Hiển thị các bài đăng có nhãn thị trường địa ốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thị trường địa ốc. Hiển thị tất cả bài đăng

Bất động sản cuối năm tăng nhiệt vì nguồn cung lớn kèm theo khuyến mại khủng

Thị trường bất động sản tại Hà Nội có phần chậm nhịp do tháng Ngâu thì những tháng cuối năm thị trường đang dần tăng nhiệt trở lại với nguồn cung căn hộ lớn kèm theo các gói kích cầu khác nhau từ các chủ đầu tư.


Dự án bất động sản nóng dần vào cuối năm
Dự án bất động sản nóng dần vào cuối năm


 Thị trường nhà ở tại Hà Nội quý cuối năm 2016 dự báo đón nhận nguồn cung cực lớn, với khoảng 13.000 căn hộ mới gia nhập thị trường. Với nguồn cung khổng lồ này, để hút khách mua nhà buộc các chủ đầu tư phải có nhiều chính sách bán hàng ưu đãi, có chủ dự án tặng quà lên tới hàng tỷ đồng. Mua nhà tặng ô tô là chiêu khuyến mại được nhiều dự án cao cấp áp dụng. Có thể kể đến chương trình mua căn hộ Sunshine Riverside (Tây Hồ, Hà Nội) có cơ hội nhận được xe Mercedes C250 trong buổi mở bán đầu tiên của dự án này vào ngày 15/11 sắp tới. Ngoài chương trình này, để hút khách, Sunshine còn áp dụng hàng loạt những chương trình chiết khấu đi kèm hay bốc thăm giảm giá căn hộ.

 Tại phân khúc thấp hơn, có giá bán khoảng 18 triệu đồng/m2, chủ đầu tư dự án Gelexia Riverside ở Tam Trinh, Hoàng Mai, Hà Nội. Hấp dẫn khách mua nhà ngay từ ngày ra mắt dự án khi đưa ra các phần quà ý nghĩa để khách có cơ hội nhận khi bốc thăm như xe máy SH trị giá 70 triệu đồng, điện thoại Iphone 7....thậm chí tặng ngay 2 chỉ vàng SJC. Nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn vào dịp cuối năm được các chủ đầu tư áp dụng.

Chẳng hạn như tại Vinhomes Metropolis, ngoài việc được miễn phí quản lý 10 năm, khách hàng còn được hỗ trợ vay vốn lãi suất 0%. Điều này cũng được lặp lại tương tự tại dự án Vinhomes Gardenia Mỹ Đình. Tại dự án Muberry Lane khi CapitaLand – Hoàng Thành, để đẩy hàng đợt cuối chủ đầu tư đã mạnh tay tung ra 3 gói ưu đãi khủng gồm: cam kết cho thuê 480 triệu, chiết khấu 8% khi thanh toán nhanh, cộng thêm 1,5% cho khách hàng hiện hữu và miễn phí một loạt phí dịch vụ (phí quản lý, dọn nhà 1 năm, đi taxi 1 năm…). Ngoài ra, các dự án có chính sách hấp dẫn như: Dự án tại số 3 Lương Yên, Sun Grand City Ancora số 3 Lương Yên, Sun Grand City Thụy Khuê Residence... là những dự án điển hình.

 Mặc dù nguồn cung tăng mạnh kéo theo sự cạnh tranh mạnh mẽ trong hoạt động bán hàng tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia thì giá căn hộ tại Hà Nội sẽ không giảm mà trái lại sẽ có xu hướng tăng lên. Bà Đỗ Thu Hằng, Phó giám đốc của Bộ phận nghiên cứu Savills Hà Nội nhận định, trong quý cuối năm và năm 2017, giá phân khúc căn hộ cũng như biệt thự, liền kề sẽ tiếp tục có những diễn biến tích cực. Cũng theo bà Hằng, với phân khúc căn hộ nếu như trước đây còn lo ngại về vấn đề tồn kho thì hiện nay thị trường hướng đến đầu tư căn hộ cho thuê nên tình trạng này sẽ không xảy ra.

 Cùng chung quan điểm với bà Hằng, Bà Nguyễn Hoài An Giám đốc bộ phận Nghiên cứu CBRE cũng cho rằng, thị trường địa ốc trong những tháng cuối năm được dự đoán tiếp tục diễn biến khả quan. Cả 2 hoạt động bán hàng và mở bán có thể tiếp nối đà tăng trưởng. Nhiều dự án sẽ tiếp tục ra hàng trong quý cuối năm và nằm rải rác tại các khu vực đang phát triển trong thành phố. Cùng với nguồn cung tăng lên, các chủ đầu tư cũng linh hoạt hơn trong hoạt động bán hàng. Dù có cái nhìn khá khả quan về giao dịch cuối năm, nhưng các chuyên gia cũng khuyên khách hàng nên có sự chọn lựa kỹ khi chọn mua các sản phẩm BĐS.

Ngoài các chương trình ưu đãi hấp dẫn, người mua cũng nên lưu ý đến giá trị thực của dự án như tiến độ, chất lượng, uy tín chủ đầu tư, tình trạng pháp lý… tránh tình trạng rủi ro đầu tư không đáng có.


Năm 2017, doanh nghiệp địa ốc rầm rộ tấn công phân khúc căn hộ tầm 1 tỷ đồng

Thị trường căn hộ giá thấp và trung bình là một thị trường rất tiềm năng, rất nhiều người cần có nhu cầu nhà ở. Vì thế nhiều đại gia địa ốc đang chuẩn bị kế hoạch chạy đua đầu tư vào phân khúc này. 


Phân khúc căn hộ 1 tỷ đồng liệu có đang hấp dẫn ?
Phân khúc căn hộ 1 tỷ đồng liệu có đang hấp dẫn ?


Theo ghi nhận của một số đơn vị nghiên cứu thị trường như CBRE Việt Nam, Jones Lang Lasalle trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2017, 80% nguồn cung mới trên thị trường thuộc về phân khúc căn hộ trung – cao cấp. Mặc dù có tính thanh khoản ổn định và rất được ưa chuộng, song những căn hộ giá vừa túi tiền trên dưới 1 tỷ đồng chỉ chiếm khoảng 20% tổng nguồn cung.

 Nhiều chuyên gia địa ốc cho rằng, đây là một thách thức lớn với quá trình phát triển của TP.HCM vì nhu cầu về nhà ở giá rẻ quá lớn trong khi nguồn cung nhà ở thương mại vừa túi tiền, và nguồn cung nhà ở xã hội hiện còn quá ít, chưa đáp ứng được nhu cầu. Đa phần các dự án căn hộ có mức giá tầm 1 tỷ - 1,5 tỷ/căn đều bán chạy. Hàng loạt dự án vừa mở bán thành công trong thời gian qua đã cho thấy các chủ đầu tư lựa chọn hướng đi đúng sẽ giành phần thắng trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường.

Thực tế đó cho thấy nguồn cung căn hộ giá rẻ trở nên hấp dẫn người mua nhà. Tuy nhiên, một bất cập đó là hầu hết dự án lại nằm ở khu vực xa trung tâm thành phố, tận dụng giá đất rẻ. Những căn hộ này đa số tập trung ven ngoại ô hoặc nằm ở các quận như Gò Vấp, Bình Tân, Tân Phú, Thủ Đức,… Việc đi học, đi làm trở nên khó khăn và mất nhiều thời gian hơn, khiến cho người tiêu dùng rất khó khăn trong việc đưa ra lựa chọn. Bài toán tìm nhà ở có mức giá trên dưới 1 tỷ đồng mà đảm bảo được việc thuận tiện về giao thông, ở gần hơn các khu trung tâm đang trở nên khó khăn hơn đối với nhiều gia đình. Bởi dự án chung cư như vậy không có nhiều trên thị trường. Do đó, được đánh giá là phân khúc có nhiều tiềm năng, nhu cầu lớn nên các doanh nghiệp địa ốc đang chuẩn bị kế hoạch cung ra thị trường nhiều dự án thuộc dòng sản phẩm này.

Theo thông tin chúng tôi có được, năm 2017 L&L Group dự kiến sẽ cung cấp gần hơn 3.000 căn hộ có giá bán trên dưới 1 tỷ đồng. Một số dự án lớn của công ty này như Asa Light (1.149 căn), Âu Dương Lân Tower (1.600 căn)... Hay như Đất Xanh Miền Nam cũng rục rịch phát triển một dự án trên đường Phan Văn Hớn, Q.12 (cạnh trạm metro Bến Thành - Tham Lương), với mức giá chỉ từ 868 triệu đồng mỗi căn; Công ty Vietcomreal đầu tư dự án trên đường Võ Văn Kiệt (quận 6) với 567 căn hộ có mức giá khoảng từ hơn 1 tỷ đồng, diện tích căn hộ khoảng từ 50m2.

 Mới đây nhất, Him Lam Land cũng đang phát triển một số dự án thuộc phân khúc này với khoảng 1000 căn, trung bình giá bán khoảng 1,5 tỷ đồng mỗi căn Bên cạnh những công ty địa ốc trong nước, nhiều công ty nước ngoài cũng đang bắt tay hợp tác với doanh nghiệp Việt phát triển dòng sản phẩm phân khúc này. Đáng chú ý là The Global (Nhật Bản) mới đây đã rót vốn hợp tác với Công ty Cổ phần Nhà Mơ (Nhà Mơ) để cùng phát triển một dự án tại quận 8. Hai nhà đầu tư Nhật Bản là NNR và Hankyu cũng đang hợp tác với Nam Long để phát triển căn hộ vừa túi tiền ở khu Đông, và cũng sẽ triển khai trong năm 2017.

 Một đại gia dịa ốc của Singapore là Keppel Land cũng đang "bắt tay" với Tiến Phước chuyển hướng đầu tư vào phân khúc nhà ở trung cấp có giá trên dưới 1 tỷ đồng nhằm tạo thế cân bằng trên thị trường. Ông Hidekazu Nagashima, Chủ tịch Tập đoàn bất động sản The Global Group, đánh giá thị trường căn hộ giá thấp và trung bình là một thị trường rất tiềm năng, rất nhiều người cần có nhu cầu nhà ở. Giới chuyên môn nhận định, mỗi năm TP.HCM có khoảng 50.000 cặp vợ chồng trẻ kết hôn và cần nhà ở.

Ngoài ra, lượng dân nhập cư vào thành phố ngày càng lớn, trong số đó rất nhiều người cần có nhà. Chưa kể đến số lượng sinh viên ra trường hàng năm có nhu cầu ở lại thành phố làm việc khá cao. Do đó, phân khúc căn hộ giá bán trên dưới 1 tỷ đồng được đánh giá có nhu cầu khá lớn trong những năm tới.

Theo Trí thức trẻ

Nhật bản muốn đầu tư tỷ đô vào thị trường BDS tại Việt Nam

Đại gia bất động sản Nhật Bản âm thầm rót mạnh vốn vào phân khúc bất động sản trung cao cấp tại Việt Nam. Xu hướng này đã được nhiều chuyên gia dự báo từ trước. Mới đây nhất, ông Thân Thanh Vũ, Chủ tịch Công ty Sao Khuê, nhà đầu tư Nhật thường quan tâm đến các dự án khách sạn cao cấp, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, dự án căn hộ cao cấp tại các đô thị lớn như TP.HCM, Hà Nội… 

Thị trường bất động sản Việt Nam thu hút tiềm lực tài chính mạnh mẽ từ nước ngoài
Thị trường bất động sản Việt Nam thu hút tiềm lực tài chính mạnh mẽ từ nước ngoài


 Dự tính trong giai đoạn tới, riêng các nhà đầu tư từ xứ sở hoa Anh Đào sẽ mang khoảng 2 tỷ USD vào thị trường BĐS Việt Nam, trong đó TP.HCM sẽ là lựa chọn ưu tiên trong chiến lược đầu tư mới này. Còn theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, từ khi 2 nước trở thành đối tác chiến lược thì đây là thời điểm để doanh nghiệp hai nước bắt tay hợp tác. Trong khi doanh nghiệp Việt cần tìm vốn cho các dự án lớn và tìm các đối tác quản lý dự án chuyên nghiệp, thì nhà đầu tư Nhật có xu hướng tìm đối tác để đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản.

 Thị trường địa ốc Việt gần đây đã đón nhận nhiều thương vụ hợp tác như vậy. Có thể kể tới như The Global Group – nhà đầu tư, phát triển và quản lý bất động sản hàng đầu Nhật Bản bắt tay với Công ty CP ngôi nhà mơ ước (Dream House). Dream Home Palace (Quận 8) sẽ là dự án khởi đầu mà The Global Group sẽ hợp tác đầu tư, với số vốn dự kiến 50 triệu USD. Kajima, một đại gia đến từ Nhật Bản, đang có kế hoạch chi 1 tỷ USD trong 10 năm tới liên doanh với một nhà đầu tư trong nước để phát triển các dự án bất động sản khách sạn cao cấp, căn hộ dịch vụ hướng tới đối tượng nhà giàu Việt Nam.

Các dự án có quy mô 19,5-97,5 triệu USD; Hòa Bình House hợp tác với Tập đoàn Okamura Home và Tập đoàn Sanyo Homes để lập liên doanh vận hành và quản lý các sản phẩm BĐS; Sanyo Homes hợp tác với Tiến Phát… Theo ông Lê Quốc Duy – Tổng Giám đốc Hoa Binh House, người Nhật đánh giá thị trường Việt Nam rất nhiều tiềm năng, đặc biệt là yếu tố dân số vàng đông thứ 3 ở Đông Nam Á, người trẻ chiếm tỷ lệ rất cao nhưng quỹ nhà ở lại hạn chế.

Đặc biệt, Việt Nam hiện nay đã bước vào thời kỳ hội nhập sâu rộng, Chính phủ đã có những chính sách mở cửa với nhiều ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư, không chỉ vậy còn tích cực tham gia các hiệp định quốc tế để phát triển mạnh mẽ nền kinh tế. Điều này sẽ càng thu hút thêm nhiều nhà đầu tư quốc tế đến làm ăn, sinh sống. Đây là cơ hội để các nhà đầu tư, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài.

 Tuy nhiên, cũng theo ông Duy, các nhà đầu tư rất khắt khe trong việc bắt tay hợp tác, họ thẩm định rất kỹ các đối tác, ngay cả lý lịch gia đình, bản thân cũng được họ quan tâm nhằm có sự đảm bảo rằng chiến lược hợp tác này bền vững. Do đó, để mời họ vào cũng là một câu chuyện dài hơi, giữ chân được họ mới là vấn đề quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Một xu hướng mới, các doanh nghiệp Nhật Bản khi đã bắt tay với những doanh nghiệp nội cùng lĩnh vực, họ đang muốn thành lập cả sàn môi giới nhà đất để trực tiếp chào bán sản phẩm cho người nhật đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. “Đang có một làn sóng ngầm mua bán nhà đất giữa người Nhật với nhau. Đây cũng là yếu tố giúp thị trường thêm phong phú và cạnh tranh mạnh mẽ hơn”, ông Duy cho biết thêm.

 Theo báo cáo của Wealth-X và UBS, Việt Nam xếp thứ hai, với mức tăng về số lượng người siêu giàu trong một năm qua là 14,7%. Số người Việt đạt chuẩn siêu giàu của Wealth-X và UBS hiện là 195 người với tổng giá trị tài sản sở hữu là 20 tỷ USD. Trước đó một năm, Việt Nam có 170 cá nhân siêu giàu, với tổng giá trị tài sản là 19 tỷ USD. Nghiên cứu mới đây nhất của BCG, cho thấy, hơn một nửa người tiêu dùng (51%) và 80% người tiêu dùng thuộc tầng lớp trung lưu và giàu có mua sắm tại các siêu thị và đại siêu thị bên cạnh các cửa hàng truyền thống.

 Là người có gần 20 năm làm tư vấn, trong đó có nhiều thương vụ M&A, ông Thân Thành Vũ cho rằng, không dễ gì nhà đầu tư Nhật tìm được mặt bằng ở khu vực trung tâm Hà Nội và TP.HCM để đầu tư trực tiếp do quỹ đất ngày càng hạn hẹp và còn vướng nhiều thủ tục đầu tư. Do đó, phương án mà các doanh nghiệp Nhật lựa chọn khi đầu tư vào bất động sản ở TP.HCM và Hà Nội sắp tới là qua M&A. Chiến lược của các nhà đầu tư tới từ Nhật Bản là đón đầu nhu cầu tầng lớp trung lưu, vốn ngày càng gia tăng trong nước.

 Nguồn: cafeF

Xu hướng hoàn thiện dự án trước khi mở bán chính thức

Đối với những chủ đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh, việc hoàn thiện sản phẩm trước khi tung ra thị trường là một lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh thị trường địa ốc đa dạng nguồn cung như hiện nay. Trong cuộc chiến cạnh tranh bán hàng hiện nay, một số doanh nghiệp đia ốc đã quyết định xây thô xong rồi mới mở bán. Tại Tp.HCM có thể kể đến như dự án The Southern Dragon (quận Tân Phú), Him Lam Riverside (quận 7),.... hay gần đây nhất là dự án La Astoria trên đường Nguyễn Duy Trinh (quận 2). 



Xuất hiện xu hướng một số  doanh nghiệp đia ốc đã quyết định xây thô xong rồi mới mở bán
Xuất hiện xu hướng một số 
doanh nghiệp đia ốc đã quyết định xây thô xong rồi mới mở bán


 Bà Đỗ Thu Hằng, Trưởng bộ phận nghiên cứu của Savills Việt Nam đánh giá, nguyên nhân của xu hướng này là trong bối cảnh cạnh tranh chủ đầu tư muốn khẳng định uy tín cũng như tiềm lực tài chính. Đồng thời, cũng có thể chủ đầu tư nhìn thấy tiềm năng tăng giá từ dự án nên chưa muốn bán ngay từ khi xây dựng mà đợi đến khi dự án đã hoàn thiện mới bung hàng. hoàn thiện dự án trước khi mở bán Trong cuộc chiến cạnh tranh bán hàng hiện nay, xuất hiện xu hướng một số doanh nghiệp đia ốc đã quyết định xây thô xong rồi mới mở bán Đứng ở phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Thành Đạt, Giám đốc An Việt Real cho rằng, đối với các doanh nghiệp Việt Nam, cơ cấu vốn đầu tư thường bao gồm vốn huy động từ khách hàng và ngân hàng.

Xem thêm:
 Bất động sản cần tái cơ cấu lại sản phẩm

Rất khó có khả năng xây nhà, ra sổ xong mới bán. Nhưng các doanh nghiệp nội cũng ngày càng ý thức việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện pháp lý nhanh, sẽ giúp gia tăng giá trị cũng như uy tín trong mắt khách hàng. Đồng quan điểm với ông Đạt, Chủ tịch HĐQT Phu Vinh Investment Phan Công Chánh nhìn nhận, với những doanh nghiệp chưa được nhiều người biết đến, thương hiệu chưa mạnh thì “làm tốt hơn nói”. Tức là họ sẽ chứng minh cho khách hàng thấy bằng tiến độ và việc hoàn thiện về pháp lý trên thực tế hơn là chuyện tập trung PR trên các kênh truyền thông đại chúng. Chỉ khi được thị trường biết đến tên tuổi, thương hiệu, uy tín qua những dự án thực tế, thì khả năng họ huy động vốn sớm từ khách hàng mới có thể thực hiện được.

 Ở góc độ khác, ông Đỗ Thế Hiển, Giám đốc Công ty Vina House đánh giá, nếu doanh nghiệp xây nhà, ra sổ xong mới bán ra thị trường thì khách hàng sẽ phải chịu giá cao, trong khi số tiền tích lũy có thể họ phải gửi ngân hàng với lãi suất thấp. Trường hợp khách hàng đầu tư thì cơ hội lợi nhuận sẽ không cao, vì nhiều lý do, chẳng hạn: Dự án đã hiện hữu, mọi thứ đã được nhìn nhận đúng tiềm năng, tiến độ thanh toán gấp hơn… Theo ông Hiển, đối với chủ đầu tư, nếu thực sự có tiềm lực tài chính thì việc hoàn thiện sản phẩm trước khi tung ra thị trường là 1 lợi thế. Nhưng điều này cũng không phải là không có rủi ro. Thởi gian thi công dự án đến khi hoàn thiện có thể kéo dài hơn 2 năm. Trong thời gian đó có rất nhiều biến động thị trường. Nếu xây xong mới bán thì chủ đầu tư khó có cơ hội cơ cấu lại sản phẩm cho phù hợp với thị trường ở thời điểm bán. Như vậy, khả năng chôn vốn sẽ rất lớn.

 Dự án Kenton Residence tại Tp.HCM vẫn còn là 1 bài học về câu chuyện quá cầu toàn trong kinh doanh. Đặt giả thiết nếu như chủ đầu tư mở bán khi dự án vừa xong móng, thời điểm thị trường đang ở "cơn sốt" 2007 thì có lẽ dự án đã bán hết. Song, chủ đầu tư đã không bán ở thời điểm đó mà họ tiếp tục xây dựng gần xong phần thô mới tung ra thị trường. Đến lúc này thị trường đã xuống dốc và kết quả là dự án đã “bất động” nhiều năm nay. Việc hồi sinh dự án này là cả vấn đề lớn vì không dễ điều chỉnh sản phẩm.

 (Theo Trí thức trẻ)

Bất động sản cần phải tái cơ cấu lại sản phẩm

Giao dịch chững lại, thị trường bất động sản có dấu hiệu khó khăn khiến nhiều chủ đầu tư phải giảm giá bán. Ngày 2.10, tại buổi ký kết tài trợ tín dụng giữa Vietcombank và Công ty cổ phần thương mại địa ốc Việt (Vietcomreal), ngoài việc được ngân hàng này cam kết tài trợ 1.500 tỉ đồng để phát triển các dự án, Vietcomreal còn công bố mở bán hơn 250 căn hộ của dự án Viva Riverside (mặt tiền đại lộ Võ Văn Kiệt, Q.6, TP.HCM). 

Nhiều dự án "Khó bán" phải giảm giá 

Điều đáng nói, trong đợt mở bán lần này mức giá chủ đầu tư đưa ra chỉ 21 triệu đồng/m2, thay vì mức giá khoảng 28 triệu đồng/m2 như lần mở bán trước đó. Như vậy, mức giá này giảm khoảng 20% so với lần mở bán trước và cũng rẻ hơn khoảng 30% so với giá bán các dự án cùng khu vực. Không những vậy, khi khách hàng mua nhà còn được tài trợ vay vốn lên đến 70% giá trị căn hộ, với lãi suất 0%; chỉ cần thanh toán 20% giá trị căn hộ là có thể nhận nhà ở. Khách hàng còn được chủ đầu tư miễn phí quản lý chung cư trong 5 năm. Vietcomreal cũng cho biết trong thời gian tới sẽ triển khai hàng loạt dự án tại các quận: 4, 5, 8... trên diện tích khoảng 30.000 m2 đất, tổng vốn đầu tư khoảng 500 triệu USD. Kế hoạch triển khai các dự án này cũng sẽ thay đổi, thay vì tập trung làm căn hộ cao cấp như trước, một số dự án sẽ được chuyển sang xây dựng căn hộ bình dân.

Như dự án tại Q.8, mức giá dự kiến đưa ra khoảng hơn 1 tỉ đồng/căn hộ. Tại dự án Lucky Palace (Q.6) trước đây bán giá bình quân khoảng 34 triệu đồng/m2, nay chủ đầu tư cũng giảm giá bán bình quân xuống còn khoảng 27 triệu đồng/m2. Hình thức giảm giá bán không trực tiếp mà thông qua các chương trình khuyến mãi, tặng gói nội thất... Chủ đầu tư một dự án bất động sản (BĐS) khác ở mặt tiền đường Âu Cơ, Q.Tân Phú hiện cũng đang giảm giá bán căn hộ của mình khoảng 10% so với giá bán trước đây, vì tiêu thụ rất chậm mặc dù hiện nay dự án đã cất nóc, đang trong giai đoạn hoàn thiện. Theo một đơn vị môi giới dự án này, dự án nằm ngay mặt tiền đường Âu Cơ, có vị trí rất đẹp, giá bán đưa ra khoảng 23 triệu đồng/m2 đã bị khách hàng chê đắt. Chính vì vậy, để đẩy được hàng, thu hồi vốn, chủ đầu tư đã âm thầm giảm giá bán. Giảm lợi nhuận để bán được hàng Theo bà Nguyễn Thị Phước, Tổng giám đốc Vietcomreal, việc giảm giá bán không phải công ty giảm chất lượng, cắt giảm tiện ích mà chỉ là cơ cấu lại chính sách bán hàng cho phù hợp với thị hiếu, nhu cầu của khách hàng. Nói cách khác là bán cái khách hàng cần chứ không phải bán cái mình có. Cụ thể, mức giá trước đây công ty đưa ra là căn hộ hoàn thiện, nhưng nay công ty điều chỉnh lại giá bán thành giao nhà thô để khách hàng có thể tự thiết kế nội thất theo ý thích và khả năng tài chính của mình.

Trong báo cáo về tình hình thị trường BĐS 6 tháng đầu năm, Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) cho biết so sánh với năm 2015, là năm mà thị trường BĐS TP đã có sự tăng trưởng rất mạnh, thì 6 tháng đầu năm 2016 thị trường đã có dấu hiệu chững lại, tiềm ẩn những yếu tố gây bất ổn. Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, phân tích: Khi thị trường bị khủng hoảng, đóng băng thì các doanh nghiệp thường đưa ra phương hướng bán lỗ để cắt lỗ. Hiện thị trường chưa đến mức đó nhưng nay cũng đã có những chủ đầu tư giảm lợi nhuận bằng cách giảm giá bán để bán được hàng, tạo thanh khoản. Từng dự án đảm bảo thanh khoản, thì công ty sẽ an toàn. “Thị trường chưa xấu đến mức phải tháo chạy, bán lỗ để rút vốn như trước đây, nhưng cũng đang cơ cấu lại giá bán, giảm lợi nhuận kỳ vọng để thu hồi vốn vì các công ty đang chịu áp lực trả nợ ngân hàng”, ông Châu cho biết. Ông Châu cũng khuyến nghị các doanh nghiệp BĐS từ nay đến những năm sau sẽ còn nhiều khó khăn, nhất là khi chính sách siết tín dụng bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2017. Vì vậy, doanh nghiệp cần quan tâm nhà ở thương mại có giá trung bình, căn hộ quy mô vừa và nhỏ hợp túi tiền của đại đa số người dân.

Theo Báo Thanh Niên