Các doanh nghiệp vận tải tỏ ra lo lắng về tình trạng vắng khách do người dân chưa có thói quen về bến mới.
15
Các phương tiện đã hoạt động ổn định tại Bến xe Gia Lâm tuy nhiên lượng khách khi xuất bến còn thấp. Có chuyến không có khách nào. Đến thời điểm này, sau khoảng 10 ngày, hầu hết doanh nghiệp (DN) đều đã ký hợp đồng với các bến xe (BX) được điều chuyển đến.
Xử nghiêm xe khách không vào bến, chạy dù |
Tuy nhiên, hầu hết vẫn bày tỏ lo lắng về tình trạng vắng khách do người dân chưa có thói quen về bến mới. Thực tế sau khi điều chuyển, lượng khách mua vé lên xe giảm nặng nề. Trong tổng số 133 nốt xe được điều từ bến xe số 3 Lương Yên về BX Gia Lâm chủ yếu của hai nhà xe Đức Phúc chạy tuyến Hà Nội - Quảng Ninh (40 nốt) và nhà xe Hoàng Hà chạy tuyến Hà Nội - Thái Bình (60 nốt).
Xem thêm:
- Bến xe Lương Yên đóng cửa liệu có chấm dứt tình trạng HUNG THẦN trên QL 5
- Hà Nội quyết di dời bến xe số 3 Lương Yên trong tháng 7
- Xoá sổ BX số 3 Lương Yên - Xe khách "SỐNG" ở đâu
Ghi nhận của PV Báo Giao thông tại BX Gia Lâm, số khách lên xe của hai nhà xe này đều rất thấp, có những chuyến khi xuất bến chỉ có 1-2 người. Một lái xe của nhà xe Đức Phúc bày tỏ: “Trước đây, BX số 3 Lương Yên gần trung tâm, đi lại thuận lợi, nhưng nay ra Gia Lâm phải bắt xe buýt để sang, xa hơn nên hành khách ngại đi”.
Mới đây, Hiệp hội Vận tải Hà Nội có văn bản đề xuất UBND TP Hà Nội nối dài điểm cuối một số tuyến, thay vì quay đầu ở BX Giáp Bát có thể cho quay đầu ở BX Nước Ngầm. Bên cạnh đó, kéo dài một số tuyến để đi qua cổng BX Nước Ngầm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại và giúp các DN vận tải hoạt động tại đây kinh doanh thuận lợi hơn. Hiệp hội Vận tải Hà Nội cũng đề nghị các cấp có thẩm quyền quyết định sớm kéo dài tuyến buýt 32 (Nhổn - Giáp Bát) xuống BX Nước Ngầm để tạo điều kiện cho việc thực hiện quy hoạch Bắc - Bắc, Nam - Nam.
Chúng tôi sẽ cố gắng tuyên truyền, nâng cao chất lượng… để hành khách biết tới và đi xe của mình”, đại diện Công ty TNHH Hà Sơn - Hải Vân nói. Tương tự, các nhà xe chuyển về BX Nước Ngầm có lộ trình chạy về Xuân Trường (Nam Định) cũng cho biết, do phải khai thác tuyến mới nên lượng khách giảm hơn một nửa. Tuy nhiên, có một số ít DN đã hoạt động ổn định sau khi về bến mới. Ông Hoàng Văn Dinh, Giám đốc Công ty TNHH thương mại Đoàn Xuân có 24 nốt và 720 chuyến/tháng tuyến Hà Nội - Hải Phòng cho biết, trước đây công ty đã có chi nhánh hoạt động ở BX Yên Nghĩa nên sau khi được điều chuyển từ BX Lương Yên về đây không gặp nhiều khó khăn. Đại diện Công ty TNHH Vận tải Hoàng Long chạy tuyến Hà Nội - Hải Phòng mới điều chuyển về BX Nước Ngầm cũng cho biết, lưu lượng khách tương đối ổn định so với khi ở BX Lương Yên, trung bình khoảng 30 khách cho mỗi lần xuất bến. Sau 10 ngày điều chỉnh tuyến, các DN vận tải đều đã ký hợp đồng với các bến xe. Tuy nhiên theo phản ánh, hiện có một đơn vị là Công ty TNHH Hưng Thành có lộ trình chạy Yên Nghĩa - Sa Pa có 2 nốt/60 chuyến/tháng đã ký hợp đồng với BX Yên Nghĩa nhưng chưa điều xe về hoạt động. Trao đổi với Báo Giao thông, ông Đào Việt Long, Trưởng phòng Quản lý Vận tải (Sở GTVT Hà Nội) cho biết, DN này chưa cho xe vào BX Yên Nghĩa chạy vì họ vừa gửi công văn đề nghị lên Sở GTVT Hà Nội cho phép điều chỉnh lại giờ xuất bến để phù hợp với mục đích kinh doanh của DN. Sở GTVT cũng cân nhắc trước khi chấp thuận.
Trong khi đó, ông Đào Việt Long cũng cho biết, các DN di dời từ BX Lương Yên về 3 BX ở Hà Nội hoạt động tương đối ổn định, nhất là các DN về hoạt động tại BX Gia Lâm. Các DN đang chủ động nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút hành khách mới. “Sở GTVT cũng yêu cầu các BX tiếp nhận phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các DN được điều chuyển về, hạn chế tối đa cạnh tranh không lành mạnh, gây mất trật tự”.
Khi phát hiện, Sở GTVT sẽ xử lý nghiêm. Giám đốc BX Nước Ngầm Nguyễn Văn Lập cũng khẳng định, sẽ hỗ trợ DN mới về qua các khoản lệ phí ra - vào bến, các dịch vụ hỗ trợ vận tải bằng cách miễn phí tháng đầu tiên; Giảm 50% vào tháng thứ hai. Nếu DN tiếp tục gặp khó khăn, có thể kiến nghị để bến có phương án cụ thể để giải quyết các vấn đề trên.