng chỗ để xe, chợ cóc, hàng quán mọc la liệt, giao thông ùn ứ, tê liệt... Đó là tình trạng nhức nhối của hầu hết khu đô thị, chung cư cao tầng.

“Mê hồn trận” cao ốc

Từng được xem là khu đô thị đáng sống và có giá cả mua bán đắt đỏ bậc nhất Hà Nội, đến nay khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính (Cầu Giấy) đang quá tải nghiêm trọng về hạ tầng. Lúc mới khánh thành đưa vào sử dụng, toàn khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính có khoảng 2.400 căn hộ, dân số trên 10.000 người.

Do đắc địa, giá cao, hàng loạt chung cư khác liên tục mọc lên. Thay vì chỉ gần 10 block nhà, giờ toàn khu có khoảng 30 tòa cao ốc từ 10 đến trên 30 tầng, dân số cũng tăng chóng mặt.

Ngay cạnh khu Trung Hòa - Nhân Chính, khu vực quanh phố Ngụy Như Kon Tum (Q.Thanh Xuân) cũng có gần chục khối nhà cao tầng. Nơi đây đang bị quá tải nghiêm trọng về giao thông và hạ tầng xung quanh.

Nhưng kế đó, gần 10 dự án chung cư, trung tâm thương mại vẫn mọc ồ ạt, có tòa nhà cao đến 35 tầng với quy mô tới 1.600 căn hộ...

Tại một số khu vực ở TP.HCM hiện nay, các chung cư cũng lần lượt mọc lên, trong khi đường không được mở rộng. Đoạn đường Trịnh Đình Thảo từ ngã tư Kênh Tân Hóa đến ngã tư Lũy Bán Bích, phường Hòa Thạnh (Q.Tân Phú) dài khoảng 1km nhưng có đến năm dự án chung cư xây dựng san sát. Ba chung cư đã cho người vào ở.

Ông Nguyễn Văn Thủy, người dân ở đường Trịnh Đình Thảo, cho biết đường nhỏ, chỉ cần hai xe hơi tránh nhau là kẹt. “Mấy chung cư xây xong dân vô ở đông sợ kẹt nặng”, ông Thủy nói.

Trong khi đó, hai dự án khác trên đường Trịnh Đình Thảo cũng đang được chủ đầu tư gấp rút hoàn thành, dự kiến sẽ “bổ sung” cho con đường thêm gần 1.200 căn hộ. Cách đó chừng 400m, một dự án khác là Idico Tân Phú quy mô 741 căn hộ...

Còn tại khu vực đường hẻm 249 Nguyễn Văn Luông (Q.6) cũng đang chịu sức ép giao thông khi chung cư mọc lên. Trong hẻm này, có tới 8 block chung cư Him Lam với 1.452 căn hộ. Còn nhánh hẻm bên trái chung cư, dự án tổ hợp chung cư P.11 (Q.6) khoảng 1.400 căn hộ đang xây dựng...

Ám ảnh

Trong lúc các tòa cao ốc cứ mọc lên thì người dân chung cư ngày càng bị ám ảnh bởi nhiều nỗi lo. Hơn chục tòa nhà tại khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính dù tới 20-30 tầng nhưng hầu hết chỉ có một tầng hầm khiến người dân thiếu chỗ đỗ xe nghiêm trọng.

Có lúc gần nghìn ôtô để la liệt dưới lòng đường, trên vỉa hè, chạy dọc các con ngõ, vây kín các tòa chung cư. Nhiều nơi không còn chỗ cho người đi bộ. Một bức xúc khác của cư dân Trung Hòa - Nhân Chính là thang máy.

“Cả tòa thiết kế có bốn thang máy. Có khi chờ 30 phút ở tầng 1 vẫn chưa về được nhà” - bác Nguyễn Hưng Hà, một cư dân, nói trong bức xúc.

Rồi ám ảnh tắc đường khi gánh một lượng dân số lên tới hàng trăm nghìn người sinh sống, làm việc, toàn bộ khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính chỉ có hai tuyến đường, trong đó có đường nhỏ xíu, chỉ có một làn xe, quanh co, nhiều nút giao.

Một nhân viên thanh tra giao thông phân luồng tại khu vực này khẳng định “thủ phạm” gây tắc đường chính là... các tòa cao ốc. Cứ tan tầm là hàng nghìn phương tiện của các nhân viên công sở tỏa ra, đồng thời hàng nghìn phương tiện khác của chủ nhân các căn hộ về nhà...

Nỗi ám ảnh khác của cư dân các tòa cao ốc trên là hàng quán nhếch nhác bủa vây, chợ cóc mọc tràn lan, trong khi tìm đỏ mắt không có chỗ trống làm không gian vui chơi cho trẻ nhỏ.

Trong khu chung cư N02-04-05 dọc đường Lê Văn Lương (Hà Nội), dù bị lực lượng chức năng ra quân dẹp bỏ nhiều lần nhưng một chợ cóc vẫn “thoắt ẩn thoắt hiện”. Khu chung cư cao cấp Hapulico thì trong một thời gian dài mọc lên một... bến xe khách di động nhốn nháo khiến cư dân rất bức xúc nhưng không dẹp bỏ nổi.

Trong khi đó, từng được đánh giá là khu chung cư kiểu mẫu của Hà Nội với cây xanh và hồ nước rộng lớn, giờ đây khu vực bán đảo Linh Đàm (Q.Hoàng Mai) cũng quá tải nghiêm trọng.

Ngoài khu tái định cư với hàng chục khối nhà đã đưa vào sử dụng nhiều năm nay, hiện nay hàng loạt chung cư của nhiều chủ đầu tư ồ ạt được đầu tư xây dựng mới, trong đó có những khu nhà ở xã hội khiến toàn khu vực trở nên chật chội, ngột ngạt...

Mới đây, cư dân tòa nhà tại Golden Silk đã truyền nhau video cả trăm người nhốn nháo chen chân chờ vào thang máy, thậm chí có đoạn quay cảnh thang máy bị hỏng treo lơ lửng, người dân phải chui ra đu người xuống.

Không thể ngừng 
cấp phép?

Một đại diện Sở Xây dựng TP.HCM cho biết khi cấp phép xây dựng cho các dự án chung cư, cơ quan cấp phép phải đối chiếu với các chỉ tiêu kiến trúc quy hoạch như mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao... của khu vực công trình xây dựng.

Những dự án phù hợp với quy hoạch mới được giao đất, chấp thuận chủ đầu tư và cấp phép xây dựng. Mặc dù đúng quy hoạch nhưng thực tế tại nhiều khu vực trên địa bàn TP hiện nay, tốc độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội không bắt kịp tốc độ phát triển các dự án.

Theo vị này, khi dự án đủ điều kiện theo điều 91 Luật xây dựng, đảm bảo thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật thì không có cơ sở nào ngưng việc cấp giấy phép xây dựng dự án cho các chủ đầu tư.

Đại diện Sở Xây dựng nêu khó khăn hiện nay là do... sự đầu tư đồng bộ giữa các ngành giao thông, cấp nước, xây dựng. Việc chậm đầu tư khiến kết nối giao thông của các dự án vào hệ thống hạ tầng chung khó khăn.

Ông Trịnh Quang Thành, chánh văn phòng Sở Quy hoạch - kiến trúc Hà Nội, xác nhận việc quá tải về hạ tầng, giao thông, khu vui chơi, bãi đỗ xe tại các khu đô thị, chung cư là có nhưng theo ông, đó chỉ là hiện tượng, muốn xác định nguyên nhân và bản chất còn nhiều vấn đề.

Giao thông bên các tòa chung cư khu vực Trung Hòa- Nhân Chính (Hà Nội).
Giao thông bên các tòa chung cư khu vực Trung Hòa- Nhân Chính (Hà Nội). Ảnh: TTO


Ví dụ như khi thấy đường đông thì có thể là do... trùng vào dịp lễ hoặc là nơi mà dân cư dồn về sống nhiều chứ không phải do giao thông hay khu đô thị. Khó cấm được con em ở khu này mà không được phép tới khu kia đi học... Còn việc ùn tắc giao thông hay quá tải bãi đỗ xe là do nhu cầu di chuyển của người dân và do quản lý của từng khu đô thị.

Tóm lại, theo ông Thành, có rất nhiều yếu tố tổng hợp lại chứ không hẳn là do quy hoạch. Hơn nữa, quy hoạch ra nhưng không phải lúc nào cũng có tiền để làm ngay. Quy hoạch là đồng bộ cả nhà và đường, nhưng nhà làm xong mà đường chưa làm xong thì dĩ nhiên gây ra quá tải về giao thông.

Ông Thành nêu không thể đổ lỗi do quy hoạch. Quy hoạch đã tính toán hết nhưng khi triển khai và vận hành thì phải đồng nhất mọi thứ mới tránh quá tải được.

Xem thêm:


Nguồn: Tuổi trẻ online

Thị trường cạnh tranh khốc liệt, căn hộ sắp hoàn thành vẫn "vô ưu"

Không quan tâm đến vấn đề thị trường cạnh tranh khốc liệt nhiều chủ đầu tư vẫn "Tự Tại" do dự án vị trí tốt, cam kết tiến độ, nhiều điểm cộng khác nhau khiến tính thanh khoản cao không cần phải "nhiều chiêu lắm mẹo" vẫn thu hút khách hàng xuống tiền.

Xem thêm: Bong bóng BDS đang tích hơi ???

Bung hàng hàng loạt, cạnh tranh khốc liệt

 Theo báo cáo từ các đơn vị nghiên cứu thị trường, nguồn cung căn hộ tại Hà Nội vẫn không ngừng tăng lên. Tính đến tháng 7, đã có gần 11.000 căn hộ được chào bán, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2015. Tính cả các dự án đã chào bán trước đó, thị trường căn hộ Hà Nội đang có khoảng 15.750 căn hộ, lượng căn hộ này sẽ hoàn thành vào năm 2016 – 2018.

Chung cư tại Hà Nội "mọc" như nấm
Chung cư tại Hà Nội "mọc" như nấm

Bước sang tháng 8/2016, trùng với tháng Ngâu (tháng 7 Âm lich), dù lượng cung có hạn chế hơn nhưng vẫn có dự án mở bán tại nhiều quận như Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Ba Đình… Theo chu kỳ phát triển địa ốc, nguồn cung dự báo sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong thời tới, nhất là các tháng cuối năm. Cụ thể, trong thời gian tới các dự án khủng của các chủ đầu tư lớn như Vingroup, Tân Hoàng Minh, FLC… sẽ tiếp tục bung hàng.

Chính lượng lớn các dự án cao ấp ồ ạt ra mắt đang khiến thị trường bội cung căn hộ cao cấp. Trong một cuộc tiếp xúc gần đây với Hiệp hội bất động sản Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cũng bày tỏ lo ngại về phân khúc chung cư khi số lượng dự án mới được bung ra thị trường trong năm 2016 khá lớn, trong đó phần lớn là các dự án bất động sản cao cấp. Sự cạnh tranh được dự đoán sẽ hết sức khốc liệt từ nay đến cuối năm.

Đáng chú ý, trên thị trường đã xuất hiện tình trạng khách hàng dè dặt, ngần ngại khi lựa chọn sản phẩm chung cư do một số chủ đầu tư năng lực yếu, chưa làm xong móng đã tìm cách huy động vốn, hay tìm cách khuấy động thị trường bằng các chiêu trò tạo khan hàng ảo của môi giới - một hiện tượng đã từng xảy ra những năm trước khi thời kỳ thị trường bất động sản sốt nóng khiến nhiều người mất tiền oan. Những động thái xấu này cũng đang làm ảnh hưởng đến thị trường và làm nguy cơ hàng tồn kho bất động sản tăng.

Dự án sắp hoàn thành vẫn hút khách mua để… đón Tết

Dù trong bối cảnh cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt nhưng thực tế thị trường vẫn cho thấy, nhiều chủ đầu tư vẫn tương đối “thảnh thơi” do dự án thanh khoản tốt, không cần phải sử dụng các “chiêu trò” vẫn thu hút khách hàng. Trong đó, nổi bật là tại một số dự án tiến độ đảm bảo, đang trong giai đoạn bàn giao như Chung cư Discovery Complex tọa lạc tại 302 Cầu Giấy.

Hiện tại, dự án đã cất nóc từ 12/5, đang hoàn thiện mặt ngoài và hoàn thành 90% hạng mục bên trong các căn hộ. Dự án này cũng đang hoàn thiện việc sơn lót mặt ngoài, lắp đặt 2/3 khung kính khối VP và khối căn hộ và thi công lắp đặt nội thất bên trong căn hộ bao gồm hệ thống cửa, trần thạch cao bên trong căn hộ. Tiến độ thi công đã được nhà thầu Hòa Bình cam kết đảm bảo về chất lượng xây dựng cũng như tiến trình triển khai trong khi công nhân đang tập trung triển khai thi công để kịp bàn giao nhà vào đầu năm 2017.

Nhờ tiềm lực tài chính lớn nên ngay tại thời điểm này, dù đã hoàn thiện gần xong và chờ vào ở thì người mua nhà cũng chỉ phải đóng tiền đợt đầu 50%. Đây cũng là lý do khiến một dự án căn hộ cao cấp, toạ lạc tại vị trí đẹp nhất nhì Hà Nội này trở nên “hot” hơn bao giờ hết.

Chị Nguyễn Minh Anh (Quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Lựa chọn được một căn hộ ưng ý không khó, tuy nhiên, trong tình hình bất động sản như hiện nay thì việc chọn được dự án có độ tin cậy cao không phải dễ dàng. Một số khách hàng bỏ tiền mua nhà nhưng chủ đầu tư mất hút, hoặc chậm bàn giao đến vài năm. Vì vậy, tôi chỉ quan tâm đến các dự án đang hoàn thiện, chuẩn bị bàn giao và có giá thành hợp lý. Đó là lý do tôi chọn Discovery Complex bởi chỉ cần thanh toán 50% giá trị hợp đồng, gia đình tôi đã có thể nhận nhà đón Tết 2017”. Theo nhận định của giới kinh doanh bất động sản, những tháng cuối năm là “thời điểm vàng” của thị trường địa ốc. Tính thanh khoản cao hơn hẳn so với các quý trước. Đây cũng là quý mà nhiều dòng tiền ồ ạt chảy vào thị trường, tạo nên sức nóng cho thị trường bất động sản vốn đã rất sôi động.

Ngoài để ở, đa phần cho thấy lượng lớn khách hàng mua để đầu tư. Thực tế cho thấy cùng với các kênh đầu tư khác như gửi tiết kiệm ngân hàng, mua vàng, đầu tư chứng khoán… thì đầu tư vào bất động sản vẫn là một kênh đầu tư sinh lời hấp dẫn ở thời điểm hiện tại.



Theo Trí thức trẻ

Ủy ban Giám sát: Kiểm soát vốn vào bất động sản để tránh bong bóng

Tại hội thảo Tổng quan thị trường tài chính 2016 do Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (NFSC) tổ chức ngày 10/11, lãnh đạo Ủy ban ​này cho biết tín dụng năm nay dự kiến tăng khoảng 18-19% và việc phân bổ vốn vào thị trường đã hợp lý, thực chất hơn.


Tuy nhiên, lãnh đạo Ủy ban Giám sát cũng băn khoăn dòng tín dụng này phải xem lại ​vì đang chảy nhiều vào bất động sản, mặc dù vốn trong lĩnh vực này năm nay chỉ tăng 12% (năm ngoái tăng 28%). 

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ



Cần tránh vốn đi vào bất động sản
​Tại hội thảo, Phó chủ tịch Uỷ ban Giám sát Trương Văn Phước cho biết cơ quan này đánh giá cao chính sách tiền tệ trong năm 2016 với việc giữ ổn định lạm phát.Theo ông Trương Văn Phước, nhìn dưới góc độ tiền tệ, năm 2016 đã có độ nới lỏng, mức đó rất cần thiết, M2 tăng khoảng 13% (năm 2015 là 10%).Lãi suất cho vay bình quân khoảng 8,5%, trong mấy tháng cuối năm lãi suất đã giảm nhiều theo chỉ đạo của Chính phủ và nỗ lực của ngành ngân hàng, tuy nhiên lãi suất huy động vẫn ở mức cao trong bối cảnh lạm phát đang có xu hướng tăng. Đó là chưa kể trong đầu năm 2017 tới, tỷ lệ an toàn theo chuẩn của Ngân hàng Nhà nước cũng buộc các tổ chức tín dụng nghiêng về việc huy động vốn dài hạn.Về thị trường ngoại hối, với việc tăng tỷ giá trung tâm 1%, dự trữ ngoại hối đến nay đạt khoảng 40 tỷ USD, ông Phước cho rằng đây là thành công trong chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam.Lãnh đạo Ủy ban Giám sát cũng cho biết, cơ cấu nguồn vốn huy động đã có chuyển biến tốt. Huy động vốn từ dân cư, doanh nghiệp tăng 3%, làm giảm đi vốn vay mượn qua lại giữa các ngân hàng với nhau. Chính vì lẽ đó, việc chưa tăng vốn chủ sở hữu làm cho cơ cấu vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn giảm xuống.

Trong tổng nguồn vốn, năm ngoái 100 đồng có 7 đồng vốn chủ sở hữu thì nay chỉ còn 6,6 đồng. Về tài sản có, năm ngoái tổng vốn cung ứng cho nền kinh tế là 73% nay tăng lên 78%... cho thấy hệ thống ngân hàng đã tăng lượng vốn sử dụng trong nền kinh tế.Về tín dụng, ước tính tín dụng năm nay tăng 18-19%, Ủy ban Giám sát cho rằng mức này là tương đối lớn, việc phân bổ vốn hợp lý và thực chất hơn. Tuy nhiên lãnh đạo Ủy ban này cho rằng phải xem lại tín dụng cho vay bất động sản, mặc dù trong năm nay chỉ tăng 12% (năm ngoái tăng 28%) nhưng tín dụng tiêu dùng lại tăng gần 40%, trong đó có một nửa liên quan đến mua nhà ở.

"Nhìn tổng thể có chuyển biến tích cực trong việc phân bổ vốn cho sản xuất kinh doanh nhưng phải lưu ý vốn đi vào bất động sản để tránh bong bóng như những năm trước," ông Phước lưu ý.

Đối với nợ xấu, hệ thống ngân hàng dự tính sẽ xử lý khoảng 100.000 tỷ đồng, trong đó nợ chuyển sang Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) với liều lượng ít hơn năm ngoái, chỉ chiếm khoảng 20%. Phần còn lại, các ngân hàng sẽ phải tự xử lý thông qua thu đòi nợ hoặc bán bớt tài sản...Mức sinh lời của toàn hệ thống ngân hàng năm nay ước khoảng 120.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, vì nợ xấu nhiều nên các nhà băng phải trích lập 70.000 tỷ đồng nên số lợi nhuận sau thuế ước chừng còn khoảng 40.000 tỷ đồng. Số còn lại là các chi phí cho thấy nợ xấu vẫn là một gánh nặng.Còn nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thúy thì cho rằng, cách xử lý nợ xấu hiện nay vẫn cần phải cân nhắc lại. Theo ông Thúy, quan điểm không dùng ngân sách để xử lý nợ xấu của doanh nghiệp Nhà nước, nợ xấu của ngân hàng thương mại vốn Nhà nước là không hợp lý.

GDP năm 2017 có thể đạt 6,7%

Báo cáo của NFSC cũng cho rằng, tác động tiêu cực của kinh tế thế giới trong năm 2016 đến kinh tế Việt Nam như: kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm hơn so với dự báo; tăng trưởng thương mại đạt mức thấp; giá dầu thô và nông sản giảm mạnh; cùng với hạn hán, thiên tai do tác động của biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên theo NFSC, tăng trưởng kinh tế trong năm 2016 được hỗ trợ tích cực từ hệ thống tài chính với tổng nguồn vốn cung ứng cho nền kinh tế tăng 15,1% so với năm 2015, tương đương 170% GDP. Lòng tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước tăng mạnh. Thị trường chứng khoán tăng gần 20%; vốn hóa thị trường đạt 38% GDP so với 32,4% năm 2015; đầu tư gián tiếp tăng trên 20%.

Chủ tịch NFSC Vũ Viết Ngoạn đánh giá, một trong những điểm sáng trong điều hành chính sách vĩ mô 2016 là thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt, nhân tố chủ đạo hỗ trợ cho doanh nghiệp, góp phần ổn định thị trường tài chính, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn đảm bảo lạm phát ổn định.

Dự báo cho năm 2017, NFSC cho rằng, tăng trưởng kinh tế sẽ được cải thiện khá nhờ cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, tạo xung lực mới cho khu vực tư nhân. Nhờ vậy, khu vực này sẽ trở thành động lực chính của năm 2017 do giá năng lượng và nông sản thế giới được dự báo phục hồi. Do đó, NFSC dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2017 có khả năng đạt mức 6,7%.

Tuy nhiên, NFSC chỉ rõ nền kinh tế trong năm 2017 sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, trước hết từ môi trường kinh tế thế giới tiềm ẩn nhiều yếu tố bất định; TPP bị trì hoãn thông qua: giá năng lượng và hàng hóa chủ chốt vẫn còn biến động thất thường; chính sách tiền tệ phi truyền thống của các nền kinh tế lớn còn có thể dẫn đến những diễn biến khó lường đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài./.

Nguồn: Internet

Bùng nổ cuộc đua ra mắt căn hộ mới vào dịp cuối năm

Hiểu được tâm lý dành tiền mua nhà vào dịp cuối năm, nhiều chủ đầu tư bất động sản tại Hà Nội tung ra ồ ạt các sản phẩm căn hộ mới đem đến nhiều sự lựa chọn cho khách hàng.

Cuộc chạy đua chiếm thị phần Bước qua quý III với diễn biến có phần chững lại do gặp tháng Ngâu, ngay trong tháng đầu quý IV cuối năm thị trường bất động sản đã có sự sôi động. Ghi nhận tại thị trường Hà Nội hàng loạt dự án của “ông lớn ông bé” đua nhau bơm nguồn cung vào thị trường.


Khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn vào dịp cuối năm 


 Theo nhận định của Savill Việt Nam, quý IV/2016, thị trường căn hộ Hà Nội đón nhận nguồn cung cực lớn, với khoảng 13.000 căn hộ mới gia nhập thị trường. Đánh giá về thị trường địa ốc trong những tháng cuối năm, báo cáo của CBRE cho biết: Trong tương lai, thị trường được dự đoán tiếp tục diễn biến khả quan trong quý cuối cùng của năm 2016. Cả 2 hoạt động bán hàng và mở bán có thể tiếp nối đà tăng trưởng. Thời gian vừa qua, thị trường sôi động trên nhiều phân khúc đặc biệt là phân khúc căn hộ chung cư với nguồn cung dự án mới tập trung chủ yếu ở ba khu vực chính gồm khu vực phía Tây, phía Nam và khu vực Hồ Tây.

Tại khu vực phía Tây, Tập đoàn Tân Hoàng Minh góp mặt với dự án “mới tinh” trên thị trường như khu căn hộ D.Capital. Khu vực đường Phạm Hùng - Cầu Giấy đón nhận thêm nguồn cung từ dự án Sunshine Center của Tập đoàn Sunshine Group, khu vực Lương Yên có chung cư số 3 Lương Yên - Ancora của Sun Group.

 Sau 4 năm “ở ẩn”, Tập đoàn Nam Cường cũng chọn thời điểm này để trở lại với chung cư AnLand với khoảng hơn 500 căn hộ thuộc khu đô thị Dương Nội. Thời điểm cuối năm được coi là thời điểm “vàng” sóng thanh khoản tốt nhất trong năm khiến cuộc đua tăng tốc về doanh số của các công ty bất động sản càng trở nên hấp dẫn. Thị trường cũng có sự chuyển dịch sang phía Nam với nguồn cung lớn được tung ra. Cùng với loạt căn hộ cao cấp được bơm mới, thị trường đón nhận thêm dự án với mức giá trung bình từ 17-20 triệu đồng/m2.

Tại khu vực cửa ngõ phía Nam dự án Tứ Hiệp Plaza (huyện Thanh Trì) mới được chủ đầu tư là Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ tổng hợp Vinh Hạnh ra mắt thị trường vào đầu tháng 10/2016 với giá từ 17 - 18 triệu đồng/m2. Đầu tháng 11 vừa qua, dự án Gelexia Riverside (quận Hoàng Mai) với khoảng 2.000 căn hộ đã được giới thiệu ra thị trường với giá khởi điểm từ 18 triệu đồng/m2. Đây là Dự án do Công ty Đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản HTL Việt Nam, một đơn vị thành viên của Tập đoàn Geleximco làm chủ đầu tư. Nhận định về thị trường hiện nay, ông Nguyễn Thành Long, Tổng giám đốc Công ty HTL cho biết, diễn biến thị trường thời gian gần đây cho thấy, nhu cầu về căn hộ trung và bình dân của thị trường khá lớn. Tuy nhiên, việc lệch pha cung – cầu của phân khúc này khiến thị trường bất động sản Hà Nội luôn trong tình trạng thiếu nguồn cung căn hộ có giá bán trên 1 tỷ/đồng, phù hợp với thu nhập của đại bộ phận khách hàng có nhu cầu ở thực và cũng rất phù hợp với gia đình trẻ.

Như ở dự án Gelexia Riverside lễ mở bán đã thu hút 500 khách hàng đến tìm hiểu điều đó cho thấy nhu cầu của người dân là rất lớn. Nắm bắt tâm lý người dân sẽ bung tiền tiết kiệm để mua nhà dịp cuối năm đây cũng được coi là thời điểm “vàng” sóng thanh khoản tốt nhất trong năm khiến cuộc đua tăng tốc về cuối năm càng trở nên hấp dẫn. Giá nhà cuối năm có tăng? Nỗi lo tăng giá nhà cuối năm là một trong những vấn đề được khách hàng đặt ra trước khi quyết định “xuống tiền” tại thời điểm này. Trên thực tế, giá bán tại nhiều dự án đã có xu hướng tăng lên. Như tại dự án Tứ Hiệp Plaza ra mắt thị trường đầu tháng 10/2016 với giá từ 17 - 18 triệu đồng/m2. Thế nhưng, hiện mức giá hiện nay đã tăng thêm 5%, lên mức 18 - 19 triệu đồng/m2. Hay tại dự án Gelexia Riverside, sau lễ giới thiệu có trên 350 khách đặt mua thành công với giá khởi điểm từ 18 triệu đồng/m2, dự án hiện đã tăng thêm khoảng 3%. Theo báo cáo của Jones Lang LaSalle (JLL) Việt Nam, dự báo nguồn cung dồi dào trong quý cuối năm với lượng hoàn thành mới dự kiến đạt hơn 11.000 căn trong quý 4/2016, với gần 70% trong số đó sẽ đến từ các dự án căn hộ trung cấp.

Lượng mở bán mới dự báo đạt hơn 10.000 căn trong quý cuối năm, với các đợt mở bán tiếp theo từ các dự án hiện hữu sẽ chiếm khoảng 50-60%. “Lượng cầu dự kiến sẽ tiếp tục đạt cao nên lượng bán dự báo sẽ tiếp tục tăng, đến từ cả các những người mua để đầu tư và mua để ở nhưng sẽ tiếp tục phụ thuộc mật thiết vào nguồn cung mới. Giá bán sẽ còn tăng thêm”, JLL dự báo. Tuy nhiên, theo báo cáo mới nhất của Cục Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng) thì lượng cung trên thị trường vẫn tập trung tại phân khúc căn hộ trung và cao cấp, trong khi lượng cung căn hộ phân khúc bình dân không nhiều.

Nguồn cung các dự án nhà ở giá rẻ và nhà ở xã hội trong giai đoạn này vẫn từ các dự án đã triển khai từ đầu năm. Về giá căn hộ tại các dự án không có nhiều biến động. Đối với phân khúc trung – cao cấp, hiện tại số lượng nguồn cung căn hộ phân khúc này nhiều tuy nhiên thị trường không giảm giá bán trực tiếp mà thay vào đó là các hình thức khuyến mại, chiết khấu, ưu đãi từ các chủ đầu tư nhằm thu hút khách hàng. Thực chất đó cũng là động tác giảm giá kích cầu. Với nhà ở liền kề, biệt thự giao dịch chủ yếu tại thị trường thứ cấp nên giá bán cũng không có nhiều thay đổi.

 Do đó, Cục Quản lý nhà dự báo, thị trường bất động sản tiếp tục duy trì ổn định, giá không có nhiều biến động. Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục dư thừa nguồn cung căn hộ cao cấp, thiếu nguồn cung nhà bình dân.

 Theo Vietnamnet

Nine South estates - Phong cách sống resort đích thực

Khi các khu vực thuộc trung tâm thành phố ngày càng đông đúc, chật chội và ồn ào, chất lượng không khí và không gian sống cũng bị ô nhiễm, ngày càng nhiều người chủ động chuyển sang các khu vực yên tĩnh và thoáng đãng hơn như Quận 2 và Quận 7, để tận hưởng không khí trong lành, nhịp sống yên ả và thư thái hơn sau một ngày dài bận rộn. 


Câu lạc bộ Thể thao và Giải trí, không gian chung lý tưởng cho các cư dân Nine South estates
Câu lạc bộ Thể thao và Giải trí, không gian chung lý tưởng cho các cư dân Nine South estates (Ảnh phối cảnh)

Chính vì thế, nhu cầu sở hữu những căn biệt thự sang trọng, đẳng cấp, tiêu chuẩn resort cũng ngày càng gia tăng. Tọa lạc tại phía Nam Sài Gòn , khu biệt thự Nine South estates hiện chỉ còn 12 căn biệt thự bên sông đang chờ những chủ nhân sành điệu, muốn tìm đến không gian sống giữa nhịp sống tất bật của thành phố hiện đại, đồng thời phù hợp với xu hướng sở hữu cả đất lẫn nhà.

Một chốn đi về với không gian mở cho cả gia đình, một nơi lý tưởng để sống, vui chơi và học hành, chính là một khoản đầu tư vô giá và bền vững. Trong khi mảng xanh ở khu trung tâm ngày càng trở nên hiếm hoi, các cư dân của Nine South estates có thể thoải mái sống trong không gian xanh được thiết kế hài hòa bên các biệt thự tuyệt đẹp.

“Cùng với những yếu tố quan trọng như thiết kế chuẩn quốc tế, tiện nghi của phong cách resort, và sự riêng tư của các căn biệt thự, thì không gian xanh bao quanh cũng nhận được sự quan tâm rất lớn từ phía khách hàng,” Giám đốc Kinh doanh & Tiếp thị, VinaCapital Real Estate, Matthew Koziora chia sẻ. “Chúng tôi không chỉ mang đến một khoản đầu tư thông minh và bền vững, mà còn dựng xây một mái ấm lý tưởng cho những gia đình hiện đại, năng động.”

Được phát triển bởi VinaCapital, các biệt thự hướng sông ở Nine South estates có ba tầng lầu, bốn phòng ngủ, được thiết kế theo chuẩn quốc tế, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên và không khí trong lành từ sông. Cư dân ở đây dễ dàng tham gia các khu vui chơi giải trí, câu lạc bộ thể thao và hồ bơi. Với chế độ an ninh chặt chẽ 24/7, cư dân sẽ hoàn toàn yên tâm khi sống ở Nine South estates. Chỉ cách trung tâm thành phố 9 km và cách Phú Mỹ Hưng 2 km, Nine South estates sở hữu vị trí thực sự lý tưởng, tận dụng được lợi thế của các khu vực năng động xung quanh, tạo nên một không gian sống thoải mái, an ninh, thuận tiện và đẳng cấp. Xung quanh dự án là các trường học quốc tế như RMIT, trường Quốc tế Nam Sài Gòn, Trường Hàn Quốc, các bệnh viện lớn như Bệnh viện FV, cửa hàng bán lẻ, trung tâm vui chơi giải trí, như SC VivoCity và Crescent Mall, cùng vô số các hoạt động giải trí khác.

Nine South estates tự hào là một trong những dự án thành công bậc nhất của VinaLiving, thương hiệu bất động sản uy tín thuộc Tập đoàn VinaCapital dày dặn kinh nghiệm. Hãy trở thành cư dân của không gian sống tiện nghi, hiện đại nhưng vẫn gần gũi, hài hòa với thiên nhiên cùng biệt thự ven sông Nine South estates.

Nguồn: Tri Thức Trẻ

Năm 2017, doanh nghiệp địa ốc rầm rộ tấn công phân khúc căn hộ tầm 1 tỷ đồng

Thị trường căn hộ giá thấp và trung bình là một thị trường rất tiềm năng, rất nhiều người cần có nhu cầu nhà ở. Vì thế nhiều đại gia địa ốc đang chuẩn bị kế hoạch chạy đua đầu tư vào phân khúc này. 


Phân khúc căn hộ 1 tỷ đồng liệu có đang hấp dẫn ?
Phân khúc căn hộ 1 tỷ đồng liệu có đang hấp dẫn ?


Theo ghi nhận của một số đơn vị nghiên cứu thị trường như CBRE Việt Nam, Jones Lang Lasalle trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2017, 80% nguồn cung mới trên thị trường thuộc về phân khúc căn hộ trung – cao cấp. Mặc dù có tính thanh khoản ổn định và rất được ưa chuộng, song những căn hộ giá vừa túi tiền trên dưới 1 tỷ đồng chỉ chiếm khoảng 20% tổng nguồn cung.

 Nhiều chuyên gia địa ốc cho rằng, đây là một thách thức lớn với quá trình phát triển của TP.HCM vì nhu cầu về nhà ở giá rẻ quá lớn trong khi nguồn cung nhà ở thương mại vừa túi tiền, và nguồn cung nhà ở xã hội hiện còn quá ít, chưa đáp ứng được nhu cầu. Đa phần các dự án căn hộ có mức giá tầm 1 tỷ - 1,5 tỷ/căn đều bán chạy. Hàng loạt dự án vừa mở bán thành công trong thời gian qua đã cho thấy các chủ đầu tư lựa chọn hướng đi đúng sẽ giành phần thắng trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường.

Thực tế đó cho thấy nguồn cung căn hộ giá rẻ trở nên hấp dẫn người mua nhà. Tuy nhiên, một bất cập đó là hầu hết dự án lại nằm ở khu vực xa trung tâm thành phố, tận dụng giá đất rẻ. Những căn hộ này đa số tập trung ven ngoại ô hoặc nằm ở các quận như Gò Vấp, Bình Tân, Tân Phú, Thủ Đức,… Việc đi học, đi làm trở nên khó khăn và mất nhiều thời gian hơn, khiến cho người tiêu dùng rất khó khăn trong việc đưa ra lựa chọn. Bài toán tìm nhà ở có mức giá trên dưới 1 tỷ đồng mà đảm bảo được việc thuận tiện về giao thông, ở gần hơn các khu trung tâm đang trở nên khó khăn hơn đối với nhiều gia đình. Bởi dự án chung cư như vậy không có nhiều trên thị trường. Do đó, được đánh giá là phân khúc có nhiều tiềm năng, nhu cầu lớn nên các doanh nghiệp địa ốc đang chuẩn bị kế hoạch cung ra thị trường nhiều dự án thuộc dòng sản phẩm này.

Theo thông tin chúng tôi có được, năm 2017 L&L Group dự kiến sẽ cung cấp gần hơn 3.000 căn hộ có giá bán trên dưới 1 tỷ đồng. Một số dự án lớn của công ty này như Asa Light (1.149 căn), Âu Dương Lân Tower (1.600 căn)... Hay như Đất Xanh Miền Nam cũng rục rịch phát triển một dự án trên đường Phan Văn Hớn, Q.12 (cạnh trạm metro Bến Thành - Tham Lương), với mức giá chỉ từ 868 triệu đồng mỗi căn; Công ty Vietcomreal đầu tư dự án trên đường Võ Văn Kiệt (quận 6) với 567 căn hộ có mức giá khoảng từ hơn 1 tỷ đồng, diện tích căn hộ khoảng từ 50m2.

 Mới đây nhất, Him Lam Land cũng đang phát triển một số dự án thuộc phân khúc này với khoảng 1000 căn, trung bình giá bán khoảng 1,5 tỷ đồng mỗi căn Bên cạnh những công ty địa ốc trong nước, nhiều công ty nước ngoài cũng đang bắt tay hợp tác với doanh nghiệp Việt phát triển dòng sản phẩm phân khúc này. Đáng chú ý là The Global (Nhật Bản) mới đây đã rót vốn hợp tác với Công ty Cổ phần Nhà Mơ (Nhà Mơ) để cùng phát triển một dự án tại quận 8. Hai nhà đầu tư Nhật Bản là NNR và Hankyu cũng đang hợp tác với Nam Long để phát triển căn hộ vừa túi tiền ở khu Đông, và cũng sẽ triển khai trong năm 2017.

 Một đại gia dịa ốc của Singapore là Keppel Land cũng đang "bắt tay" với Tiến Phước chuyển hướng đầu tư vào phân khúc nhà ở trung cấp có giá trên dưới 1 tỷ đồng nhằm tạo thế cân bằng trên thị trường. Ông Hidekazu Nagashima, Chủ tịch Tập đoàn bất động sản The Global Group, đánh giá thị trường căn hộ giá thấp và trung bình là một thị trường rất tiềm năng, rất nhiều người cần có nhu cầu nhà ở. Giới chuyên môn nhận định, mỗi năm TP.HCM có khoảng 50.000 cặp vợ chồng trẻ kết hôn và cần nhà ở.

Ngoài ra, lượng dân nhập cư vào thành phố ngày càng lớn, trong số đó rất nhiều người cần có nhà. Chưa kể đến số lượng sinh viên ra trường hàng năm có nhu cầu ở lại thành phố làm việc khá cao. Do đó, phân khúc căn hộ giá bán trên dưới 1 tỷ đồng được đánh giá có nhu cầu khá lớn trong những năm tới.

Theo Trí thức trẻ

Tại sao phân khúc chung cư cao cấp càng ngày càng hấp dẫn tại các thành phố lớn

Sở hữu một căn hộ chuẩn mực cao cấp không đơn thuần chỉ là giải quyết vấn đề nhu cầu ăn ở mà còn cho gia chủ những sự thuận lợi lý tưởng trong việc an cư của chính bản thân và gia đình mình. Những tiện ích tiêu chuẩn, hệ thống an ninh, không gian sống an lành... Tất cả gói gọn trong từng "chi tiết" tại căn hộ của gia chủ.

Chọn mua căn hộ để sinh sống là xu hướng chưa bao giờ lỗi thời của người dân các nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…Tại Việt Nam, nếu như trước đây người ta vẫn cho rằng chung cư chỉ dành cho những gia đình có thu nhập thấp hoặc vợ chồng trẻ mới cưới, thì hiện nay, quan niệm này đã bị bác bỏ bởi có rất nhiều gia đình khá giả đã lựa chọn mua chung cư cao cấp thay vì mua nhà mặt đất dù có đủ điều kiện về kinh tế.

 Bằng chứng là theo thống kê sơ bộ trong 10 tháng đầu năm 2016 của CBRE, hàng loạt các dự án "bom tấn" như Vinhomes Golden River, River City, Sun Grand City Thuy Khue Residence, các dự án của Tân Hoàng Minh... đều có lượng giao dịch "tấp nập". CBRE cũng dự báo, giá bán chung cư phân khúc trung và cao cấp quý này sẽ tăng từ 6-8%.

 Sở dĩ căn hộ cao cấp ngày càng hấp dẫn vì cùng một lúc có thể mang tới nhiều lợi ích cho người mua nhà thay vì chỉ là một nơi sinh hoạt đơn thuần.


Không gian sống thoáng đãng nhờ vị trí đắc địa
Không gian sống thoáng đãng nhờ vị trí đắc địa


View đẹp, không khí trong lành 

 Giá trị của những khu căn hộ cao cấp không chỉ gói gọn ở không gian bên trong với thiết kế thông minh, nội thất xa hoa mà còn nằm ở môi trường sống thoáng đãng, tích hợp các diện tích cây xanh, vườn cảnh… mà chủ đầu tư dày công kiến tạo. Đầu tiên là tầm nhìn thoáng đãng, trải dài từ trên các tầng cao. Chẳng thế mà những căn hộ đắt đỏ nhất luôn là những căn penthouse ngự trị tại tầng áp mái của các cao ốc chọc trời. Cảm giác thư thái tận hưởng hoàng hôn trên cao và phóng tầm mắt ngắm dòng người tấp nập di chuyển phía dưới đã “mê hoặc” không ít người.


Thiết kế nội thất tiện nghi, hiện đại mà không gian vẫn ấm cúng
Thiết kế nội thất tiện nghi, hiện đại mà không gian vẫn ấm cúng

 Không gian sinh hoạt linh hoạt, thuận tiện cho người già, trẻ nhỏ 

 Không gian sinh sống trong các chung cư đồng nhất trên một mặt phẳng với thiết kế các phòng trong căn hộ nằm sát nhau, thuận tiện cho việc bố trí nội thất, tăng cường kết nối giữa các thành viên trong gia đình. Lựa chọn sống tại các căn hộ đặc biệt phù hợp với những gia đình có người cao tuổi hay đau nhức xương khớp, trẻ sơ sinh bởi không gian không bị chia cắt bởi hệ thống cầu thang hay bó hẹp trong hình ống bí bách. Không cần phải là ngày Tết, không khí dưới mỗi mái nhà lúc nào cũng ấm áp, đầy gắn kết.

 Một trong những chi tiết được chủ đầu tư chú trọng khi xây dựng căn hộ cao cấp đó chính là hệ thống thang máy hiện đại, thông minh. Sự giúp sức của hệ thống thang máy hiện đại giúp việc đi lại của các cư dân đặc biệt là người già, trẻ nhỏ sống trong những chung cư cao cấp trở nên vô cùng thuận tiện, dễ dàng.

Tiện ích “tất cả trong một” ngay bên hiên nhà 

 Tại các tòa chung cư chất lượng cao, chủ đầu tư luôn quy hoạch nhiều tiện ích sinh sống và thương mại nhằm tạo nên cuộc sống tiện lợi và hiện đại nhất. Đặc biệt, nếu là cư dân Vinhomes, bạn sẽ được trải nghiệm không gian sống “thiên đường” 365 ngày/năm. Nổi bật trong thời gian này là dự án Vinhomes Gardenia với tòa căn hộ A3 vừa được ra mắt. Khi trở thành cư dân của Vinhomes Gardenia cũng như A3, bạn sẽ được tận hưởng chuỗi 66 tiện ích và dịch vụ đẳng cấp quốc tế, bao gồm: phòng khám Vinmec, siêu thị VinMart, khu phố mua sắm Shophouse Arcadia kể bên, trường học mầm non và tiểu học Vinschool, phòng gym, bể bơi bốn mùa, sân chơi trẻ em, vườn nướng BBQ, vườn tiệc cho gia đình...

Dịch vụ quản lý chất lượng, an ninh an toàn 24/7 

 Tại các khu căn hộ cao cấp, tận hưởng cuộc sống là việc của gia chủ còn việc chăm sóc đời sống, đảm bảo an ninh cho từng cư dân đã có ban quản lý, chủ đầu tư lo từ A đến Z. Với đội ngũ nhân viên, bảo vệ làm việc 24/24 cùng hệ thống camera giám sát chặt chẽ, hiện tượng mất trộm, người lạ tùy tiện đi lại, phát tờ rơi, dán quảng cáo… hoàn toàn không thể xảy ra. Môi trường sống tại các căn hộ hiện đại còn được lòng những gia đình có con nhỏ bởi trẻ có không gian vui chơi vừa thoáng mát vừa an toàn, không vượt khỏi tầm kiểm soát của người thân.


Tiện ích cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế
Tiện ích cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế

 Căn hộ thông tầng Duplex độc đáo 

 Căn hộ Duplex với thiết kế thông hai tầng trong tòa nhà được khởi nguồn từ Manhattan, New York, nơi sinh sống của giới thượng lưu và các nghệ sĩ nổi tiếng nước Mỹ. Và nay, các dự án chung cư cao cấp đã mang những căn hộ đậm “phong cách New York” về tới Việt Nam. Nét lai độc đáo giữa mô hình nhà mặt đất và mô hình căn hộ trên cao khiến các căn hộ Duplex trở thành điểm nhấn của các dự án, đặc biệt được chú ý gần đây là các căn Duplex tại Sun Grand City Thuy Khue Residence của Sun Group với tầm nhìn độc nhất vô nhị hướng thẳng ra dải xanh tiện ích trung tâm và bể bơi dài 50m. Căn hộ Duplex là sự lựa chọn lý tưởng dành cho những gia đình yêu thích sự tiện nghi, năng động và đa dạng trong không gian sống. Gia chủ có thể dành không gian tầng dưới cho việc ăn uống, hội họp hoặc tổ chức những bữa tiệc tiếp đãi bạn bè, người thân; tầng hai là không gian sống riêng tư của các thành viên trong gia đình.

 Chính sách bán hàng hấp dẫn 

 Một trong những yếu tố làm nên sức hút của phân khúc căn hộ cao cấp chính là sản phẩm thường được “đính kèm” nhiều ưu đãi hấp dẫn, chưa kể đến việc gia chủ được đóng tiền theo tiến độ linh hoạt và không phải bỏ ra một khoản chi phí xây dựng khá tốn kém như khi chọn mua đất nền và xây nhà. Hiện nay, các nhà đầu tư uy tín không chỉ chú trọng vào chất lượng công trình, tiến độ xây dựng mà còn rất tinh ý khi tung ra những quà tặng thiết thực cùng chính sách hỗ trợ việc thanh toán, vay mua nhà tại các ngân hàng uy tín. Trong số những đơn vị thuyết phục được đông đảo khách hàng nhờ chính sách bán hàng hấp dẫn suốt nhiều năm qua không thể không kể tới các thương hiệu bất động sản số 1 Việt Nam – Vinhomes thuộc Tập đoàn Vingroup, Sun Realty - Thuộc tập đoàn Sun Group. Nhân dịp sắp ra mắt tòa chung cư số 3 Lương Yên, chủ đầu tư Sun Group đã dành tặng khách hàng cơ hội nhận được hàng loạt quà tặng hấp dẫn như: gói quà tặng miễn phí dịch vụ quản lý trong vòng 3 năm, voucher sử dụng các dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp của tập đoàn Sun Group, thẻ Sol club...

Những khu căn hộ cao cấp với hệ sinh thái đa dạng, dịch vụ chuyên nghiệp, cộng đồng văn minh và chuỗi tiện ích đẳng cấp, đáp ứng mọi nhu cầu sinh hoạt dù là nhỏ nhất đang góp phần đưa cuộc sống “5 sao” đến với cư dân và nâng cao tiêu chuẩn sống của các gia đình thành thị nói chung. Điều này giải thích vì sao không khí giao dịch tại phân khúc này luôn “tấp nập” từ đầu năm trở lại đây và không có dấu hiệu giảm nhiệt trong quý IV, như dự đoán của CBRE.

Nguồn: Internet